Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp tại Úc

Ngày cập nhật: 14/09/2021
Các loại hình doanh nghiệp Úc (banner
Thành lập và vận hành doanh nghiệp tại Úc là mong muốn của hầu hết các anh chị nhà đầu tư định cư Úc để tạo dựng nguồn thu nhập ổn định cho cuộc sống của gia đình mình tại đất nước mới. Để bắt đầu kinh doanh, một trong những quyết định quan trọng chính là lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Việc lựa chọn loại hình nào sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc quản lý, trách nhiệm pháp lý, báo cáo, chính sách thuế của doanh nghiệp, và tác động trực tiếp đến lợi nhuận, thu nhập của chủ doanh nghiệp. Có bốn loại hình doanh nghiệp tại Úc là Soletrader (Doanh nghiệp tư nhân), Partnership (Hợp danh), Company (Công ty cổ phần), Trust (Quỹ tín thác). Bài viết này sẽ cung cấp cho anh chị nhà đầu tư những thông tin cơ bản về từng loại hình.

1. Sole Trader - Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân theo luật của Úc chính là một cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh. Cá nhân này tự quản lý vận hành, và là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Đây là loại hình đơn giản nhất và có chi phí thiết lập, vận hành thấp nhất.

  • Đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải đăng ký mã số kinh doanh (Australian Business Number – viết tắt ABN), trừ khi sở hữu muốn sử dụng tên khác với tên riêng của mình.
  • Trách nhiệm pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân không hình thành một pháp nhân riêng biệt. Nghĩa là tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp cũng chính là của chủ doanh nghiệp, không tách biệt nhau ra. Chủ doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý trên toàn bộ tài sản cá nhân của mình.
  • Thuế: không phải khai báo và đóng thuế doanh nghiệp.Toàn bộ thu nhập từ doanh nghiệp tư nhân được xem như thu nhập cá nhân của chủ sở hữu, khai báo và đóng thuế thu nhập cá nhân.
  • Báo cáo: Không yêu cầu báo cáo chính thức, chỉ phải báo cáo thu nhập từ việc kinh doanh trong tờ khai báo thuế thu nhập cá nhân.
  • Sử dụng lao động: Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn sức khỏe và đóng tiền quỹ hưu trí cho nhân viên (nếu có)

Loại hình này phù hợp với những việc kinh doanh đơn giản, cần ít vốn hoặc để một cá nhân thử một ý tưởng kinh doanh mới trước khi thành lập một doanh nghiệp hoàn chỉnh hơn.

2. Partnership - Hợp danh

Hợp danh là cấu trúc doanh nghiệp gồm ít nhất 2 thành viên cùng vận hành kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận/thua lỗ. Như doanh nghiệp tư nhân, hợp danh cũng khá đơn giản và tiết kiệm chi phí để thiết lập và vận hành.

  • Có 3 loại hợp danh chính:
    1. General Partnership (GP) – là loại hợp danh mà tất cả thành viên đều có trách nhiệm và quyền hạn quản lý như nhau trong doanh nghiệp, và mỗi thành viên sẽ tự chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn (trên tất cả tài sản cá nhân) cho tất cả những nghĩa vụ và khoản nợ phát sinh của chính mình.
    2. Limited Partnership (LP) – là loại hợp danh gồm thành viên hợp danh (general partners) quản lý vận hành và đưa ra quyết định trong các hoạt động của doanh nghiệp, và thành viên hữu hạn (limited partners) chỉ góp vốn thụ động và không giữ vai trò gì trong doanh nghiệp. Tất cả các thành viên đều chỉ chịu trách nhiệm pháp lý giới hạn trong khoản vốn đã góp vào doanh nghiệp.
    3. Incorporated Limited Partnership (ILP) – là loại hình hợp danh gồm ít nhất một thành viên hợp danh (general partner) chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn cho các nghĩa vụ và khoản nợ của doanh nghiệp, và các thành viên hữu hạn (limited partners) chỉ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình.
  • Đăng ký doanh nghiệp: bắt buộc phải đăng ký mã số kinh doanh (Australian Business Number – viết tắt ABN)
  • Trách nhiệm pháp lý: Tùy loại hợp danh và vai trò của từng thành viên.
  • Thuế: Cần khai báo thuế hàng năm nhưng không đóng thuế doanh nghiệp. Thu nhập được chia về cho từng thành viên để khai báo và đóng thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, hợp danh cũng cần phải đăng ký khai báo thuế giá trị gia tăng (GST) nếu phát sinh doanh thu từ 75.000 AUD trở lên
  • Báo cáo: Không yêu cầu báo cáo chính thức, chỉ phải báo cáo thu nhập từ việc kinh doanh trong tờ khai báo thuế thu nhập cá nhân.
  • Sử dụng lao động: có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn sức khỏe và đóng tiền quỹ hưu trí cho nhân viên (nếu có). Từng thành viên cũng phải đóng tiền quỹ hưu trí cho bản thân mình.

Cấu trúc này phù hợp với việc kinh doanh có nhiều chủ sở hữu, cho nhóm các chuyên gia hợp tác cùng nhau như các luật sư, hoặc một nhóm người muốn thử ý tưởng kinh doanh của họ trước khi thành lập một doanh nghiệp hoàn chỉnh hơn.

3. Company - Công ty cổ phần

Công ty là một pháp nhân riêng biệt, tách rời khỏi chủ doanh nghiệp, sở hữu tài sản, phát sinh nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý riêng hoàn toàn. Tài sản cá nhân của các thành viên sở hữu công ty (cổ đông) sẽ được bảo vệ tốt hơn và không phải chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của doanh nghiệp.

Thành lập và vận hành công ty sẽ phức tạp và tốn kém hơn 2 loại hình trên, cũng như có nghĩa vụ báo cáo nghiêm ngặt hơn. Bù lại, công ty có khả năng huy động và tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng hơn.

  • Đăng ký doanh nghiệp: bắt buộc phải đăng ký mã số công ty (Australian Company Number – viết tắt ACN) và mã số kinh doanh (Australian Business Number – viết tắt ABN)
  • Trách nhiệm pháp lý: chịu trách nhiệm pháp lý riêng biệt đối với các nghĩa vụ và khoản nợ phát sinh của công ty, giới hạn trên các tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, không ảnh hưởng tài sản cá nhân của các cổ đông. Tuy nhiên, giám đốc công ty (có thể không phải cổ đông) có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi phạm pháp của mình.
  • Thuế: Toàn bộ thu nhập kiếm được sẽ thuộc về công ty, công ty phải khai báo và đóng thuế doanh nghiệp 25-30% hàng năm. Cổ đông khi nhận lợi nhuận chia về cho mình phải khai báo và đóng thuế thu nhập cá nhân một lần nữa. Đây là một điểm cần lưu ý cân nhắc khi quyết định thành lập công ty.
  • Báo cáo: Được yêu cầu phải làm báo cáo hoạt động công ty, và đóng phí kiểm tra công ty hàng năm. Giám đốc công ty phải làm báo cáo khả năng thanh toán (solvency) hàng năm.
  • Sử dụng lao động: có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn sức khỏe và đóng tiền quỹ hưu trí cho nhân viên, bao gồm các cổ đông là giám đốc của công ty.

Loại hình này phù hợp với việc kinh doanh có rủi ro trung bình đến cao, doanh thu có thể biến động nhiều và có nhu cầu huy động nguồn vốn lớn.

4. Trust - Quỹ tín thác

Đây là loại hình phức tạp nhất và tốn kém nhất để thiết lập và vận hành, nhưng cũng là loại hình bảo vệ tài sản cá nhân và giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ thuế tốt nhất cho các thành viên.

Người được ủy thác (Trustee) sẽ là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của Quỹ tín thác. Người được ủy thác có thể là cá nhân hoặc một tổ chức/công ty, nhưng thường sẽ là công ty để đạt được hiệu quả và lợi thế cao nhất. Quỹ tín thác sẽ vận hành việc kinh doanh và chia lợi nhuận về cho những người thụ hưởng (các chủ doanh nghiệp/nhà đầu tư)

  • Đăng ký doanh nghiệp: bắt buộc phải đăng ký mã số kinh doanh (Australian Business Number – viết tắt ABN)
  • Trách nhiệm pháp lý: Người được ủy thác chịu mọi trách nhiệm pháp lý của quỹ. Khi người được ủy thác là một công ty (company), trách nhiệm pháp lý được kiểm soát và bảo vệ tốt nhất cho các thành viên của quỹ.
  • Thuế: Phải khai báo thuế hàng năm và có thể phải đóng thuế đối với một số khoản chia lợi nhuận tùy vào đối tượng thụ hưởng của quỹ. Lợi nhuận kinh doanh từ hoạt động kinh doanh của quỹ không bị đánh thuế doanh nghiệp mà được chia về cho các người thụ hưởng để chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Báo cáo: Cần phải có chứng thư ủy thác (Trust Deed) thể hiện rõ cách thức hoạt động của Quỹ và thực hiện các thủ tục hành chính, báo cáo khá phức tạp hàng năm.
  • Sử dụng lao động: có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn sức khỏe và đóng tiền quỹ hưu trí cho nhân viên.

Quỹ tín thác là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt của Úc, có nhiều ưu điểm và mang lại lợi ích lâu dài cho chủ sở hữu, đáng để các anh chị nhà đầu tư tìm hiểu, tham vấn các chuyên gia tài chính để áp dụng cho việc kinh doanh của mình tại Úc.

Đến với một thị trường mới, chắc hẳn nhiều anh chị nhà đầu tư sẽ không khỏi băn khoăn không biết nên chọn loại hình nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng sẽ có nhiều vấn đề trăn trở khác như kinh doanh ngành nghề gì, có nên mua lại doanh nghiệp đang hoạt động hay không, quản lý vận hành kinh doanh ra làm sao… 

Với kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài và quốc tịch toàn cầu, cùng mạng lưới đối tác có năng lực chuyên môn cao, IMM Group chắc chắn sẽ là cố vấn đắc lực cho các anh chị nhà đầu tư với hai dịch vụ chuyên biệt Thành lập công ty tại nước ngoài Tìm kiếm, thẩm định, mua lại, vận hành doanh nghiệp tại nước ngoài (M&A).

Tìm hiểu thêm:
  1. So sánh các chương trình đầu tư định cư Úc tại đây.
  2. Dịch vụ Thành lập công ty nước ngoài tại đây.
  3. Dịch vụ Tìm kiếm, Mua lại doanh nghiệp nước ngoài (M&A) tại đây.

IMM Group.

Bạn thấy bài viết có hữu ích không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thành lập doanh nghiệp tại Mỹ chỉ trong 3 ngày

02/03/2022
Thành lập doanh nghiệp ở Mỹ tại bang Delaware không chỉ nhanh gọn mà còn mang đến cho nhà đầu tư hình ảnh và vị thế khác biệt khi giao dịch với các đối tác Mỹ cũng như toàn cầu, tạo niềm tin trong việc bán hàng cho thị trường nội địa Mỹ.

Chính phủ Úc mở cửa chào đón nhà đầu tư
Những lựa chọn tốt nhất năm 2022

31/12/2021
Hiện tại có rất nhiều cánh cửa để người Việt trực tiếp giao thương, nhận các lợi ích từ nước Úc. IMM Group giới thiệu các dịch vụ được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất.  

Những vấn đề doanh nhân Việt Nam cần biết khi thành lập doanh nghiệp tại Úc

02/12/2021
Việc đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Úc ngày càng phổ biến đối với nhà đầu tư Việt Nam, với mục đích mở rộng kinh doanh sang Úc đơn thuần hoặc kết hợp với việc thực hiện hồ sơ định cư Úc diện doanh nhân cho cả gia đình.

Thành lập công ty tại Singapore có những lợi ích gì?

15/11/2021
Đất nước có diện tích nhỏ nhưng phát triển nhanh chóng, là cách tốt nhất để mô tả về Singapore. Đất nước này từ lâu đã được biết đến như một trung tâm tài chính lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu hành trình khởi nghiệp. Hãy cùng IMM Group tìm […]

Những lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp ở Delaware, Mỹ

15/11/2021
Với chính sách thuế ưu đãi cùng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp ở Mỹ tại bang Delaware mang đến cho nhà đầu tư rất nhiều quyền lợi và ưu thế.

Những vấn đề nhà đầu tư Việt Nam có thể chưa biết khi thành lập doanh nghiệp tại Úc

15/11/2021
Việc đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Úc ngày càng phổ biến đối với nhà đầu tư Việt Nam, với mục đích mở rộng kinh doanh sang Úc đơn thuần hoặc kết hợp với việc thực hiện hồ sơ định cư Úc diện doanh nhân cho cả gia đình.

VnExpress – Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới (RCEP) có hiệu lực từ đầu 2022

05/11/2021
Với việc vừa được Australia và NewZealand phê chuẩn, RCEP - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới - sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022.

Sự tự do toàn cầu – Đặc quyền xứng đáng của doanh nhân Việt Nam

12/10/2021
IMM Group tin rằng: “nơi xuất thân của một người không quyết định giá trị hay vị trí của họ trong xã hội”. Niềm tin này được minh chứng qua câu chuyện vượt lên số phận, từ hoàn cảnh khó khăn để vươn lên tạo dựng sự nghiệp của anh Trần Văn Tỉnh (Tony Tinh), doanh nhân, Nhà sáng lập IMM Group. Đó cũng là lý do để chúng tôi tiếp tục sứ mệnh tư vấn, hỗ trợ các doanh nhân, nhà đầu tư Việt Nam lấy thêm quốc tịch, thường trú, thành lập doanh nghiệp nước ngoài, và kế hoạch bảo vệ gia sản, kế thừa trong nhiều năm qua. 

Kinh doanh tại Úc sau khi nhập cư

14/09/2021
Một trong những mối quan tâm của các anh chị nhà đầu tư định cư Úc là tạo dựng một nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mình ngay tại Úc. Phương án được nhiều anh chị nghĩ đến đầu tiên chính là kinh doanh.

Chương trình nhà đầu tư toàn cầu của Singapore: đề án cấp thẻ thường trú nhân cho nhà đầu tư

24/08/2021
Nhà đầu tư có thể làm hồ sơ xin cấp thẻ thường trú nhân (PR) của Singapore nếu đã sẵn sàng đầu tư vào đất nước này và dùng những kỹ năng kinh doanh đã được công nhận để hỗ trợ các khoản vốn của mình.

Đề án cấp Visa cho doanh nhân (EntrePass) tại Singapore

24/08/2021
Nếu bạn là một doanh nhân đang tìm kiếm cơ hội để thành lập công ty tại Singapore, thì có thể bạn đã đủ điều kiện để làm hồ sơ xin Visa EntrePass.

Kinh doanh tại Mỹ sau khi nhập cư

23/08/2021
Kinh doanh tại Mỹ là một trong những phương án phổ biến dành cho các nhà đầu tư định cư để tạo dựng một nguồn thu nhập ổn định ngay tại Mỹ.

Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ

23/08/2021
Hầu hết nhà đầu tư thực hiện hồ sơ định cư Mỹ đều muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh sau khi gia đình đã ổn định tại đất nước mới.

Mỹ, Úc, Canada, châu Âu – Những thành tựu lớn trong việc triển khai vaccine toàn thế giới

28/05/2021
Tính đến ngày 27/05/2021, hơn 1,78 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn thế giới. Tương đương với 23 liều tính trên 100 người. Theo đó, có khoảng cách rõ rệt giữa các chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 ở các quốc gia.

Thành lập công ty tại nước ngoài (công ty offshore) có những lợi ích gì?

27/05/2021
Công ty tại nước ngoài (công ty offshore) là các công ty được đăng ký bên ngoài quốc gia mà chủ sở hữu đang cư trú. Mở công ty để lấy tư cách pháp nhân nước ngoài không phải là một khái niệm xa lạ. Nhưng gần đây, các chủ doanh nghiệp Việt Nam đã […]

Yêu Cầu Tư Vấn

IMM Group hân hạnh được phục vụ Anh/Chị. Anh/Chị vui lòng để lại thông tin theo các câu hỏi bên dưới, chuyên viên tư vấn của IMM sẽ liên hệ để tư vấn chi tiết, và hỗ trợ đánh giá khả năng thành công của hồ sơ.

Chúng tôi cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân và chỉ sử dụng thông tin mà Anh/Chị cung cấp cho mục đích tư vấn hồ sơ gia đình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Xác minh OTP
Hãy nhập ký tự gửi về số điện thoại
Thời gian còn lại:
Gửi lại OTP

NHU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phục vụ bằng giá trị chân chính