Hiểu về nước Mỹ

Thông tin cơ bản về nước Mỹ. Kiến thức về Thuế, Kinh doanh, Cuộc sống tại Mỹ, Những điều cần biết dành cho người mới sang.

Kiến thức, thông tin được tổng hợp bởi IMM Group
Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 01/12/2021

Giấc mơ Mỹ” – niềm tin về một xã hội tự do, bình đẳng, một vùng đất của cơ hội cho tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, nguồn gốc hay chủng tộc. Nơi mà người dân trên toàn thế giới đều muốn đến để có một cuộc sống thịnh vượng, một tương lai tốt đẹp hơn cho mình và các thế hệ về sau.

Đây là chuyên trang IMM Group tổng hợp các thông tin hữu ích dành cho những Anh Chị, nhà đầu tư quan tâm đến nước Mỹ và đang dự định sang du lịch, gửi con cái du học, làm việc hoặc mục tiêu cho cả gia đình sang Mỹ định cư. Hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp ích cho quý nhà đầu tư và gia đình trong việc lên kế hoạch chuẩn bị định cư Mỹ trong thời gian tới.

>> Thông tin hữu ích: Tìm hiểu chương trình đầu tư lấy thẻ xanh định cư Mỹ.

 

Cuộc sống tại Mỹ

Chia sẻ:

Quy trình và thủ tục tìm thuê nhà ở Mỹ sau khi nhập cư

Khi đã có thẻ xanh chuẩn bị sang định cư Mỹ, chỗ ở luôn là nỗi băn khoăn đầu tiên của nhiều gia đình nhà đầu tư. Khi chưa tìm mua được căn nhà ưng ý, thuê nhà ở Mỹ là giải pháp nhanh chóng và tiện lợi.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 11/10/2021  |  Thời gian đọc: 12'

Những cách tìm thuê nhà ở Mỹ

Quy trình và thủ tục tìm thuê nhà ở Mỹ sau khi nhập cư

Anh chị có thể tìm các căn nhà đang cho thuê tại Mỹ bằng những cách sau:

  • Tìm những căn nhà đang được chào thuê trên mạng Internet là cách dễ dàng và tiện lợi để tìm căn hộ cho thuê.
  • Hỏi thăm người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp – những người đã sinh sống lâu năm tại Mỹ để được giới thiệu những căn tốt.
  • Tìm những nhà có treo bảng “Căn hộ cho thuê” (Apartment available) hoặc “Cho thuê” (For rent) tại gần khu vực mà anh chị dự định sinh sống.
  • Tìm các thông báo “Cho thuê” tại những nơi công cộng, như bảng tin tại các trung tâm văn hóa cộng đồng.
  • Tìm thông tin trên báo, ở các trang liệt kê “Căn hộ cho thuê” (Apartments for rent) hoặc “Nhà cho thuê” (Homes for rent).
  • Tìm đến các văn phòng bất động sản hay liên hệ nhân viên môi giới bất động ở khu vực anh chị sinh sống để được tư vấn.

Những điều cần lưu ý về quy trình và thủ tục thuê nhà

Khi đã tìm được căn nhà ưng ý, anh chị cần lưu ý các thủ tục và quy trình dưới đây trước khi chuyển đến. Đây là những thông tin rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi và tránh các tranh chấp xảy ra trong quá trình thuê nhà:

  • Nộp đơn đấu thầu thuê nhà: Ở Mỹ, khi anh chị đã tìm thấy căn hộ cho thuê phù hợp, anh chị cần phải đấu thầu yêu cầu cho thuê của mình. Để đấu thầu, chủ nhà hoặc người quản lý bất động sản sẽ đề nghị anh chị điền đơn xin thuê nhà ở Mỹ. Trong đơn này, anh chị cần chứng minh được bản thân có khả năng trang trải ít nhất tiền thuê tháng đầu tiên và tiền đặt cọc. Anh chị cần điền số An sinh xã hội, kèm theo các giấy tờ chứng minh rằng anh chị đang có việc làm hay có đủ khả năng chi trả.  Thẻ tín dụng và lý lịch cũng sẽ được kiểm tra cẩn thận.
    Anh chị có thể sử dụng Thẻ thường trú nhân (thẻ xanh Mỹ), nếu anh chị chưa có số An sinh xã hội. Hoặc anh chị có thể xuất trình cuốn phiếu lương để chứng minh mình đang có việc làm. Nếu vẫn chưa đi làm, người thuê có thể nhờ ai đó ký tên chung vào bản hợp đồng thuê nhà. Người này sẽ có trách nhiệm trả tiền thuê nhà khi người thuê không thể chi trả.
  • Ký hợp đồng thuê nhà: Hợp đồng thuê nhà là một văn bản pháp luật giữa người cho thuê và người thuê. Hợp đồng thuê nhà ở Mỹ thường được ký kết trong 6 tháng hoặc 1 năm. Khi ký hợp đồng thuê nhà, người thuê đồng ý thanh toán tiền nhà đúng hạn và đồng ý thuê trong một thời gian nhất định.
  • Đặt tiền cọc thuê: Tương tự như ở Việt Nam, người thuê nhà ở Mỹ cũng thường phải đặt tiền thế chân trước khi chuyển vào. Số tiền này thường bằng số tiền thuê 1 tháng. Khi trả nhà, anh chị sẽ nhận lại tiền cọc nếu nhà vẫn trong tình trạng tốt, không có gì bị hư hỏng. Nếu không, chủ nhà có thể giữ một phần hoặc toàn bộ số tiền để trả cho việc lau dọn hoặc sửa chữa.
  • Trả các chi phí khác khi thuê nhà: Tùy theo quy định của chủ nhà mà tiền thuê đã, hoặc chưa bao gồm những chi phí tiện ích như gas, điện, nước và chi phí đổ rác. Khi tìm nhà, anh chị hãy trao đổi với chủ nhà xem giá thuê đã bao gồm các chi phí tiện ích chưa. Nếu đã bao gồm thì phải chắc chắn thông tin này được nêu rõ trong hợp đồng thuê nhà.
  • Kết thúc hợp đồng thuê nhà ở Mỹ: Nếu cần chấm dứt hợp đồng sớm hơn dự kiến, anh chị vẫn sẽ phải trả tiền thuê hàng tháng cho đến khi hết thời hạn hợp đồng, ngay cả khi không còn tiếp tục ở đó nữa. Cũng có trường hợp, anh chị sẽ không lấy lại được tiền thế chân nếu chuyển đi trước khi hết hợp đồng. Vì vậy, trước khi chuyển đi, hãy gửi thông báo bằng văn bản cho chủ nhà ít nhất trước 30 ngày để thông báo.
Xem chi tiết

9 điều khác biệt giữa New York và Thành phố Hồ Chí Minh

Mỹ – “Đất nước của Sự Tự do”, miền đất hứa với vô vàn những cơ hội mà bất kỳ ai cũng mong muốn được một lần trong đời chọn làm nơi để thay đổi cuộc sống, lập nghiệp, phát triển bản thân và bắt đầu một cuộc hành trình mới.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Nhắc đến nước Mỹ chắc chắn sẽ không quên nghĩ đến thành phố New York, nổi tiếng không chỉ là thành phố đông dân nhất tại Mỹ mà còn là trung tâm kinh tế, giàu có, xa hoa bậc nhất thế giới. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sân khấu hoành tráng, tòa nhà chọc trời, thư viện khủng và vố số điều thú vị khác.

Cùng IMM Group điểm qua 9 điều khác biệt giữa New York Thành phố Hồ Chí Minh qua video được trích từ kênh YouTube Vân Possible dưới đây:

Xem chi tiết

Tìm việc làm khi đến Mỹ

Sau khi đã có chỗ ở ổn định, tìm một công việc phù hợp để có thu nhập và tạo dựng cuộc sống bền vững là nhu cầu chung của hầu hết người nhập cư. Cũng như các quốc gia khác, ở Mỹ có 3 cấp độ kiếm tiền cơ bản: làm việc lao động chân tay, làm việc dựa trên năng lực, bằng cấp và đầu tư để sinh lời.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Các công việc phổ thông ở Mỹ

Thông thường, thời gian đầu ở Mỹ, việc làm dễ tìm và mang lại thu nhập ổn định cho người nhập cư là các công việc phổ thông, không yêu cầu bằng cấp; như các công việc ở các siêu thị, bán hàng, làm việc ở các hãng sản xuất. Khi lựa chọn các công việc này, người nhập cư không cần phải quá lo lắng về việc sẽ bị phân biệt hay gây khó dễ vì ở Mỹ dù làm bất kỳ công việc gì, vị thế ra sao, đều được tôn trọng và đối xử công bằng.

Các công việc này tương đối dễ tìm, người nhập cư chỉ cần liên hệ các cửa hàng, siêu thị có đăng bảng tuyển người và xin vào làm. Ngoài ra, một cách phổ biến khác là tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm miễn phí, để lại hồ sơ, số điện thoại của mình, khi có việc những nhân viên nói tiếng Việt của trung tâm sẽ sẽ liên hệ ngay.

Những công việc lao động phổ thông có điểm mạnh là dễ tìm, người nhập cư có thể bắt đầu làm ngay khi mới sang để có thêm nguồn thu nhập, nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và tích lũy thêm vốn tiếng Anh cơ bản. Ngoài ra, người nhập cư cũng có thể chọn làm các công việc này trong thời gian đầu tư học thêm về chuyên môn, tiếng Anh để sau này có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn. Tuy nhiên, nhược điểm của các công việc này là khá cực nhọc, vất vả, đặc biệt là với những ai chưa quen làm các công việc chân tay.

Các công việc chuyên môn

Với một người mới nhập cư, hầu hết mọi loại bằng cấp ở Việt Nam đều không “tương thích” trên đất Mỹ, nên tìm một công việc dựa theo năng lực, bằng cấp khá khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có các công việc mang “ngôn ngữ” chung, đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm, mà người nhập cư với kinh nghiệm phù hợp có thể làm như: các công việc khoa học lý thuyết, nhóm ngành công nghệ thông tin, mỹ thuật, nhóm ngành y tế, bác sỹ. Nếu có vốn tiếng Anh vững chắc, người nhập cư cũng có thể làm thông dịch viên hoặc phiên dịch viên ở các công ty Việt Nam tại Mỹ với mức thu nhập khá ổn định. Ngoài ra, những người Việt trẻ nhập cư Mỹ có từng học tại các trường đại học quốc tế, sử dụng tiếng Anh trong quá trình học và có bằng cấp được quốc tế công nhận thì cơ hội xin việc tại Mỹ cũng sẽ cao hơn.

Người nhập cư Mỹ có thể tìm các công việc chuyên môn bằng nhiều cách như:

  • Hỏi bạn bè, người thân hoặc những người quen ở Mỹ về những nơi đang tuyển người hoặc những nơi tốt để làm việc.
  • Tìm việc trên mạng Internet.
  • Gọi điện thoại đến Phòng Tuyển dụng hoặc Phòng Nhân sự của những doanh nghiệp trong vùng để hỏi xem họ có đang cần người hay không.
  • Đến các trung tâm việc làm của tiểu bang hoặc địa phương.

Tương tự như ở Việt Nam, để nâng cao khả năng trúng tuyển, người nhập cư nên đầu tư cho bộ hồ sơ xin việc của mình và thể hiện tốt trong vòng phỏng vấn.

Đầu tư để sinh lời

Với những người nhập cư muốn kinh doanh hoặc đầu tư tại Mỹ thì cũng có khá nhiều lựa chọn để đầu tư sinh lời. Vì ở Mỹ có mức lãi suất ngân hàng thấp và tiền thuê mặt bằng rẻ nên người nhập cư có nhiều cơ hội để làm ăn, kinh doanh. Khi đã ở Mỹ một thời gian, có một số vốn trong tay, dù chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng người nhập cư vẫn có thể hỏi xin kinh nghiệm từ bạn bè, người thân đã sống lâu năm tại Mỹ để tự thành lập doanh nghiệp kinh doanh. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Mỹ tương đối đơn giản, đã có quy trình rõ ràng từ nhân sự, thuế, hệ thống luật… nên người nhập cư không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, hiện nay còn có một hình thức đầu tư thu lợi nhuận khác cho những nhà đầu tư có nguồn vốn mạnh là mua nhà để cho thuê lấy tiền hàng tháng. Người nhập cư trước khi sang Mỹ định cư có thể liên hệ các công ty tư vấn di trú và bất động sản ở Việt Nam để được tư vấn cũng như hỗ trợ mua nhà ở Mỹ với chi phí chỉ từ 500.000 USD. Đây là một dịch vụ mà hiện tại IMM Group cũng đang thưc hiện để hỗ trợ nhà đầu tư.

Những điều cần lưu ý khi tìm việc ở Mỹ

Các điều cần lưu ý khi xin việc:

Sau khi đã tìm được việc làm phù hợp để xin ứng tuyển, hầu hết nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu người xin việc phải điền và nộp mẫu đơn xin việc. Mẫu đơn này có những câu hỏi về địa chỉ, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc trước đây.

Người xin việc cũng cần chuẩn bị lý lịch (resumé) liệt kê những thông tin cá nhân và kinh nghiệm làm việc của mình.

Một bản lý lịch tốt cần phải đáp ứng các yêu cầu như:

  • Có tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email của người xin việc;
  • Liệt kê những việc làm trước đây cùng với ngày tháng quý vị đã làm việc;
  • Thể hiện trình độ học vấn;
  • Liệt kê những kỹ năng đặc biệt;
  • Dễ đọc và không mắc lỗi chính tả.

Nếu cần nhờ người hỗ trợ để hoàn thành bản lý lịch, người nhập cư có thể tìm đến những cơ quan dịch vụ cộng đồng tại địa phương hoặc những cơ sở thương mại tư nhân.

Tham gia phỏng vấn

Cũng như ở Việt Nam, sau khi đã nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ của người ứng tuyển phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ muốn gặp mặt để trao đổi về công việc. Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, vào cuối buổi phỏng vấn, người xin việc có thể hỏi nhà tuyển dụng một vài câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn về công việc như:

  • Mỗi ngày tôi phải làm những công việc gì?
  • Tôi sẽ được đào tạo hay làm quen với công việc như thế nào?
  • Môi trường làm việc ở đây ra sao?
  • Các mặt tích cực và thử thách của công việc này là gì?

Ngoài ra, trong buổi phỏng vấn, người ứng tuyển cũng nên hỏi rõ về các quyền lợi mà mình được nhận, vì ngoài tiền lương, một số nhà tuyển dụng còn trả thêm những khoản trợ cấp như:

  • Chăm sóc y tế
  • Chăm sóc nha khoa
  • Chăm sóc nhãn khoa
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Quỹ lương hưu

Nhà tuyển dụng có thể trả một phần hoặc toàn bộ những khoản chi phí của các khoản trợ cấp này, nên quý vị cần hỏi rõ những khoản nào mà mình sẽ được nhận để đảm bảo quyền lợi.

Những thủ tục cần hoàn thành khi đã được tuyển dụng

Khi đã được tuyển dụng, vào ngày đầu đi làm, quý vị sẽ được yêu cầu điền vào một số mẫu đơn. Các mẫu đơn này bao gồm:

  • Mẫu Đơn I-9, Xác nhận hội đủ điều kiện làm việc: Theo luật, nhà tuyển dụng phải xác nhận tất cả các nhân viên mới tuyển dụng hội đủ điều kiện làm việc tại Mỹ. Vì vậy, trong ngày làm việc đầu tiên, quý vị sẽ phải điền vào Mục 1 của Mẫu Đơn I-9. Trong vòng 3 ngày làm việc, quý vị phải cung cấp cho nhà tuyển dụng giấy tờ chứng minh danh tính và giấy phép làm việc.
  • Mẫu đơn W-4, Giấy chứng nhận cho phép khấu trừ lương của nhân viên: Mẫu đơn này chứng nhận việc nhà tuyển dụng được khấu trừ thuế tạm thu và giúp quý vị xác định khoản tiền đúng để nộp cho chính quyền. Vì nhà tuyển dụng phải trừ thuế liên bang (thuế tạm thu) từ tiền lương của nhân viên để gửi lên chính quyền.
  • Những mẫu đơn khác: Quý vị cũng cần điền vào mẫu đơn cho phép khấu trừ thuế tạm thu cho tiểu bang mình đang sống và các mẫu đơn khác để sau này có thể lãnh tiền trợ cấp khi nghỉ việc hoặc về hưu.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp quý nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị thật tốt cho quá trình tìm việc làm khi định cư ở Mỹ.

Xem chi tiết

Đến Mỹ rồi đi lại như thế nào?

Đi lại là một trong những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Đối với những người vừa nhập cư đến một quốc gia khác thì tìm hiểu thông tin về việc đi lại càng quan trọng, giúp ổn định cuộc sống lâu dài.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 10'

Đi lại bằng phương tiện công cộng

Có nhiều cách đi lại tại Mỹ và cách phổ biến cũng như tiết kiệm chi phí nhất là sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm hoặc xe điện. Nếu sử dụng thường xuyên, quý vị có thể mua thẻ tàu điện ngầm hoặc xe buýt có giá trị sử dụng nhiều lần để tiết kiệm chi phí.

Hầu hết các thành phố và tiểu bang ở Mỹ đều có xe buýt, tuy nhiên xe buýt có thể hạn chế chạy vào các buổi tối và cuối tuần. Hệ thống tàu điện ngầm thường tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ như: New York, Boston, Chicago và Los Angeles…

Ngoài ra, quý vị cũng có thể lựa chọn sử dụng taxi (taxicab hay taxi) để đi lại. Tuy nhiên, chi phí đi taxi sẽ đắt hơn nhiều so với những phương tiện giao thông công cộng.

Đặc biệt, ở New York và các thành phố lớn còn có các hệ thống xe đạp công cộng để di chuyển giữa những địa điểm gần gọi là “bike share”. Người nhập cư có thể chi trả theo năm với chi phí khoảng hơn 150 USD/ 1 năm để sử dụng xe đạp công cộng trong suốt 1 năm, với mỗi lần sử dụng không quá 30 phút. Khi cần sử dụng xe đạp công cộng, chỉ cần đi đến các ki ốt lấy xe ở gần điểm đi và trả xe đúng thời gian quy định ở ki ốt gần điểm đến nhất.

Mua xe hơi và lấy bằng lái xe ở Mỹ

Sở hữu xe hơi là cách đi lại thuận tiện ở Mỹ, giúp quý vị có thể chủ động trong việc di chuyển hàng ngày. Tuy nhiên, khi mua xe hơi ở Mỹ, quý vị phải trả thêm tiền bảo hiểm xe, đăng ký xe và lấy bằng lái. Việc tắc đường vào giờ cao điểm thường xuyên diễn ra cũng khiến việc di chuyển bằng xe hơi khó khăn hơn nhiều. Do đó, quý nhà đầu tư nên cân nhắc tất cả các chi phí và lợi ích trước khi quyết định mua xe.

Tương tự như ở tất cả các quốc gia khác, bằng lái xe là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông, việc lái xe không bằng lái là vi phạm pháp luật. Nếu muốn lái xe thì quý vị phải nộp đơn xin lấy bằng lái ở tiểu bang mà quý vị đang sống.

Hãy liên hệ văn phòng tiểu bang phụ trách cấp bằng lái xe để biết thêm thông tin về các thủ tục và quy trình. Tùy theo tiểu bang mà các văn phòng này được đặt tên theo những cách khác nhau, các tên phổ biến là Department of Motor Vehicles (DMV), Department of Transportation, Motor Vehicle Administration, hoặc Department of Public Safety. Quý vị có thể tìm thông tin về những văn phòng này trong danh bạ điện thoại hoặc truy cập website: www.usa.gov/Topics/Motor_Vehicles.shtml.

Hiện một số tiểu bang đã cho phép thường trú nhân từ các quốc gia đổi bằng lái xe của nước mình sang bằng lái Mỹ. Quý vị có thể liên hệ với văn phòng chuyên trách của tiểu bang để tìm hiểu xem bằng lái xe của mình có thể chuyển đổi hay không.

Lời khuyên

Để lái xe an toàn ở Mỹ, quý vị cần lưu ý 10 lời khuyên sau đây:

  • Luôn lái xe bên phải.
  • Mang theo bằng lái và thẻ bảo hiểm đầy đủ khi tham gia giao thông.
  • Luôn thắt dây an toàn.
  • Sử dụng dây an toàn và ghế an toàn thích hợp cho trẻ em.
  • Mở đèn tín hiệu khi quẹo trái hoặc quẹo phải.
  • Tuân thủ luật giao thông và tín hiệu giao thông.
  • Tấp vào lề đường nếu có xe khẩn cấp (xe cảnh sát, xe cứu hỏa hoặc xe cứu thương) cần vượt qua.
  • Không vượt xe buýt đưa rước học sinh khi đèn tín hiệu đỏ của xe này nhấp nháy.
  • Không lái xe nếu đã uống rượu hoặc sử dụng ma túy.
  • Cẩn thận khi lái xe trong sương mù, trên đường đóng băng, mưa hoặc tuyết.

Ở Mỹ, bằng lái xe còn được sử dụng để chứng minh nhân thân. Vì vậy, ngay khi không có xe, quý vị vẫn nên học lái xe để lấy bằng lái nhằm sử dụng trong một số tình huống cần thiết.

Ngoài ra, việc quá giang xe cũng không phổ biến ở Mỹ. Ở một số nơi, việc này còn được cho là hành vi bất hợp pháp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, quý vị không nên đi nhờ xe và không cho người khác đi nhờ trên xe của mình.

Để có thể hình dung rõ hơn về cách sử dụng các phương tiện công cộng ở Mỹ như tàu điện ngầm, xe đạp công cộng hay đi bộ trong các thành phố lớn như New York, mời quý nhà đầu tư cùng theo dõi video được trích từ kênh YouTube Vân Possible dưới đây:


Những thông tin trên về việc đi lại ở Mỹ sẽ giúp quý nhà đầu tư cân nhắc và lựa chọn hình thức di chuyển phù hợp cho bản thân cũng như gia đình.

Xem chi tiết

Đến Mỹ rồi ở đâu?

Trước khi đi du lịch hay chuyển đến một nơi mới, chỗ ở luôn là vấn đề băn khoăn đầu tiên mà mọi người muốn nhanh chóng ổn định. Nếu như đi du lịch thì chỉ cần tìm và đặt trước khách sạn, thì với những người định cư tại một đất nước mới, việc tìm chỗ ở sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Vì vậy, mở đầu cho chuyên đề “Đến Mỹ rồi làm gì nữa?” sẽ là bài viết “Đến Mỹ rồi ở đâu?” với các thông tin xoay quanh việc tìm chỗ ở cho người định cư tại Mỹ.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 10'

Thuê nhà ở Mỹ

Nếu chưa có đủ chi phí để chi trả cho việc mua nhà hoặc chưa tìm được căn nhà ưng ý, quý nhà đầu tư và gia đình có thể lựa chọn hình thức thuê nhà. Tìm một nơi cho thuê ở Mỹ tương đối dễ dàng và sẽ giúp nhà đầu tư bớt được nỗi lo về chi phí so với việc mua nhà. Để dễ dàng hơn cho việc tìm nhà thuê, những người mới đến định cư tại Mỹ nên bắt đầu nghiên cứu về thành phố mình sinh sống, từ đó đưa ra những ưu tiên và mong muốn cần thỏa mãn trước khi tìm kiếm nơi ở phù hợp.

Quý vị có thể tìm thuê căn hộ hoặc nhà nguyên căn bằng các cách dưới đây:

  • Tìm những nhà có treo bảng “Căn hộ cho thuê” (Apartment available) hoặc “Cho thuê” (For rent);
  • Hỏi thăm người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp – những người đã sinh sống lâu năm tại Mỹ;
  • Tìm các thông báo “Cho thuê” tại những nơi công cộng, như bảng tin trong thư viện và trung tâm văn hóa cộng đồng;
  • Đọc những mục cho thuê nhà trên mạng Internet;
  • Tìm thông tin trên báo, ở các trang liệt kê “Căn hộ cho thuê” (Apartments for rent) hoặc “Nhà cho thuê” (Homes for rent);
  • Tìm đến các văn phòng bất động sản hay liên hệ nhân viên địa ốc ở địa phương.

Khi đã tìm được căn nhà ưng ý, quý vị cần lưu ý các thủ tục và quy trình dưới đây trước khi chuyển đến sống, để đảm bảo quyền lợi cũng như tránh các tranh chấp xảy ra trong quá trình thuê nhà:

  • Nộp đơn xin thuê nhà: Chủ nhà hoặc người quản lý bất động sản có thể đề nghị người thuê nhà điền đơn xin thuê nhà, trong đó xác minh người thuê có đủ điều kiện thanh toán tiền thuê. Đơn này yêu cầu điền số An sinh xã hội, kèm theo các giấy tờ chứng minh rằng người thuê đang có việc làm.
  • Người thuê nhà có thể sử dụng Thẻ thường trú nhân nếu chưa có số An sinh xã hội hoặc xuất trình cuống phiếu lương để chứng minh mình đang có việc làm. Nếu vẫn chưa đi làm, người thuê có thể nhờ ai đó ký tên chung vào bản hợp đồng thuê nhà, người này có trách nhiệm trả tiền thuê nhà khi người thuê không thể trả.
  • Ký hợp đồng thuê nhà: Hợp đồng thuê nhà là một văn bản pháp luật giữa người cho thuê và người thuê. Khi ký hợp đồng thuê nhà, người thuê đồng ý thanh toán tiền nhà đúng hạn và đồng ý thuê trong một thời gian nhất định.
  • Đặt tiền thế chân: Người thuê nhà thường phải đặt tiền thế chân trước khi chuyển vào, số tiền này thường bằng số tiền thuê 1 tháng. Quý vị sẽ nhận lại tiền thế chân khi trả nhà nếu nhà vẫn trong tình trạng tốt, không có gì bị hư hỏng. Nếu không, chủ nhà có thể giữ một phần hoặc toàn bộ số tiền để trả cho việc lau dọn hoặc sửa chữa.
  • Trả các chi phí khác khi thuê nhà: Tùy theo quy định của chủ nhà mà tiền thuê đã hoặc chưa bao gồm những chi phí tiện ích như gas, điện, nước và đổ rác. Khi tìm nhà, quý vị hãy hỏi chủ nhà xem giá thuê đã bao gồm các chi phí tiện ích chưa. Nếu đã bao gồm thì phải chắc chắn thông tin này được nêu rõ trong hợp đồng thuê nhà.
  • Kết thúc hợp đồng thuê nhà: Nếu cần chấm dứt hợp đồng sớm hơn dự kiến, quý vị vẫn sẽ phải trả tiền thuê hàng tháng cho đến khi hết thời hạn hợp đồng, ngay cả khi không còn tiếp tục ở đó nữa. Cũng có trường hợp quý vị sẽ không lấy lại được tiền thế chân nếu chuyển đi trước khi hết hợp đồng. Vì vậy, trước khi chuyển đi, hãy gửi thông báo bằng văn bản cho chủ nhà ít nhất trước 30 ngày để thông báo.

Mua nhà ở Mỹ

Việc sở hữu nhà là một trong những ước mơ không chỉ của người nhập cư mà còn của mọi công dân Mỹ. Sở hữu một căn nhà ở Mỹ mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng kéo theo nhiều trách nhiệm. Thêm nữa, quý vị cũng cần chuẩn bị tâm lý để hoàn thành các hồ sơ, thủ tục khá phức tạp của Mỹ trước khi sở hữu nhà.

Khi tìm mua nhà, nhà đầu tư cũng có thể áp dụng những phương thức tương tự như khi tìm nhà thuê. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất để tìm mua nhà ở Mỹ giúp nhà đầu tư giảm được các mối lo về thủ tục phức tạp là tìm đến các công ty địa ốc uy tín. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể mua nhà tại Mỹ thông qua các công ty bất động sản tại Việt Nam, đây là dịch vụ mà IMM Group cũng đang thực hiện để hỗ trợ các nhà đầu tư và gia đình muốn định cư tại Mỹ.

Ở Mỹ, có ba phương thức mua nhà phổ biến:

  • Mua và trả dứt nhà trong một lần.
  • Mua nhà trả góp bằng tín dụng của chính mình. Thường quý vị phải xây dựng mức tín dụng này trong khoảng 2 năm, có thể hơn và chứng minh được thu nhập của mình đủ để tự đứng ra mua nhà.
  • Mua nhà trả góp bằng cách nhờ người cùng đứng tên (co-sign). Trường hợp này thường được áp dụng khi người mua nhà chưa có đủ mức tín dụng để được chấp nhận mua nhà trả góp ở Mỹ. Người cùng đứng tên sẽ đóng vai trò như người đồng sở hữu căn nhà, khi chủ nhà không có đủ tiền trả góp tiền nhà mỗi tháng, người cùng đứng tên sẽ chịu trách nhiệm trả.

Có một điểm khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam, đó là bên cạnh việc trả tiền mua nhà, quý vị còn phải đóng một khoản định kỳ hàng năm là Thuế Bất động sản (Property tax, hoặc real estate tax). Thuế này được tính hàng năm dựa trên giá trị của căn nhà và mức thuế sẽ khác nhau ở từng bang và từng quận/thành phố trong cùng bang đó.

Bên cạnh đó, khi mua nhà, quý vị cũng cần phải trả thêm thuế chuyển nhượng bất động sản. Thuế này thường do người mua trả, nhưng một số bang cũng có quy định chia đều thuế này cho người mua và người bán (bang Washington D.C).

Để đảm bảo cho căn nhà của mình, nhà đầu tư cũng có thể mua bảo hiểm chủ sở hữu nhà. Bảo hiểm thường hoàn trả những thiệt hại gây ra bởi thời tiết xấu, hỏa hoạn hoặc trộm cướp.

Ngoài ra, hiện nay người có ý định nhập cư Mỹ còn có thể mua nhà trước, ngay khi còn ở Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc sống ở Mỹ trong tương lai. Dù đang sống ở Việt Nam và mua nhà trước khi nhập cư Mỹ, quý vị sẽ vẫn phải đóng các loại thuế tương tự như người đang định cư tại Mỹ mua nhà Mỹ. Tuy nhiên, các quy định thuế và thủ tục mua nhà Mỹ cho người nước ngoài chưa nhập cư khá phức tạp, nên nhà đầu tư nên tìm đến các công ty bất động sản chuyên nghiệp để hỗ trợ. IMM Group hiện tại cũng đang cung cấp dịch vụ mua nhà đất trên toàn nước Mỹ để hỗ trợ những nhà đầu tư Việt có mong muốn sở hữu nhà tại Mỹ.

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 1: Những chướng ngại vật trên đường leo núi

Sống ở Mỹ dễ hay khó tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy tâm thế. Nhưng nền tảng khách quan Mỹ là dễ sống, tùy mình ghép cái hoàn cảnh chủ quan của mình vô đó nó khớp đến đâu. Với một mảnh đất phì nhiêu, nhưng cái cây không biết hút dưỡng chất từ cái phì nhiêu ấy thì cái cây ấy vẫn vật vã, vẫn không tương thích nổi, không lớn nổi và có thể chết. Với một người vừa nhập cư vào Mỹ, khó khăn sẽ là cực kỳ, và nó sẽ bao gồm:

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Bằng cấp

Tất cả bằng cấp cũ đã học hầu như không tương thích với kết quả giáo dục Mỹ, hệ thống pháp luật Mỹ… Từ kinh tế, luật, y khoa, khoa học xã hội nhân văn… cho đến cái bằng lái xe. Ngoại trừ một số nghề như khoa học lý thuyết, kỹ thuật công nghệ và cả cái nghề… mỹ thuật của mình, nó mang “ngôn ngữ” chung toàn cầu.

Vì vậy, coi như cả quá trình đi học từ bé đến lớn của mình – cái hành trang vào đời đã được trang bị suốt mấy chục năm phải… hầu như bỏ hết. Cứ hình dung, để sống 70 năm, phải học 20 năm, vậy mà đến nửa cuộc đời mọi vốn liếng coi như bị xóa trắng. Đó là một khó khăn khủng khiếp.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ mẹ đẻ, bao trùm đời sống hằng ngày, mọi quan hệ giao tiếp hằng ngày, có thể ví nó như… cái miệng mình, bỗng một ngày chẳng còn tương thích nữa. Nghiệt ngã gần như rơi vào hoàn cảnh của một người đột nhiên… “khiếm thính”!

Tài chính – tín dụng

Để sống được ở Mỹ, phải có điểm tín dụng ngân hàng, được gầy dựng trong cả một quá trình tiêu dùng dài lâu. Anh càng xài nhiều, càng trao đổi hàng hóa nhiều, càng trả mọi thứ đúng hạn thì điểm tín dụng sẽ càng cao.

Điểm tín dụng liên quan tới mọi thứ. Hầu như muốn mua thứ gì để trang bị “hạ tầng sống” lúc đến Mỹ đều phải dùng điểm tín dụng. Anh không có tín dụng sẽ không thể trực tiếp mua xe, mua nhà, mua đồ dùng trả góp.

Mà dùng đồ trả góp là điều gần như đương nhiên, áp dụng đối với toàn thể dân Mỹ. Vậy mới đến Mỹ, điểm tín dụng bằng 0, phải xoay trở thế nào? Mức thu nhập Việt Nam, vốn liếng tích góp mang giá trị Việt Nam, khi quy sang tiền tệ Mỹ, nó bay vèo qua cửa sổ.

Bằng lái xe, kỹ năng lái xe

Ngoại trừ một số thành phố có mật độ dân số tập trung cao, còn lại trên hầu hết lãnh thổ bao la của nước Mỹ không có hệ thống giao thông công cộng dễ dàng, tiện lợi như ở châu Âu, Nhật Bản, Singapore…

Bạn không biết lái xe, chưa có bằng lái xe, coi như bạn… khiếm khuyết nốt đôi chân. Bởi mọi dịch vụ tối thiểu như mua một cục nước đá, một trái ớt, một gói thuốc, một lon bia… bạn đều phải rời khu nhà mình ở, đi ra hệ thống cửa hàng gần nhất cách một đôi dặm.

Ở Mỹ người ta không cho buôn bán tại nhà, mở cửa nhà bày ra một cái sạp bán đủ thứ như ở Việt Nam hoặc nhiều nước khác. Chỗ ở là chỗ ở, chỗ làm là chỗ làm, đôi khi cách nhau hàng trăm cây số. Ở Mỹ, việc phải lái xe đi làm hằng ngày cách chỗ ở 100 km là điều rất phổ biến.

Quan hệ anh em, họ hàng, bè bạn

Bạn ở tỉnh về thành phố thường dễ thấy một điều: Sao người ở thành phố lạnh lùng, khó gần quá. Bởi vì sao? Vì ai cũng có công việc, cũng phải vận hành liên tục như “cỗ máy”, đến một cái hẹn cũng phải thu xếp đủ thứ liên quan, không dễ.

Khi từ Việt Nam mới qua Mỹ, bạn rất dễ gặp phải cú sốc tương tự, nhưng ở cấp độ gay gắt hơn. Dù anh em, bè bạn của bạn rất tốt bụng, khi gặp nhau rất vui, nhưng để gặp được, cao hơn nữa là nhận sự giúp đỡ sẽ rất khó khăn.

Bởi nước Mỹ – cũng như chủ nghĩa tư bản, được xây dựng trên nguyên tắc, tất cả cùng phải nỗ lực, nỗ lực kinh khủng để rồi tất cả cùng giàu, hỗ tương nhau ở mặt thượng tầng, chứ không… giúp ba cái lặt vặt để rồi cùng… chết.

Hay nói tóm gọn, giúp nhau cái cần câu chứ không giúp con cá. Bạn hỏi vay em ruột của mình 50 đô trên đất Mỹ, nếu bị từ chối, cũng đừng lấy đó làm lạ. Nhưng nếu bạn biết tự đứng trên đôi chân mình, giữ được tự trọng cá nhân, bạn sẽ được kính trọng.

“Ma cũ” và “ma mới”

Bạn hãy hình dung, một ngày kia bạn dọn tới ở ngay trước mặt họ với mọi thứ khác biệt, từ vóc dáng bề ngoài, đến dân tộc tính, tập tục sống, để họ chấp nhận bạn, coi bạn như một phần trong cuộc sống họ, rồi làm bạn cùng họ, hơn nữa là làm sếp, làm thầy họ…

Hẳn nhiên không thể là một vấn đề đơn giản, trừ khi họ cực kỳ bao dung và có một hệ thống thiết chế mạnh mẽ về mặt này. Tuy nhiên, để được người “gốc” chấp nhận đã khó, mà để được một người… nhập cư giống mình chấp nhận còn khó hơn.

Đã có nhận xét được đưa ra: Người Mỹ trắng phân biệt chủng tộc còn ít hơn mấy người… nhập cư. Bởi một tâm lý chung: Người Mỹ gốc họ đã làm chủ nhiều đời, đời sống họ đã ổn định, thoáng, nên tâm lý “hỷ xả” cũng gần hơn.

Còn người nhập cư, giống một cô con dâu về nhà chồng thời phong kiến, chịu đủ thứ áp lực, thân phận, nên đến khi được lên hàng… mẹ chồng, thường sẽ muốn chứng tỏ uy quyền, bù lấp cho “thiệt thòi” xưa cũ, nên hay… ra uy, thậm chí đè nén, bóc lột kẻ đến sau. Khi đi thi bằng lái xe, thấy một giám khảo Mỹ trắng xuất hiện, ngồi vô xe mình, thường người ta thở ra được quá nửa áp lực.

Bởi giám khảo Mỹ trắng thoáng hơn, còn giám khảo “Mỹ màu” khoái chứng tỏ uy quyền và làm gắt hơn.

Hoặc đi làm cho một công ty Mỹ, bạn sẽ được đáp ứng ít nhất là mọi quyền lợi tối thiểu được pháp luật quy định. Còn làm cho một ông chủ nhập cư, bạn hãy chuẩn bị một tinh thần… bị đì tới nơi tới chốn, bị bớt xén tiền công, bị tăng giờ làm vô cớ, bị cắt mọi quyền lợi cơ bản bằng đủ thứ mánh lới bi hài.

Tất nhiên, đây không phải là quy luật, vẫn có người này người khác, nhưng hãy nói thẳng với nhau, điều này là khá phổ biến.

Tuy nhiên, luật chống phân biệt đối xử là tài liệu đầu tiên một người nhập cư được nhận khi đặt chân vào Mỹ. Họ hướng dẫn bạn những điều cơ bản nhất để “yên tâm” sống, không phải “sợ” ai, vì mọi điều đều đã được luật pháp quy định và áp dụng khá tốt trong thực tế. Khi bạn biết luật, bạn trang bị được tâm lý cứng cỏi, bạn có bản lãnh riêng, bạn sống chan hòa, bạn sẽ ít phải… co ro, thủ thế.

Thậm chí nhiều người luôn mang cảm giác mình bị phân biệt, bị “đì”, thấy mình nhỏ bé, thân phận… Hầu hết nguyên nhân là do bạn tự sợ, bạn thiếu bản lãnh, bạn không dám “cầm” lên thứ vũ khí pháp lý mà người ta đặt vào tay bạn.

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 2: Sau “tuần trăng mật” tất cả trở về số 0

Sau khi đặt chân lên đất Mỹ, hầu như ai cũng có một “tuần trăng mật”. Khoảng thời gian này dài hay ngắn cũng tùy vào hoàn cảnh từng người. Thường nếu người mới đến có thân nhân, sẽ có vài màn đón tiếp vui vẻ, chở đi chơi chỗ này chỗ kia, ăn món này món nọ, mua sắm thứ này thứ khác…

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Nỗi nhớ, bơ vơ và ngơ ngác

Không khí thoáng đãng, cảnh quan mới mẻ, siêu thị nhà hàng đầy ắp các món đồ… Ai cũng thích. Thêm nữa, trong đầu không thể không có cơ chế so sánh giữa đất cũ và đất mới, thấy mình như vừa đặt chân tới… thiên đàng. Khoảng thời gian ấy ắt phải qua, người thân tiếp tục vòng quay công việc. Mọi thủ tục cần thiết để thích nghi bắt đầu ập đến.

Hoàn cảnh sống khởi đầu tất yếu là “ăn nhờ ở đậu”, nên không tránh khỏi những bức bối so với sự tự chủ trước đây. Thêm nữa là sự cộng hưởng của nỗi nhớ, của bơ vơ, ngơ ngác… Rất nhiều người bắt đầu cảm thấy “dập mật”. Chưa hết. Hàng loạt công việc, thủ tục “hành chánh” phải trải qua. Đăng ký an sinh xã hội, tìm chỗ khám chữa bệnh, thi bằng lái xe, tất cả đều phải nhờ cậy, thu xếp… trong khi hai chân mình có mà như không, vì đường sá, môi trường sống tất cả đều lạ hoắc.

Thêm nữa, tiền bạc bắt đầu bước sang phía gạch đỏ, mọi thứ đều quy đổi từ đồng sang đô – đô sang đồng, thấy xài cái gì cũng như phá. Công việc xoay vài chỗ, thấy chỗ nào cũng gian nan. Người thân vừa đón tiếp tưng bừng hôm nào, giờ đây bắt đầu… lạnh dần, vì ai cũng có việc riêng. Tệ hơn, nhiều mâu thuẫn bắt đầu phát sinh, vì kẻ ở Mỹ thì nhìn “lũ mới sang” như đám nhà quê, thậm chí… man rợ, ứng xử quái đản; người mới sang thì nhìn “đám ở Mỹ” như bọn thờ ơ, thực dụng, nghiệt ngã… Và còn tệ hơn cả tệ, nếu kẻ nhập cư bắt đầu hòa nhập với những công việc phổ thông ban đầu.

Trả về “số 0”

Như ở phần trước đã nói qua, mọi bằng cấp – đẳng cấp cũ vứt hết, chẳng mấy ai có thể bắt đầu ngay với công việc chuyên môn, thu nhập cao, được tôn trọng… Hầu hết sẽ lò mò với mức dưới 0, tệ hơn cả một đứa trẻ bị tống ra đường ở VN. Vì đứa trẻ ở VN, nếu bị tống ra đường còn có thể nói tiếng Việt với người xung quanh, còn có thể đi xin ăn, còn có thể lò mò đường sá… Ở đây thì không thể, vì vậy mới nói là mức dưới 0.

Thường thì mấy thứ công việc có thể làm ngay là hầu bàn, phụ bếp, đi học nail, hoặc vào hãng xưởng… Sẽ có những ngày rã rời, khủng khiếp, quần quật, đầy nghiệt ngã, từ sáng sớm tới đêm thâu. Vợ chồng hiếm khi gặp mặt nhau, con cái ở gần mà cả ngày phải nhớ chúng. Nhớ lại những ngày còn ở VN, ta là thế nọ, ta là thế kia, tại sao qua đây kinh khủng vậy nè, tủi thân, thậm chí mang cảm giác nhục nhã, sai lầm. Và đây không còn là “tuần trăng mật” mà chính là “tuần trăn trối” đối với không ít người.

Nhưng đây cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của một “cuộc cách mạng” đối với bản thân, đối với gia đình của mỗi người nhập cư. Và các cuộc cách mạng xưa nay vẫn khởi đầu với không khí tưng từng – kế đến là những khó khăn, thậm chí tan nát, sau đó, khi trật tự mới dần được thiết lập, chân trời sẽ rạng dần.

Quê nhà phía sau

Thực sự cá nhân tôi và gia đình đã không phải trải qua những cú sốc tâm lý thời gian đầu hội nhập – tôi nhấn mạnh là thời gian đầu, theo bối cảnh chung của bài này, chứ chưa dám chủ quan nói về thời gian sau. Bởi chúng tôi xác định ngay, mọi khó khăn về mặt khách quan là tất yếu. Quan trọng là mình điều chỉnh được phía chủ quan.

Xác định lớn nhất, khi đặt chân đến Mỹ nghĩa là đặt chân đến một đất nước toàn cầu. Mỗi công dân Mỹ trong lịch sử luôn có một quê nhà phía sau. Quê nhà ấy không phải để quên, để vứt bỏ, mà quê nhà ấy như một tiếng nói riêng, mình mang tới góp mặt trong cuộc hội nhập toàn cầu hóa nơi đây.

Sống ở Mỹ nghĩa là đã xác định, quê hương chính là trái đất. Mình là một con người từ vũ trụ bước tới trái đất. Mình đặt quê nhà nơi một ngăn thiêng liêng trong trái tim, chớ không tự biến nó thành hòn núi khiêng vác nó trong cả cái quãng thời gian ngắn ngủi lướt qua trái đất này. Và mình đã thu xếp xong khó khăn lớn nhất là nỗi nhớ bằng cách ấy.

Kế theo, ngay từ khi còn ở trong nước mình đã lựa chọn một thái độ sống, mình chẳng là cái đinh gì giữa cuộc đời này. Không chức tước, không quyền lực, không ông này bà nọ, và ngay cả sự nghiệp, danh tiếng, đẳng cấp đều là vô nghĩa hết. Vì vậy nếu sang đây quẳng mình vô bếp phụ rửa chén, hay đặt mình ngồi cạnh giá vẽ như một tay họa sĩ, tất cả đều được, vì mình chưa bao giờ phân biệt điều đó. Ở nhà, mình toàn chơi với anh em cực kỳ bình dân. Vì vậy mình làm gì cũng được, không tủi thân. Về tâm lý hội nhập, may mắn mình từng lang bạt kỳ hồ, chịu bầm dập tha hương nhiều, nên có phải “bụi đời” quốc tế cũng chẳng sao!

Còn lại mọi khó khăn khác, đều là một phần của cuộc chơi hội nhập, nếu có phải nhận lãnh, trả giá, cũng không sao hết. Cũng như một cầu thủ, được ra sân là hạnh phúc, nếu có bị chấn thương, phải điều trị, cũng là tất yếu, không có gì phải rên rỉ, cằn nhằn, than trách… Nhưng trên hết, có rất nhiều điều đã mở toang ra trước mắt mình, kể từ khi đặt chân đến mảnh đất này, mình sẽ kể lại các bạn ở những kỳ sau. Từ việc đi học của các con, việc thi bằng lái, mua xe, mua nhà…

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 3: “Thả” con vào môi trường giáo dục

Với rất nhiều những khó khăn có thể phải trải qua, như tôi đã kể trong phần 1 và 2 của loạt bài này, mục đích chính nhất của hầu hết mọi gia đình chấp nhận sự thay đổi đầy “dằn vặt”, là những đứa con được đi học trong môi trường giáo dục Mỹ. Tôi cũng phải nói ngay, nền giáo dục Mỹ ở cấp đại học vẫn đang đứng hàng đầu thế giới, 10 trường top đầu, Mỹ luôn chiếm 6 – 7 trường cao nhất.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Tà tà rồi bứt phá

Cấp 1- 2, học trò chủ yếu được học các môn về giáo dục thể chất, nghệ thuật, kỹ năng sống. Các môn kiến thức chỉ ở mức tiếp cận loáng thoáng, vừa phải. Lên cấp 3, khi thể chất đã cứng cáp, kỹ năng sống đã khá hoàn thiện, tâm hồn đã… tươi tắn, học trò bắt đầu bứt tốc, lượng kiến thức phải tiếp cận nâng lên. Các loại kiến thức được chia thành học phần, học trò thi “tốt nghiệp” theo từng gói các môn.

Có thể thi trước, thi sau, miễn hoàn thành mỗi “gói” với trình độ nhất định. Bạn có thể đang học lớp 11, nhưng đã hoàn thành học phần của lớp 12, sau đó bắt đầu các “môn” thuộc về hoạt động xã hội, cộng đồng, công việc tình nguyện…

Cách học này khiến học trò có thể đầu tư cho những môn ưa thích, các môn còn lại học vừa đủ “sở hụi”. Một anh chàng giỏi toán, tốt nghiệp ở trình độ tiếp cận sâu hơn rất nhiều so với các bạn khác ở môn toán, nhưng có thể chính anh chàng ấy lại viết… sai chính tả tè le ở môn văn. Không sao, vì con đường trước mặt anh ta đã chọn là toán. Các trường đại học tuyển đầu vào theo số điểm mỗi học trò học từ phổ thông, cộng thêm các điểm về hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện.

Nếu cố gắng, bạn có thể vào các trường đại học danh giá, thậm chí được miễn học phí. Còn học “tàng tàng”, các bạn sẽ vào các trường đại học ít danh tiếng hơn, phải đóng tiền. Tuy nhiên, bạn có thể vay tiền chính phủ để học đại học, sau khi ra trường sẽ dùng thu nhập trả dần.

Đã có ý kiến, tại sao nhiều nước trên thế giới miễn học phí đại học, mà Mỹ lại không? Và có câu trả lời: Chính sách ganh đua trong việc miễn hay không miễn học phí tùy vào khả năng, nỗ lực học tập, chính là cách thức thúc đẩy sinh viên phải nỗ lực, cạnh tranh, chứ không miễn phí hoàn toàn để bạn cứ thế “tàng tàng” cũng ra trường. Mình không dám khẳng định câu trả lời này có đúng không về mặt cá nhân.

Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy, học trò cấp dưới ở Mỹ học khá ẹ, nhưng càng lên cao, đặc biệt khi bước vào môi trường công việc thực thụ, họ luôn bứt phá rất xa, bởi một cách thức giáo dục dài hơi, biết phân chia sức lực cho cả cuộc đời.

Không phải quá lo về tiếng Anh

Ngay khi đặt chân lên đất Mỹ, dù chưa có mảnh giấy tờ nào trong tay, bạn đã được và buộc phải đưa các con tới trường. Cha mẹ để con ở nhà, không đến trường trong một thời gian có hạn định ngắn có thể bị truy tố. Thủ tục nhập trường cho con có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn buổi sáng.

Các cháu được trịnh trọng đón vào lớp. Phụ huynh luôn nhận được lời cảm ơn từ các giáo viên, nhân viên trong trường. Thậm chí nhà trường còn phân công một số bạn đồng hương, nhập cư trước theo kèm, chỉ dẫn bạn mới tới một cách tận tình, cho đến khi bạn mới rành đường đi nước bước. Vì Mỹ là đất nước của trẻ nhập cư. Học phí tất nhiên miễn hoàn toàn. Con cái các gia đình mới nhập cư hầu như ai cũng khó khăn, nên các cháu có thể xin thêm tiền ăn từ chính phủ.

Ở khu vực tôi ở, tất cả học trò ở cách trường trên 1 mile đều có xe đưa rước miễn phí. Sáng đón tại khu nhà, chiều trả lại khu nhà. Các cháu có hoàn cảnh đặc biệt về sức khỏe được phân công xe đón riêng, có thể 1 cháu/1 xe, với nhân viên đón từ cửa và lúc đưa về giao phụ huynh tận cửa, vô cùng cẩn trọng. Xe đưa đón trẻ em đến trường là loại xe được ưu tiên đặc biệt – chi tiết cụ thể mình đã đưa trong nhiều bài trước.

Khi đặt chân tới trường, mọi vấn đề về sức khỏe, an toàn, công việc học hành được nhà trường chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi vấn đề liên lạc luôn được nhà trường cập nhật qua điện thoại, email.

Có lần, tôi nhận được một thông báo khá… ngộ nghĩnh: Bữa nay trường học báo động, học trò bị “nhốt” tại lớp, không được ra sân chơi trong một khoảng thời gian. Vì có một chú chó của ai đó đã đi lạc vào sân chơi của trường. Nhà trường hiện đã báo cảnh sát vây bắt được chú chó ấy.

Vâng, họ báo động và báo cáo liền với phụ huynh, vì một khả năng có thể xảy ra: Học trò bị chó cắn. Ngoài ra còn vô vàn câu chuyện khác xung quanh chuyện học đường, giáo dục Mỹ.

Có một chi tiết, tôi nói để các bậc phụ huynh sắp cho con qua Mỹ yên tâm. Tôi có hai nhóc, đứa lớn đã học hết lớp 6 ở một trường quốc tế tại VN, khả năng Anh ngữ ở mức giao tiếp tạm ổn, qua Mỹ cháu nhập cuộc khá nhanh. Nhưng đứa nhỏ, mới học nửa lớp 1 tại VN, khả năng Anh ngữ hầu như bằng 0. Lúc mới vô trường thầy cô luôn phải chọn một bạn đồng hương để hỗ trợ ngôn ngữ cho cháu. Thời gian một vài tuần đầu, cháu khá hoang mang vì hoàn toàn không thể nghe nói.

Tuy nhiên chỉ sau 9 tháng, trong đó có 2 tháng đi học ESL mùa hè, cháu đã “nói tiếng Anh như gió” và bằng một chất giọng đặc sệt Mỹ – hơn hẳn đứa lớn về ngữ điệu. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy yên tâm, thậm chí không cần cho con học tiếng Anh ở VN, có thể vì vậy các cháu còn nói nhanh hơn, chuẩn xác hơn.

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 4: Học, thi lấy bằng lái và mua xe

Nếu bạn nào đã từng học và thi bằng lái xe cả ở VN và ở Mỹ, chắc sẽ thấy việc học và thi bằng lái ở VN … trần ai hơn. Tuy vậy, bằng lái của VN không sử dụng được tại Mỹ. Vì Mỹ chưa tham gia Công ước Vienna. Các bạn có thể tham khảo vụ này trên Google.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Có quyền thi rớt… 3 lần

Nếu đã biết lái xe ở VN, bạn sẽ không phải học thêm kỹ năng điều khiển xe, tuy nhiên bạn sẽ phải điều chỉnh phần nào tác phong chạy xe. Còn khả năng về đường sá thì ai cũng học từ đầu.

Ở nhiều bang có đông người Việt, người ta cho phép học và thi phần lý thuyết bằng tiếng Việt. Ở thành phố tôi ở, để vượt qua phần học và thi lý thuyết bằng tiếng Việt, mỗi người đến trung tâm đóng 50 đô la, học từ sáng đến nửa giờ buổi chiều thì thi luôn trong ngày. Hầu như ai cũng vượt qua phần này. Sau khi thi đậu, sẽ nhận một mảnh giấy A4, có chữ ký của… cán bộ chấm thi và có thể lái xe, nếu có một người trên 21 tuổi, có bằng lái trên 1 năm ngồi cạnh (số tuổi và thời hạn này có thể xê dịch ở mỗi bang). Vì vậy, về mặt lý thuyết, bạn bước chân ra khỏi nhà buổi sáng khi chưa biết gì, nhưng buổi chiều bạn đã có thể lái xe về nhà.

Luật không hề “làm khó nhau”, nhưng nếu kỹ năng lái, tác phong, đường sá chưa quen, bạn gây tai nạn là hàng tỉ thứ đổ xuống đầu ngay lập tức. Vì vậy, hãy bớt nóng, về nhà lo ôn lại lý thuyết cho nhuyễn, ngồi cạnh người khác, nhìn cách họ lái xe, quan sát đường sá, bảng chỉ dẫn một thời gian, sau đó hãy ngồi vào vô lăng. Cũng như phần thi lý thuyết, có nhiều cá nhân nhận dạy thi lấy bằng thực hành, giá khoảng 400 – 500 đô từ lúc bắt đầu cho đến khi có bằng. Ai không thích học thầy, có thể học với thân nhân.

Vì bất kỳ ai trên 21 tuổi, có bằng trên 1 năm (luật Texas) đều có thể dạy bạn lái xe. Không phải học và thi trong sa hình như ở VN mà mọi thứ đều bắt đầu luôn bằng thực tế. Cứ bò từ đường nhỏ, ra dần đường lớn. Trong khi sát hạch thực hành, người ta không bắt bạn chạy ra cao tốc, nên cứ yên tâm chạy cho nhuyễn trong đường nhỏ. Sau khi chạy đã… nhuyễn nhuyễn, bạn đến các trung tâm an toàn giao thông, nộp 25 đô để thi thực hành.

Bạn có quyền thi rớt 3 lần. Qua lần thứ tư phải đóng tiếp 11 đô. Trên lý thuyết, hễ thi rớt, bạn có thể đăng ký thi lại ngay lập tức. Nhưng “chiến tích” của bạn được giám khảo ngồi cạnh ghi hết vô biên bản và lưu trên hệ thống mạng. Giám khảo lần sau trước khi lên xe bạn để chấm sẽ ngó lại tên bạn trên hệ thống. Vì vậy, để cho chắc, nếu vừa thi rớt thì nên về nhà luyện lại một đôi tuần hãy quay lại.

Khi thi thực hành bạn có thể lái bất cứ chiếc xe nào mà bạn thấy quen, có quyền nhìn camera khi lùi, nếu xe có option này. Bài thi gồm lùi vào khoảng trống xe trước – sau (parallel). Băng qua vài cái stop sign, vài ngã tư, vài lần quẹo trái, quẹo phải. Miễn sao bạn lái đúng tốc độ, ra vô hợp lý, nhường nhịn đúng luật là có thể đậu. Song trong thực tế mình từng biết nhiều người thi trên dưới 10 lần vẫn… nhận đồng hồ quả lắc từ giám khảo. Sau khi cầm bằng lái trong tay, bạn sẽ còn lọng cọng một thời gian. Với đủ thứ bi hài. Va quẹt trầy xe đôi lần, phải đem đi sửa.

Công sửa xe ở Mỹ cực cao so với VN, một chỗ móp, một đường trầy nhỏ cũng vài trăm đô. Bảo hiểm có thể trả, nhưng “chiến tích” bị ghi vào lịch sử chiếc xe, không thể giấu diếm. Và tiền bảo hiểm phải đóng sẽ tăng lên. Chạy xe trên đường ở Mỹ bạn không thể bò chậm chậm, nhớn nhác kiếm chỗ quẹo mà phải lao theo tốc độ đồng bộ với các xe xung quanh. Cũng không thể tấp vô lề để… lấy bình tĩnh, cảnh sát sẽ đến hỏi ngay, vì làn dừng bên cạnh chỉ dành cho các tình huống khẩn cấp.

Vì vậy việc vọt qua chỗ cần quẹo sẽ xảy ra dài dài. Vọt qua rồi cũng không thể… gài số de hay quay đầu hồn nhiên, mà phải… chạy tiếp tìm lối quay lại. Đường ở Texas có hệ thống song song, nên có thể quay lại điểm cũ sau một đôi dặm, nhưng ở nhiều tiểu bang, nếu đã lỡ vọt qua, bạn có thể phải chạy hàng chục dặm mới có chỗ quay lại điểm cũ.

Đặc biệt, rất nhiều người cầm lái mười mấy năm vẫn không dám lên cao tốc, vì ở Texas tốc độ cho phép trên cao tốc nội đô đã khoảng 60 dặm/h (1 dặm bằng 1,6 km), ra ngoại ô cho chạy tới 70 – 80 dặm.

Chỉ cần lơ đãng là chiếc xe hơi sẽ hóa thành… trực thăng. Nhưng khi lái đã quen, cái cảm giác ôm vô lăng một chiếc xe trên cao tốc Mỹ nó… đã gì đâu. Mới tuần rồi, hai vợ chồng thay nhau chạy một chiếc Sienna, cùng các con vi vu với tốc độ 130- 140 cây số trên giờ, mà thấy vẫn còn có thể… đạp thêm ga.

Vì xe đầm, đường tốt. Nhìn cung đường phẳng phiu, rừng cây hai bên xanh như mộng, thấy… khó tin quá. Mong sao được lái xe an toàn, để cảm giác ấy còn hoài, vì với việc xe cộ, chẳng ai dám nói trước điều gì. Kỳ sau mình sẽ kể tiếp tới chuyện mua xe ở Mỹ.

Không có chiếc xe là… tuyệt vọng

Một trong những khoản mua sắm đầu tiên khi đến Mỹ của mỗi gia đình đó là chiếc xe hơi. Nó đơn giản như chiếc xe máy ở VN, đó là “đôi chân” của mỗi nhà. Thậm chí cần thiết hơn thế, bởi ở Mỹ người ta giãn dân rất tốt, khu vực nào cũng có đầy đủ các thiết chế hạ tầng, nên dân không hề muốn ở mấy vùng đô thị tập trung, ồn ào, chật chội.

Trung tâm nhiều thành phố lớn ở Mỹ, sau giờ làm việc, bạn có thể… trải chiếu ngủ giữa đường vì chúng vắng hoe. Chính vì giãn dân, nên đi làm, đi gặp bạn bè có thể phải chạy xe rất xa. Không có chiếc xe là… tuyệt vọng!

Tuy nhiên, mục đích mua một chiếc xe của mỗi người mới nhập cư còn hơn thế. Bởi như tôi đã nói ở phần đầu, mọi khoản chi dụng của người dân Mỹ đều gắn liền với tín dụng và dùng hàng trả góp. Muốn mua gì cũng phải có tín dụng, nhất là nhà cửa. Muốn xây dựng điểm tín dụng thời gian đầu, không gì tốt hơn mua một chiếc xe hơi mới trả góp – xin nhắc lại là mua mới trả góp, chớ mua trả một lần, coi như bạn bỏ qua cơ hội xây tín dụng.

Hằng tháng, nếu bạn thanh toán cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, điểm tín dụng của bạn sẽ được bồi đắp dần, cho đến khi đủ dùng nó để mua nhà. Tuy nhiên, muốn mua một chiếc xe hơi trả góp, bạn… phải có tín dụng, đó là điều cắc cớ, khó khăn với không ít người. Cách thường làm đó là nhờ một người thân, có điểm tín dụng tốt, chịu đứng tên chung với mình để mua chiếc xe ấy.

Thực sự, việc nhờ vả này không hề dễ, nếu không phải là người thật thân. Vì chỉ cần bạn… lơ đãng quên trả, điểm tín dụng của họ cũng bị lôi tuột xuống theo, họ cũng phải tiết lộ thu nhập với ngân hàng, cùng nhiều hệ lụy khác. Mà người ở Mỹ lâu năm, mọi rắc rối kiểu này họ luôn có xu hướng… né xa.

Trong trường hợp không muốn mua xe hơi mới, bạn có thể chọn một chiếc xe cũ, loại mới lăn bánh khoảng vài chục ngàn miles, với giá thấp hơn hẳn.

Xe hơi ở Mỹ thì khỏi nói. Bởi tất cả các hãng xe trên thế giới đều coi thị trường Mỹ là quan trọng số một. Mọi ưu tiên về trang thiết bị, độ an toàn, chất lượng xe… thị trường Mỹ luôn ở hàng cao nhất. Một chiếc xe nhập khẩu từ Mỹ là niềm mơ ước của giới chơi xe ở VN.

Bởi cùng một hiệu xe, một dòng đời… thì bản lắp ráp nội địa VN luôn có chất lượng chỉ khoảng 2/3 xe Mỹ. Nhưng giá xe ở VN lại cao trung bình gấp 3 lần một chiếc xe cùng loại ở Mỹ. Ví dụ, hồi tôi mua chiếc Toyota Camry XLE đời 2016, với giá 27 ngàn USD, trong khi đó trên một trang bán xe ở VN rao giá 2,2 tỉ đồng.

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 5: Kiếm tiền

Có 3 cấp độ kiếm tiền cơ bản, cho dù ở đâu: Một là dùng sức để kiếm tiền, hai là dùng tri thức, kỹ năng để kiếm tiền và thứ ba là… dùng tiền để kiếm tiền. Với một người mới nhập cư, hầu hết mọi loại bằng cấp ở VN đều không “tương thích” trên đất Mỹ, nên “cấp độ” kiếm tiền thứ 2, chỉ có một số ít người thỏa mãn được.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Dùng sức để kiếm tiền

“Dùng sức để kiếm tiền” cũng có mấy yếu tố, tỉ lệ thuận với thành công: Khả năng tiếng Anh, sức khỏe và nỗ lực. Trong đó yếu tố thứ ba dường như lại quan trọng nhất, tất nhiên chúng ta tạm coi yếu tố sức khỏe mọi người đều ở mức chấp nhận được.

Có một điều khiến người nhập cư cảm thấy tự tin hơn, đó là ở Mỹ anh làm việc gì, vị thế cao hay thấp, đều không bị cái rào cản “sĩ diện” gây khó dễ. Tôi biết có người Mỹ gốc, rất thành đạt, nhưng lúc đã nghỉ hưu, thấy buồn tay buồn chân bèn vô siêu thị xin làm cái việc… bỏ hàng vô bịch ni lông cho khách. Vẫn thưa gửi lịch lãm, gọi khách hàng là “ông bà”, cảm ơn, chúc một ngày tốt đẹp…

Ngay cả làm cùng một công ty, người ta cũng chẳng biết lương ai cao, ai thấp, “lính” hay “sếp”, chủ hay tớ cũng cày hùng hục như nhau… Mới hôm rồi, gia đình mình kiểm tra trong nhà, thấy trên mái thiếu một con ốc, bèn gọi điện cho chủ đầu tư. Rất bất ngờ khi người xuất hiện là ông kiến trúc sư trưởng, phụ trách toàn bộ việc thi công của cả khu hàng trăm nhà. Ông này bắc thang hì hục trèo lên mái, kiểm tra, rồi đi lùng tìm đúng con ốc còn thiếu, sau đó lại hì hục trèo lên lắp con ốc, hoàn toàn không kêu bất cứ một “lính lác” nào làm thay cái việc nhỏ nhặt ấy.

Để bắt tay ngay vào một công việc phổ thông trên đất Mỹ là không hề khó. Các tiệm nail như ở bang tôi luôn dán thông báo tuyển người dày đặc khắp nơi. Một người chưa biết gì về nail, bắt đầu đi học rồi túc tắc đi làm, trong vài tháng đã có thể có thu nhập 700- 800 đô la Mỹ/tuần. Một thợ nail giỏi ở đây có thể kiếm 6-7000 đô/tháng.

Một công việc khác, đối tượng du học sinh hay chọn, đó là bồi bàn, phụ bếp, lương tính theo giờ, cộng thêm tip (ở VN hay gọi theo kiểu Pháp là tiền “boa”), một ngày có thể kiếm trên dưới 100 đô. Một công việc khác, thích hợp với nam giới, đó là vào làm trong các hãng, xưởng, đứng dây chuyền sản xuất, phụ việc trong các siêu thị… Mấy công việc này thường xuyên có ở các trung tâm giới thiệu việc làm miễn phí của chính phủ.

Bạn tới đó, để lại hồ sơ, số điện thoại của mình, khi có việc trung tâm sẽ kêu ngay, bằng những nhân viên nói ngôn ngữ của bạn. Mấy việc này, lương trung bình, khởi điểm ở mức thấp, khoảng 8 – 10 đô/giờ. Tuần làm 40 giờ. Nếu làm quá số giờ có thể được tính lương lũy tiến. Nhiều người chọn làm đúng 40 giờ/tuần, nhưng dồn vô, ngày làm 10 – 12 tiếng. Coi như giải quyết trong nửa tuần, nửa còn lại đi kiếm việc khác.

Vì vậy nhiều người siêng, có thể “cày” từ 2 – 3 việc. Với mức thu nhập trên 2 ngàn đô một tháng, cả hai vợ chồng cùng đi làm là hoàn toàn đủ trả góp một căn nhà khang trang, hai chiếc xe, nuôi hai đứa con cùng toàn bộ chi phí. Làm trên hai ngàn đô là bắt đầu có dư, tích lũy, hoặc du lịch đó đây khi rảnh. Đó là tình hình ở Texas. Mức thu nhập và chi phí này có thể khác biệt ở những bang khác.

Nói ra có thể đơn giản, nhưng sự cực nhọc là có thật, tùy từng công việc, từng môi trường. Sự cạnh tranh giữa những người cùng hoàn cảnh có thể rất gay gắt. Môi trường làm việc ngột ngạt. Giờ giấc thay đổi lộn xộn, việc phải làm các ca từ tối đến sáng hôm sau xảy ra thường xuyên, vợ chồng con cái có thể ít gặp mặt nhau, nhất là với những người… quá siêng kiếm tiền.

Tuy nhiên, với tình hình chung như vậy, chúng ta có thể hiểu vì sao sau vài năm “cày ải”, hầu hết những người nhập cư bắt đầu ổn định dần với số tiền tích góp được. Thêm nữa nhiều người tranh thủ vừa làm vừa học, nên sau vài năm họ vừa có vốn tài chính, vừa có vốn tiếng Anh, nhiều người lận lưng thêm được tấm bằng Mỹ. Vậy là cất cánh. Nếu đã giữ được chữ “siêng”, cũng như “trời cho” sức khỏe ổn định, chẳng mấy người lâm vào cảnh thất bại.

Kiếm tiền bằng kỹ năng, bằng cấp

Thu nhập từ tính giờ, chuyển sang tính lương theo năm. Ngoại trừ những giai đoạn khủng hoảng trầm trọng – khá hiếm hoi, hầu hết người dân Mỹ sống “hồn nhiên”, làm bao nhiêu xài bấy nhiêu, không cần lo nghĩ quá nhiều tới “ngày mai”, vì tiền thuế họ đóng hằng năm đã đảm bảo cuộc sống về già. Các hàng quán còn khám phá ra một đặc điểm rất lạ, đó là ngày người ta xài tiền nhiều nhất là những ngày sắp phát lương mới.

Đúng, khi sắp có lương, dân Mỹ bắt đầu kiểm tra tài khoản và xài cho bằng hết số còn tồn đọng của tháng trước!

Dùng tiền để kiếm tiền

Ngay khi đặt chân đến đất Mỹ tôi đã thấy hai biểu hiện rất rõ của một nền kinh tế phát triển, đó là lãi suất ngân hàng thấp, tiền thuê mặt bằng rất rẻ. Hai yếu tố này khiến người ta rất dễ làm ăn và nó khuyến khích, tạo điều kiện cho người ta làm ăn.

Ngược lại, nó loại trừ những đối tượng “ăn sẵn”, như bỏ tiền vô ngân hàng rút lãi suất, hoặc có mặt bằng cho thuê rồi sống phè phè, mặc người kinh doanh è cổ gánh trên vai cái gánh nặng rất phi lý.

Khi đã ở Mỹ một thời gian, có một số vốn trong tay, dù mình chưa có kinh nghiệm, nhưng quen một số bạn bè doanh nhân họ đều nói: Khi đã có vốn thì nhìn quanh ở đâu cũng có cơ hội kiếm tiền. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tối giản, mọi mắt xích vận hành đã đâu ra đó hàng trăm năm, từ nhân sự, thuế má, hệ thống luật… Bạn cứ đặt đồng vốn vào hệ thống ấy và nó chạy, rất minh bạch.

Ai càng có nhiều ý tưởng, nhiều sáng kiến, càng có nhiều khả năng thành công. Ngược lại, bạn đặt vào hệ thống ấy sự gian trá, lập tức nó sẽ hất ra ngoài, hoặc phải trả những cái giá rất đắt.

Mọi thứ có vẻ “thông thoáng” như trên, vậy tại sao ở Mỹ vẫn có dân thất nghiệp, thậm chí là vô gia cư?

Thực sự có hai đối tượng rất khó để có thể hòa nhập vào xã hội Mỹ, khó hơn rất nhiều so với cùng đối tượng ấy nếu sống ở VN: Đó là nghiện ma túy và… từng ngồi tù. Bất cứ hãng xưởng, công ty nào, sau khi phỏng vấn xin việc, ứng viên đều phải đi xét nghiệm máu. Nếu bạn dương tính với ma túy, coi như mọi cánh cửa đóng sập. Tương tự như thế, nếu bạn từng ngồi tù. Án tích đeo bạn cả đời, không xóa được trong hệ thống.

Ngay cả việc bạn từng vi phạm luật lệ giao thông ở mức nặng, ví dụ say rượu lái xe, “cái vết” ấy cũng bị lưu luôn. Hầu hết các nhà tuyển dụng, các công ty, cho đến các ông chủ nhỏ đều e ngại khi tuyển những đối tượng này. Và sự “khắc nghiệt” ấy dần đẩy người “có vết” trôi từ nhà ra ngõ, rồi trôi dần tới gầm cầu.

Tất nhiên, khi rơi xuống đáy cùng, trở thành những đối tượng như vậy, chính phủ lại có những kế sách an sinh khác dành cho họ. Tuy nhiên điều đó là rất nhục nhằn, giữa một xã hội coi trọng tự ái như đất Mỹ.

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 6: Mua nhà

Nước Mỹ là nơi có trùng trùng những bộ luật, việc mua một ngôi nhà liên quan đến rất nhiều vấn đề. Ngay cả những người rành rẽ nhất cũng có thể… lơ mơ trong nhiều khoản.

Thêm nữa, luật ở Mỹ đã phức tạp, nó còn thay đổi rất nhiều theo tình hình mỗi bang, mỗi khu vực. Vì vậy, đây là câu chuyện ở riêng Texas – nơi tôi ở, cùng một vài kinh nghiệm mà mình ghi nhận trong quá trình “tìm kiếm” căn nhà cho chính mình. Tuy nhiên, dù khác biệt, nhưng các bạn cũng có thể hình dung phương cách mua nhà chung ở Mỹ, trên tổng thể cũng là như vậy.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Ba phương thức mua nhà

  • Trả dứt toàn bộ căn nhà một lần. Đây là cách các công ty bán nhà thích nhất và mình cũng rất khỏe. Tuy nhiên, nó còn liên quan đến vấn đề nguồn gốc dòng tiền, nhân thân chủ sở hữu… Có nhiều dự luật liên quan tới vấn đề chứng minh này, mình tạm không lạm bàn ở đây.
  • Mua nhà trả góp bằng tín dụng của chính mình. Thường bạn phải xây dựng mức tín dụng này trong khoảng 2 năm, có thể hơn, để đủ tự mình đứng ra mua nhà.
  • Mua nhà trả góp bằng cách nhờ người cùng đứng tên (co-sign).

Nói thêm, mọi khoản chi dụng của người Mỹ đều gắn liền với tín dụng. Muốn mua mọi thứ trả góp mình phải có tín dụng. Muốn xây dựng điểm tín dụng thời gian đầu, không gì tốt hơn mua một chiếc xe hơi trả góp. Hằng tháng, nếu bạn thanh toán cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, điểm tín dụng của bạn sẽ được bồi đắp dần. Tuy nhiên, muốn mua một chiếc xe hơi trả góp, bạn… phải có tín dụng, đó là điều cắc cớ, khó khăn với không ít người. Cách thường làm đó là nhờ một người thân, có điểm tín dụng tốt, chịu đứng tên chung với mình để mua chiếc xe ấy.

Thực sự, việc nhờ vả này không hề dễ, nếu không phải là người thật thân. Vì chỉ cần bạn… lơ đãng quên trả, điểm tín dụng của họ cũng bị lôi xuống theo, họ cũng phải tiết lộ thu nhập với ngân hàng, cùng nhiều hệ lụy khác. Mà người ở Mỹ lâu năm, mọi rắc rối kiểu này họ luôn có xu hướng… né xa. Thôi thì chỉ còn nước xoay sở đủ mọi cách để tìm một người có thể nhờ cậy!

Nếu điểm tín dụng cũng như thu nhập của người chịu giúp đỡ càng cao, bạn càng ít phải trả khoản tiền ban đầu và lãi suất hằng tháng càng thấp. Vì vậy, để kiếm được một người thân, chịu đứng tên mua nhà giúp mình bằng cách trả góp, còn khó hơn nhiều nhờ một người đứng tên mua xe hơi. Bạn phải tìm được một nhân vật: Đã trả dứt mọi khoản nợ nhà, xe của họ; có thu nhập ổn, để lãi suất phải vay không quá cao…

Người Mỹ hay đổi nhà, vì sao?

Có một điểm khác biệt giữa Mỹ và VN, đó là bên cạnh việc trả tiền mua nhà, bạn phải đóng một khoản định kỳ hằng năm là thuế nhà. Mức thuế này ở Texas giao động từ hơn 2% đến hơn 3% giá trị ngôi nhà/năm. Ở những khu càng cũ, hệ thống đường sá, trường học đã ổn định, mức thuế càng thấp.

Ngược lại ở những khu mới, bạn phải đóng nhiều hơn, để góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, an ninh nơi bạn đang ở. Tuy nhiên, thường thì ở các khu cũ, mức độ an ninh, điểm trường học của đám trẻ không cao bằng các khu mới. Và ở các khu cũ, bạn cũng phải đóng tiền bảo hiểm nhà hằng năm cao hơn. Vì vậy, người Mỹ có xu hướng đổi nhà liên tục đến các khu mới. Đã có con số thống kê, trung bình một người Mỹ từ trẻ đến già đổi nhà trên 10 lần.

Khi đã thu xếp đủ khả năng để mua một căn nhà, bạn bắt đầu bước vô sự chọn lựa.
Ở Mỹ, có mấy cấp độ nhà cơ bản như sau, với giá từ cao xuống thấp:

  • Nhà đơn lập, hay biệt thự (Single house): Gồm một ngôi nhà và vườn cỏ, cây cối bao quanh, không chung vách với nhà khác. Diện tích khoảng trên 200 mét vuông nền sử dụng trở lên. Ở Mỹ thường họ chỉ tính nền nhà, diện tích sử dụng trong nhà chứ không tính sân vườn xung quanh, vì mỗi ngôi nhà có thể không có hàng rào, biên giới…
  • Nhà liên kế (Condo): Gồm một cụm các căn nhà chung vách, nhưng vẫn có vườn cỏ, cây cối riêng cho từng căn.
  • Nhà chúng cư (Apartment): Chung vách và chung khuôn viên cả khu.
  • Nhà di động (Mobile house): Bạn thuê một khoảng đất, trả tiền định kỳ. Sau đó thuê một căn nhà di động, có xe kéo tới đặt lên khoảng đất đó. Sau đó kết nối điện, nước, ga… với cả khu vực để ở. Hết hạn thuê người ta có thể đến kéo căn nhà đi.

Hấu hết người nhập cư khi đến Mỹ, ở các đô thị chật chội, sẽ sở hữu căn nhà của mình theo cấp độ từ thấp lên cao. Riêng tại Texas, giá nhà khá rẻ so với toàn quốc – có thể chỉ bằng 1/4 – 1/5 một căn nhà cùng dạng tại California, nên một căn chúng cư có thể chỉ vài chục ngàn đô, cùng mức thuế thấp.

Việc mua một căn Single house là khá bình thường. Tuy nhiên, để tránh việc mỗi cá nhân đầu cơ, sở hữu nhiều căn nhà, khi mua từ căn thứ hai trở lên bạn sẽ chịu nhiều chi phí hơn căn ban đầu…

Ở những khu vực cũ, người nhập cư, người nghèo đông đúc, tình hình an ninh không thực sự tốt, giá một căn Single house có thể giao động từ 120.000 – 150.000 USD + thuế đất khoảng 2%/năm. Thường ở mấy khu này nhà cửa phải gia cố song sắt, đường sá khá xấu, điểm trường học thấp. Tình hình càng cải thiện khi giá nhà càng cao.

Khi lên đến mức giá nhà từ 250.000 – 300.000 USD + thuế khoảng 3%/năm, bạn sẽ ở khu vực khá… chuẩn Mỹ, mỗi căn nhà có diện tích nền xây dựng trên 220 mét vuông, với 3-4 phòng ngủ, garage, phòng vệ sinh, phòng sinh hoạt, phòng khách rộng rãi.

Mọi chỉ số an ninh, trường học… đều tốt, trong khu nhà có đầy đủ các hạ tầng như công viên, hồ bơi, khu giải trí, sinh hoạt cộng đồng và rừng cây, hồ nước… Lên đến mức giá 500 ngàn trở lên, nhà bạn có thể quay lưng ra hồ, với diện tích sử dụng mênh mông, trong nhà có đầy đủ các phòng giải trí, tập thể thao, rạp phim mini…

Với một căn nhà ở mức trung bình, từ 220.000 – 300.000 USD, bạn có thể trả trước 50.000 USD, phần còn lại trả góp trong vòng 30 năm, lãi suất vay ngân hàng giao động từ 4-8%/năm, tùy mức tín dụng.

Thêm thuế cùng mọi khoản khác, tính ra mỗi tháng bạn phải trả khoảng 1 ngàn 7 đến 2 ngàn đô cho căn nhà. Khi nào gom đủ tiền, bạn có quyền trả hết ngay, không bị phạt. Nếu đi làm ở mức độ… công nhân, người làm công, bạn vẫn có thể an tâm trả đủ.

Trong trường hợp bạn lâm vào cảnh túng quẫn, hoàn toàn không còn khả năng chi trả, các ngân hàng sẽ cho bạn một khoảng thời gian “ân hạn” khoảng 12 tháng (tùy hợp đồng). Nếu vẫn không thể trả, bạn sẽ bị tịch biên căn nhà theo thủ tục phá sản.

Điểm tín dụng quay về mức 0. Điều này đã từng xảy ra với nhiều người, trong thời điểm khủng hoảng nhà đất tại Mỹ, năm 2008. Khi các ngân hàng cho vay… thả cửa, không kiểm tra kỹ các hồ sơ mua nhà. Hiện luật nhà đất ở Mỹ đã siết chặt hơn sau đợt khủng hoảng ấy.

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 7: Vào bệnh viện Hoa Kỳ

Một trong những vấn đề liên quan tới luật pháp phức tạp nhất ở Mỹ là vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe. Vì nó đụng chạm trực tiếp tới khía cạnh: Sức khỏe và quyền sống theo nghĩa đen của mỗi người, ở thời điểm nhạy cảm nhất.

Thêm nữa, đụng đến y tế là đụng đến vô số bên liên quan, từ bệnh viện, công ty bảo hiểm, người lao động, thậm chí cả hệ thống chính trị… Vì vậy, trong phần này, mình thú thực chỉ có thể đề cập những gì đã biết ở góc độ chủ quan, tóm lược nhất và đặt trọng tâm vào đối tượng mới nhập cư.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Không bảo hiểm = phá sản

Cho đến trước khi “Đạo luật về chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền”, mà người ta hay gọi tắt là Obamacare ra đời, nền y tế Mỹ hiện diện dưới hình dung vừa là thiên thần vừa là ác quỷ.

Đội ngũ nhân viên y tế vào loại hàng đầu thế giới, máy móc, tiện nghi, cơ sở hạ tầng đều vậy. Tuy nhiên chi phí y tế người bệnh phải trả cũng thuộc hàng đắt nhất thế giới. Những người thuộc lớp nghèo được nhà nước trợ giúp. Những người thuộc lớp giàu có, tất nhiên đủ khả năng chi trả. Riêng lớp trung lưu, y tế là một cơn ác mộng, vì họ phải gánh thường trực một khoản phí bảo hiểm ngất ngư.

Nếu ai “tặc lưỡi” không mua bảo hiểm, lỡ đổ bệnh, coi như… tán gia bại sản. Có một tỉ lệ rất cao những người nộp đơn xin phá sản là do dính phải chi phí y tế, khi lỡ đổ bệnh.

Obamacare đã được nhen nhóm hình thành từ các chương trình nghị sự phía đảng Dân Chủ từ nhiều nhiệm kỳ trước. Song đến thời tổng thống Obama, đã quyết tâm biến nó thành bộ luật được thực thi, với nhiều gian khó. Cho đến nay, bộ luật này vẫn còn nhiều điểm gây bất đồng từ các phía. Nhưng nhìn chung nó đã giúp đa phần người dân Mỹ yên tâm hơn khi ngã bệnh. Mình xin tóm lược vài điểm cơ bản của bộ luật… dày cui này như sau:

  • Mọi người dân Mỹ bất kể giàu nghèo, khỏe mạnh hay đau yếu đều phải mua bảo hiểm y tế. Ngoại trừ những người đã được mua bởi các doanh nghiệp nơi họ đang làm việc, hoặc đang có các chương trình bảo hiểm khác (Gold Card, Medicaid, Medicare…).
  • Các đối tượng như người lưu trú hợp pháp, lưu trú có thời hạn ngắn, du học sinh, đều có thể mua bảo hiểm này.
  • Người đang bị bệnh, bệnh nặng, bệnh nan y cũng được mua bảo hiểm này ngay cả khi đang bệnh.
  • Nếu không mua sẽ bị phạt từ 400 đến 700 đô/tháng, thời điểm 2016. Số tiền phạt tăng theo từng năm.
  • Mức bảo hiểm phải mua tỉ lệ thuận với thu nhập. Những người nghèo, mới nhập cư, có thể chỉ phải mua bảo hiểm này với số phí hằng tháng vài đô la. Nhưng người giàu phải mua tới hàng ngàn đô mỗi tháng. Vì vậy có thể xem như đạo luật này “ép” người giàu, người khỏe mạnh phải “chi trả” cho người nghèo, người bệnh. Vì vậy nó gây nên sự phản đối từ nhiều đối tượng. Xem ra tính chất có vẻ giống như: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa! Tất nhiên là theo nghĩa bản chất, gốc gác của cụm từ này. Và bộ luật này vẫn được xem là không vi hiến Mỹ.

Vì vậy có thể rút ra kết luận: Về cơ bản, mọi người dân Mỹ, người có thẻ xanh, người lưu trú hợp pháp đều có bảo hiểm y tế, dưới hình thức này hay hình thức khác. Và không còn ai phải lo lắng về vấn đề chăm sóc sức khỏe nữa.

Bắt đầu hưởng dịch vụ y tế

Điều dễ nhận thấy ở Mỹ nói chung và ở Texas nói riêng đó là đi đâu người ta cũng nhìn thấy bệnh viện. Từ những tòa nhà vào loại khổng lồ nhất thành phố, cho đến các phòng khám quy mô vài bác sĩ. Sau khi mua bảo hiểm, bạn có thể chọn cho mình và gia đình một “phòng khám gia đình” ở gần khu vực mình ở. Thường người ta chọn một phòng khám của bác sĩ đồng hương, nếu chưa rành tiếng Anh.

Đây là một phòng khám đa khoa, ở cấp độ nhỏ nhất. Trừ trường hợp cấp cứu, phải vào thẳng bất kỳ bệnh viện lớn nào, còn lại khi cảm thấy… trong người khó ở, hoặc khám định kỳ hằng năm, bạn đều phải liên hệ trước với phòng khám gia đình này. Việc liên hệ có thể đến trực tiếp xếp hàng, hoặc đặt lịch khám qua mạng, điện thoại…

Đây là một thủ tục… gây mệt mỏi, vì hầu hết phòng khám không thể giải quyết ngay mà phải chờ trong ít ngày. Đúng hẹn, bạn tới phòng khám, đăng ký, nộp vài đồng “tượng trưng” và vào cho bác sĩ khám. Nếu là các bệnh nhẹ, bác sĩ gia đình giải quyết tại chỗ, ghi đơn thuốc cho bạn tới nhà thuốc lấy thuốc. Còn nếu bệnh “chuyên sâu”, bác sĩ gia đình sẽ chuyển bạn lên các bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện lớn. Và bạn sẽ lại phải chờ thêm ít ngày, để bác sĩ chuyên khoa xếp lịch.

Khi lên phòng khám chuyên khoa, từ trường hợp cấp cứu cho đến các bệnh thông thường, bạn đều cảm nhận một không khí… vương giả, nếu bạn đã quen với không khí bệnh viện trong ký ức. Cho dù bạn là anh bưng phở hay ông thượng nghị sĩ, tất cả đều được đối xử như nhau. Nếu bạn không biết tiếng Anh, người ta sẽ kết nối cho bạn một phiên dịch.

Dù bạn bệnh như thế nào, cũng luôn có ít nhất một bác sĩ, cùng bảy tám y tá, trợ lý phục vụ bạn: Người chỉ đường, người đẩy xe, người cầm điện thoại đi kè kè bên bạn (trong trường hợp phải phiên dịch qua điện thoại). Và tất cả luôn nở nụ cười cùng… lời cảm ơn. Không có bất kỳ bác sĩ, y tá, trợ lý… nào nhận tiền “bồi dưỡng” bạn bỏ vô túi họ – thậm chí hành động này còn bị xem như sự coi thường.

Nếu bạn là một người mới nhập cư, có địa vị xã hội thấp, thu nhập không cao… sẽ rất dễ mang cảm giác bối rối khi được đội ngũ chăm sóc quá tận tình. Ví dụ, bạn cảm thấy như thế nào, khi có một “bà Mỹ trắng” lớn tuổi, quỳ dưới nền mò tìm một chiếc giày của bạn và mang nó vô chân bạn kèm nụ cười đầy chia sẻ? Khi nằm điều trị bạn luôn có một phòng riêng, cùng một giường cho thân nhân bên cạnh.

Tuy nhiên thân nhân chỉ mang yếu tố trợ giúp tinh thần, còn mọi việc theo dõi bệnh nhân đều được đội ngũ chăm sóc quan sát từng giây từ máy móc bên ngoài, cũng như thăm khám thường xuyên. Thân nhân không hề phải đụng chân đụng tay trong bất cứ công đoạn nào, kể cả lau mặt, đánh răng, vệ sinh cho người bệnh.

Có một tấm bảng, hoặc tờ phiếu đánh giá mức độ hài lòng của bạn với đội ngũ điều trị, chăm sóc trong phòng. Chỉ cần bạn chấm họ ở mức khá là họ đã… tá hỏa, xin lỗi, hỏi kỹ nguyên nhân nào khiến bạn cảm thấy không hài lòng.

Trường hợp bệnh nhi là trẻ em, thường có quà, đồ chơi chuẩn bị sẵn khi vô bệnh viện thăm khám. Thậm chí bác sĩ, đội ngũ điều trị còn là những… diễn viên, hay chú hề, tạo không khí vui tươi cho trẻ. Hai đứa nhỏ nhà tôi khi mới qua, cứ nghe nói được… tới bệnh viện cho bác sĩ khám là nhảy tưng tưng, háo hức như được đi… Disneyland!

Khi bạn đã có quốc tịch Mỹ, là người lớn tuổi, hoặc mang trong mình những căn bệnh thuộc nhóm nguy hiểm bạn sẽ có chế độ chăm sóc tại nhà. Hoặc chính phủ chi trả cho bạn khoản tiền thuê người chăm sóc tại nhà.

Bạn có thể thuê ngay cả… con cháu trong gia đình làm công việc chăm sóc sóc mình và chính phủ sẽ trả khoản tiền công chăm sóc ấy cho chính… con cháu bạn. Số tiền trả cho mỗi giờ chăm sóc như thế hẳn nhiên không thể dưới mức lương tối thiểu (ở Texas là 7.5 đô/h).

NẾU AI “TẶC LƯỠI” KHÔNG MUA BẢO HIỂM, LỠ ĐỔ BỆNH, COI NHƯ… TÁN GIA BẠI SẢN. CÓ MỘT TỈ LỆ RẤT CAO NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN XIN PHÁ SẢN LÀ DO DÍNH PHẢI CHI PHÍ Y TẾ, KHI LỠ ĐỔ BỆNH.

Không có bảo hiểm và cũng… không có tiền?

Khi bạn đã bước vô bệnh viện, mối quan hệ của bạn với đội ngũ điều trị chỉ còn là y bác sĩ và bệnh nhân. Không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào khác. Ít nhất bạn cũng phải được điều trị vượt qua cơn hiểm nghèo trong trường hợp cấp cứu. Tuyệt đối không có việc ứng trước viện phí rồi mới được nhập viện.

Trong thời gian điều trị, đội ngũ hành chánh của bệnh viện có thể tìm kiếm các thông tin về bạn, sau đó tư vấn cho bạn các hình thức giải quyết “hậu quả” ở mức tối ưu nhất. Sau khi bạn được điều trị xong, hóa đơn thanh toán sẽ được gửi về địa chỉ cư ngụ của bạn.

Nếu bạn không có khả năng chi trả ngay, khoản tiền ấy sẽ được chia nhỏ, để bạn trả góp từng tháng. Nếu bạn… vỡ nợ, tuyên bố đầu hàng, không trả góp gì hết trơn, mức “xử phạt” đối với bạn cũng chỉ là quan hệ dân sự, đẩy mức tín dụng về 0, chứ không có hình thức “làm khó” nào khác.

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 8: Hàng tiêu dùng và hàng “xách tay”

Bạn đã từng sang châu Âu, ngất ngây với hàng vạn thương hiệu xa xỉ, nhưng… khá run khi lần tay vô túi. Tương tự là Nhật Bản, vô số thứ để mê man, nhưng đụng đến giá, không ít cái lưỡi bỗng… nằm sâu hơn về phía cổ.

Ngược lại, khi bạn sang Thái Lan, Trung Quốc… những đồng “tiền lẻ” cứ nhảy loi nhoi, bởi thấy cái gì cũng rẻ, sau một vòng mua không kịp thở, về tới khách sạn không ít người bỗng… nghệt ra, sau khi cộng dồn hóa đơn. Tất cả các sắc thái mua bán ấy, từ xa xỉ cực độ, đến bình dân hết mức, bạn đều gặp ở Mỹ.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Tiêu dùng, mua sắm

Tôi không đề cập tới những góc độ hàng hóa, buôn bán “cao siêu”, chỉ nói ở góc độ chung chung nhất, dễ “va chạm” nhất trong đời sống hằng ngày của mỗi người. Hệ thống siêu thị ở Mỹ được tách ra theo từng nhóm, từng nhu cầu: Thực phẩm, thời trang, nội thất, điện tử, điện gia dụng, máy tính, văn phòng phẩm, đồ uống có cồn, phục vụ thú nuôi…

Nói chung, không có bất cứ phân khúc tiêu dùng nào bị bỏ trống, cũng như không được chuyên nghiệp hóa. Mới lần đầu bước chân vô một siêu thị ở Mỹ, người ta rất dễ có cảm giác choáng ngợp, vì độ rộng rãi, mênh mông, với hàng hóa tầng tầng lớp lớp của nó. Hầu hết các siêu thị hàng tiêu dùng mở cửa 24/24, tuần 7 ngày, kể cả ngày lễ tết. Không đóng cửa nhiều như siêu thị ở châu Âu.

Với các món hàng tiêu dùng thông thường, dân Mỹ gần như không có khái niệm… sửa chữa. Thí dụ một chiếc tủ lạnh khổng lồ, chỉ dùng từ lúc mới mua cho đến lần hết ga đầu tiên, chẳng ai nghĩ tới việc nạp ga lần thứ hai để xài tiếp mà ngay lập tức đổi cái mới.

Vì vậy ở Mỹ có thêm một hệ thống cửa hàng chuyên… đón nhận mọi thứ đồ cũ về bán lại với giá rất rẻ, dành cho những người có nhu cầu. Mỗi gia đình luôn có một góc trong garage để chứa đồ cũ, đặc biệt là quần áo, giày dép, đồ gia dụng… cứ vài tháng một lần, người ta lại mở cửa, trưng biển garage sale.

Ở đây bạn có thể mua những chiếc xe đạp mới cáo, với giá dăm bảy đồng, những bộ bàn ghế giá bằng vài phần trăm giá gốc… Sau khi đã bán qua garage sale vẫn còn, họ đóng thùng đem tặng, sẽ có các nhân viên từ thiện đến tận nhà, chất lên xe chở tới hệ thống siêu thị đồ cũ. Khách hàng của siêu thị đồ cũ không hẳn là dân nghèo.

CÓ RẤT NHIỀU NGƯỜI CÓ THU NHẬP KHÁ, VẪN GIỮ THÓI QUEN LANG THANG CHỢ ĐỒ CŨ, SẮM VÀI THỨ NGỘ NGỘ…

Ngoài thú dạo dạo mua sắm tại các khu thương xá, hệ thống thương mại điện tử – mua hàng qua mạng – của Mỹ đang dần lấn át xu hướng truyền thống. Đặc biệt trước những mùa lễ hội, nườm nượp những chiếc xe phát chuyển hàng chạy khắp mọi ngả đường. Nhân viên giao hàng cứ thế lặng lẽ đến cửa nhà bạn, để trước bậc thềm thùng hàng mà bạn đã đặt mua, từ đồ điện tử đến áo quần rồi… đi tiếp.

Không ký nhận, không kiểm tra và cũng… không sợ mất. Nhiều gia đình đi vắng cả ngày, tối về nhà, đã thấy bên cửa những thùng hàng đặt mua chất đống. Tôi cũng nghe phong thanh, đã có trường hợp mất đồ xảy ra, tuy nhiên rất hãn hữu. Vì vậy, cũng chưa nghe ai đề cập, nếu đồ bị thất lạc người ta đền bù như thế nào? Nhưng thường doanh nghiệp không đẩy sự thiệt hại về phía khách hàng. Tất cả hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Có một quy ước mua hàng “đặc sản Mỹ”, phổ biến toàn quốc, đó là bạn có quyền trả lại món hàng mà mình đã mua trong vòng vài tuần, có thể đến vài tháng, vài năm… tùy quy ước của hệ thống siêu thị. Không có một phản ứng khó chịu nào, nếu bạn bưng thùng hàng đã mua, quay lại siêu thị và trao nó cho nhân viên bộ phận nhận trả, tất nhiên phải kèm hóa đơn bạn đã mua. Cùng lắm, người ta chỉ hỏi bạn một câu, mang ý nghĩa muốn chăm sóc khách hàng nhiều hơn là làm khó: Tại sao bạn phải trả lại món hàng này? Bạn có quyền đáp: Tôi không thích nó. Và nhân viên vẫn đón nhận, cảm ơn! Chính vì cung cách mua sắm này, một số người đã lợi dụng nó.

“Mua” những món hàng chỉ cần xài một lần, rồi bữa sau đem trả. Ví dụ mai gia đình bạn đi picnic, cần mấy cái lều, mấy cây dù, vài cái ghế, dăm ba chiếc phao, thậm chí là thuyền, xe đạp… Bạn tới siêu thị khiêng về, kết thúc chuyến du hý thì mang ra trả. Hoàn tiền 100%! Hoặc đi dự tiệc, muốn có cái váy đẹp, cũng “chơi trò” tương tự. Đã có những giai thoại, những bài báo đề cập chuyện trả hàng đầy kỳ quái.

Ví dụ mua mấy chậu hoa kiểng, về trưng cho tàn, hoặc trồng xuống đất rồi, nó chết queo, thế là mang cây chết đi trả. Hoặc mua đồ ăn, về bỏ cho thiu, cũng mang trả nốt… Mấy trường hợp này phía bán có thể từ chối nhận lại.

Tuy nhiên, giữa một xã hội người ta đặt cao lòng tự trọng, “chơi đẹp”, tỉ lệ người “chơi kỳ” không cao, không khiến các nhà bán lẻ phải đau đầu cân đối nhiều, nên quy luật mua sắm này vẫn được duy trì xưa nay, như một điều rất bình thường khắp nước Mỹ.

Khách hàng ở Mỹ vừa là thượng đế được phục vụ từ móng chân lên tới óc, vừa là… nạn nhân và con nợ âm thầm. Các ngân hàng rất… khuyến khích người ta xài tiền, bằng cách… cho mượn “không thương tiếc”. Một người nhập cư mới qua vài tháng, họ đã “quăng” vô thẻ cho bạn mượn từ một tới vài ngàn đô: Cứ xài đi, xài càng nhiều càng tốt, tín dụng càng lên, cuối tháng trừ nợ sau… Nhưng nếu bạn… mê man, thiếu kinh nghiệm kiểm soát, rất có thể sẽ phải bỏ vài ba đôi giày hiệu vô… nồi canh nấu lên cho cả nhà ăn nguyên tháng, thay vì bỏ rau và thịt.

Tuy nhiên, ngoại trừ những người xài tiền quá vung vãi, thực tình không nhiều lắm những đối tượng phá sản vì mê mua sắm. Vì giá cả nhìn chung, từ bó rau cho đến chiếc xe hơi đều rất rẻ so với thu nhập của ngươi dân. Thậm chí rẻ hơn nhiều so với giá chính món hàng ấy tại VN. Vì vậy, với người mới nhập cư, việc ăn bận, hay sắm sửa những món hàng tiêu dùng cơ bản nhất gần như là điều không phải lo lắng.

Ở thành phố tôi ở, có một hệ thống siêu thị chuyên bán hàng Việt Nam, hàng Châu Á, rải đủ khắp bốn hướng. Các sắc dân khác đều có hệ thống cửa hàng tương tự. Hầu như người nhập cư ở khu vực nào cũng có thể đến mua sắm trong hệ thống siêu thị chuyên biệt của mình. Bạn có thể yên tâm, có đến 99% những món gì ở VN có thì ở đó có. Từ cây tăm, đôi dép cho đến chai tương, hũ mắm…

Tuy nhiên có một điều khiến tôi rất chạnh lòng, đó là có rất nhiều món hàng đặc chủng VN như mắm tôm, nước mắm Phú Quốc, nguyên liệu Phở, Mì Quảng, Bún bò Huế… ngoài bao bì in tiếng Việt rõ ràng, nhưng lại sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc… bởi các doanh nghiệp nước họ. Các doanh nghiệp quê nhà quá yếu trong việc cạnh tranh hay… bỏ quên thị trường hàng triệu kiều bào này?

Buôn bán hàng “xách tay”

Ngoài những điều kể trên, thị trường Mỹ còn một đặc trưng nữa đó là mua sắm theo tính thời điểm. Cùng một đôi giày, một cái đồng hồ, một chiếc giỏ… ngày hôm qua bán giá 100 đồng, qua hôm sau “tự nhiên” xuống 10 đồng, qua hôm sau nữa lại lên 100 đồng như cũ. Nguyên nhân giảm giá có thể do các đợt hàng phục vụ lễ hội, qua ngày lễ, giá lập tức… rẻ dễ sợ.

Hoặc vô xuân hè, giảm giá hàng thu đông. Hoặc hàng hóa ăn theo một bộ phim, một sự kiện thể thao… Một nguyên nhân khác: Các siêu thị thường câu khách bằng chiêu giảm một số món hàng đột ngột, trong đôi ngày, để người ta ghé mua một món rồi… lại muốn tới mua thêm các món khác. Các bạn làm công việc săn hàng, buôn bán giữa đôi bờ Mỹ – Việt cực giỏi trong việc “săn” những đợt hàng, món hàng như vậy.

Tuy nhiên, ngay cả các món hàng không giảm giá thì cũng có rất nhiều chủng loại hàng, giá ở Mỹ rẻ hơn rất nhiều so với VN. Ví dụ, một chiếc áo sơ mi nam cho dân văn phòng ở VN, thương hiệu khá khá, giá có thể 600 – 700 ngàn. Nhưng cùng cấp độ thương hiệu ấy, thậm chí cao cấp hơn, một chiếc áo mua từ Mỹ, sau khi gửi về tới VN, bán lại giá có thể thấp hơn một vài trăm ngàn.

Đặc biệt, mùa hàng thời trang, tiêu dùng của Mỹ kéo dài từ Halloween, qua Thanksgiving, sang đến hết Noel, Tết dương lịch. Sau Tết dương lịch, mọi thứ áo quần, bánh kẹo, nói chung là tuốt tuồn tuột đều giảm giá, dù hạn sử dụng còn rất dài, chất lượng nguyên vẹn. Cùng thời điểm ấy là mùa… sắm Tết tại VN. Nhiều người “thức thời” chỉ cần “đánh” riêng mặt hàng quần áo, bánh kẹo về nước bán mùa Tết đã… cháy hàng ngùn ngụt!

Bởi vậy, khi còn ở VN, vì có người thân ở Mỹ, bà xã tôi đã làm công việc buôn bán online một thời gian dài. Một nhóm các bạn thích mua sắm, hoặc cùng làm công việc này chơi chung trên mạng. Các bạn có thể gửi link một món hàng các bạn tự săn trên mạng, bà xã tôi chuyển link ấy cho người nhà tại Mỹ đặt mua, chuyển về VN trong thời gian ngắn. Hoặc bà xã tôi tự chọn các mẫu hàng cảm thấy hợp ý, treo lên trang, bạn nào đặt mua, hoặc muốn bán trung gian, thì chuyển hàng về.

Nói chung vụ này rất nhiều bạn ở VN hiện nay khá rành rẽ… Người bán phân chia lợi nhuận chung với những người bán khác. Còn người mua, có thể kiếm được nhiều món hàng ưng ý, với giá rẻ hơn nhiều so với mua ngoài thương xá, hay hệ thống shop trong nước. Đã có nỗ lực từ phía nhà nước, muốn quản lý hệ thống buôn bán này về thuế. Nhưng nghĩ cho cùng, nó cũng như Uber Taxi, khi cái lợi thuộc về khách hàng nhiều hơn thì việc “thu xếp” nó còn mệt!

Tự nhiên viết tới đây, tôi bỗng muốn… bỏ vẽ tranh, viết báo, đi bán hàng online!

Xem chi tiết

Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 9: Sau giờ làm việc

Mấy tuần trước, gia đình tôi tổ chức một buổi tiệc nhỏ. Dự định mời nhiều bà con, bè bạn tới nhà, nhưng sau khi gọi, hỏi một vòng, danh sách chốt lại chỉ còn chưa đầy phân nửa, vì đang là giữa kỳ nghỉ hè, nên hết người này tới người kia mắc… đi chơi.

Với những chuyến đi dài ngày, một số chọn khu vực Caribbean đầy nắng ấm, sang Châu Âu, xuống Nam Mỹ, hay về Việt Nam. Nhỉnh hơn một chút, họ có thể mua suất đi lòng vòng trên những siêu du thuyền khổng lồ, với chi phí không quá cao so với thu nhập. Tuy nhiên, lựa chọn nhiều nhất vẫn là du lịch nội địa Mỹ, bằng máy bay, hoặc trực tiếp lái xe…

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Nice weekend!

Trong một kỳ nghỉ, một gia đình có thể “lang thang” qua vài khu bảo tồn hay thắng cảnh như vậy. Lợi thế của dân Mỹ là gia đình nào cũng có xe hơi, ngoài xe nhỏ để đi làm, mỗi nhà thường có thêm một chiếc xe van, hoặc caravan để phục vụ cho việc đi chơi. Lịch nghỉ của trẻ em cũng rải đều trong năm, mùa nào cũng có những kỳ nghỉ khoảng 10 ngày, đủ thời gian để du ngoạn.

Hệ thống khách sạn, kể cả ở những thành phố du lịch nổi tiếng, giá cả không hề cao so với thu nhập. Lương một người làm trong một ngày là đủ để thuê khách sạn hạng khá ở một đêm. Cái cảnh cả gia đình trên một chiếc xe, lướt vèo vèo cao tốc liên bang, vợ chồng thay nhau lái, nó vô cùng… đã và cũng rất dễ thực hiện.

Nhà nào gần sông, hồ, biển… có thể mua thêm một chiếc xuồng, hay tàu nhỏ, chất lên mui hoặc kéo sau xe hơi đến điểm du ngoạn. Giá một chiếc xuồng cũng ngang ngang một chiếc xe, nên không phải thứ xa xỉ. Vì vậy, du lịch là việc… không phân chia đẳng cấp, anh là người lao động bình dân… tận đáy, hay “quý tộc” cao vời, khi trải nghiệm, hưởng thụ cuộc sống đều như nhau.

Cũng như việc lái xe xuyên bang, cái cảnh cả nhà ngồi trên một chiếc “du thuyền”, lướt trên mặt sóng, câu cá, phơi nắng, rồi tấp vô một cánh rừng, hạ trại, bày tiệc nướng, uống bia, đàn hát, nhảy múa thâu đêm, rồi chui vô lều ngủ là rất phổ biến.

Ngoài những cuộc đi chơi xa, trong bất kỳ khu vực nào, với bán kính mươi – mười lăm phút lái xe cũng đều có các công viên, khu cắm trại ở cấp độ nhỏ hơn, nhưng cũng đủ đi cả ngày không hết. Nói tới công viên ở Mỹ, sẽ có một hình dung khác với công viên ở các quốc gia khác. Ví dụ ở VN hay châu Âu, đó là các khu vườn được xây dựng, quy hoạch gọn gàng, với cây cối, hoa lá, lối đi…

Công viên ở Mỹ là các khu vực rừng cây, hồ nước, đầm lầy, sông ngòi… tự nhiên, được bảo tồn kỹ lưỡng. Họ chỉ xây những lối đi bộ, hay đạp xe vòng vèo giữa rừng. Lâu lâu lại có một cụm nhà trưng bày di tích, phòng triển lãm thực động vật, khu vui chơi thiếu nhi… nằm ẩn hiện trong tán rừng.

Ở các công viên này thường có hồ, sông… bạn có thể mua ở siêu thị những chiếc xuồng chèo tay hai người ngồi, giá tầm hơn một trăm đến hai trăm đô một chiếc. Mỗi nhà hai ba chiếc, cùng nhau chèo thuyền lắt léo vô sông suối. Hoặc bạn cũng có thể thuê xuồng chèo trong vài giờ, với giá mềm.

Khung cảnh ở những công viên này đã hoàn toàn khiến bạn có thể… ngất ngây, chớ chẳng cần đi đâu xa, nhất là vào những ngày xuân với hoa dại nở bạt ngàn, hay mùa thu vàng lá. Ngoài công viên còn có các khu giải trí theo chủ đề, các khu phố cổ, trang trại, hoặc đơn giản là những cánh đồng mênh mông ven đường… Chỗ nào cũng có thể lựa chọn để rong chơi, thư giãn…

Từ công viên quốc gia, tới công viên khu vực, rồi tới chính… khu nhà của mình. Ở hầu khắp các khu, kể cả các khu chúng cư, đều có các công viên nhỏ, với các mảnh rừng, hồ nước, nhà cộng đồng, khu tập thể thao, hồ bơi, sân chơi thiếu nhi… Bạn có thể dạo bộ, đạp xe, vận động thư giãn trong bầu không khí tĩnh lặng, trong trẻo…

Và cuối cùng là đến chính căn nhà của mình. Cấu trúc mỗi căn nhà biệt lập luôn có khoảng không gian quan trọng ở phía sau, với mảng cỏ, cây xanh, vườn hoa và mái hiên (patio) rộng đủ chỗ cho hàng chục bạn bè tới chơi. Nhiều nhà còn có rừng nối tiếp sân sau (ngay nhà mình, mới nhập cư, nghèo vậy mà cũng có, hihi), hoặc hồ bơi riêng. Dân Mỹ luôn coi trọng những ngày nghỉ cuối tuần.

Câu chúc rất dễ nghe thấy là: Nice weekend – Cuối tuần vui vẻ! Vào ngày cuối tuần, không lạ nếu thấy trước một căn nhà nào đó, xe hơi đậu dày đặc, tràn sang trước các nhà hàng xóm, không khí náo nhiệt hơn bình thường, có thể nghe tiếng nhạc văng vẳng, tiếng… cụng ly, đàn hát tới khuya.

Và hầu hết đều được thông cảm, nhà bạn vui bữa nay, nhà tui vui bữa mai, weekend mà. Trong một cuộc vui cuối tuần thường có món thịt nướng, vì vậy nhà nào cũng có một cái lò nướng để cố định nơi sân sau.

Bia Mỹ có giá ngang bia ở VN và dân Mỹ uống bia thuộc hàng vô địch thế giới, không phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, nhà nào đi dự tiệc cũng phải chừa lại một thành viên… không uống nhiều, hoặc uống đủ… ít, để… lái xe ra về. Vào mùa có bóng đá, hay các sự kiện thể thao vào buổi chiều, ngồi nơi sân sau với tiệc nướng, bia lạnh, coi sự kiện trên màn hình tivi lớn với bạn bè, nó… đã gì đâu! Hihi…

Chiếu phim tại gia

Ngoài cách giải trí như du lịch, dã ngoại, nhậu weekend, dân Mỹ còn rất nhiều lựa chọn giải trí khác như nghe hòa nhạc, xem kịch, đến thư viện, tới bảo tàng… mấy vụ này không nói làm gì, điều mình muốn kể đó là một cái thú khá phổ biến: Coi phim.

Trước đây, tôi khá lạ khi biết, hệ thống rạp chiếu phim ở Mỹ có phần không mấy hiện đại, so với ở… VN. Công nghệ chiếu phim vô địch cũng ở Hàn Quốc chớ không phải Mỹ. Việc tới rạp coi phim cũng không phải là lựa chọn… rộn ràng của dân Mỹ…

Khi sang Mỹ tôi mới hiểu, bởi các căn nhà ở Mỹ quá rộng, hệ thống chiếu phim tại gia ở Mỹ vô cùng phổ biến. Với khoản kinh phí khoảng… 2 tháng lương lao động bình dân, bạn đã có thể “cài đặt” một “rạp” chiếu phim “khủng” ngay tại nhà. Mình đã từng tới nhà một anh bạn, hai vợ chồng nằm ghếch giò trên một “vật thể” nửa giường nửa ghế, với… bia và mồi cạnh bên.

Trước mặt là một màn ảnh rộng khoảng 5 mét bề ngang, 3 mét chiều cao… đang chiếu một cuốn phim cực nét, với giàn âm thanh đánh… rung tim phổi (nhưng ở phòng bên cạnh vẫn không ồn). Với cách thức coi phim như vậy, người ta đến rạp làm chi nữa?

Tóm lại, dân Mỹ làm việc hết mình, nhưng mức độ giải trí, thư giãn, hưởng thụ cũng “hết ga”. Phạm vi một bài viết không sao đề cập đủ.

Chớ cưỡi ngựa xem hoa

Hầu như không ai có thể tự mình lập một bộ hồ sơ cho mình, cũng như gia đình để di trú sang Mỹ. Các bạn hầu như chắc chắn phải thông qua sự tư vấn của một văn phòng di trú, hay luật sư. Tuy nhiên, để tìm được một nơi xứng đáng “chọn mặt gửi vàng” lại không hề đơn giản. Thay đổi cuộc sống của cả một gia đình, với những hy sinh rất lớn, dồn vốn liếng cả cuộc đời vào một sự lựa chọn.

Nếu “thắng” cũng chưa hẳn đã “ngon ăn”, với vô vàn khó khăn còn đợi chờ trước mặt; còn nếu “thua” tất cả sẽ giống như một cơn lốc thổi qua mái nhà của bạn, không biết tái khởi động cuộc sống trên nền đổ nát cũ – cả tinh thần lẫn vật chất như thế nào?… Vì vậy, phải thực sự cẩn trọng hết-hết-hết mức.

Có một thuận lợi, đó là hôm nay chúng ta có internet, có vô vàn các nhóm, các “kênh” để điều nghiên kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ, để lắng nghe, cân nhắc trước mọi nguồn thông tin. Nếu có điều kiện hơn nữa, chúng ta hãy tìm cách sang Mỹ thực địa một chuyến. Không đi theo kiểu du lịch, cưỡi ngựa xem hoa, mà hãy ở lại ít ra vài tuần lễ. Tự mình thử… lang thang đi tìm việc làm, đi gõ cửa hỏi mua nhà, đi thăm kiếm trường học cho con cháu…

Hoặc chúng ta có bà con, họ hàng, anh em, bè bạn thật thân thiết, hãy gặt hái mọi thông tin cả tích cực lẫn tiêu cực từ họ. Sau khi xác định mọi thứ rõ ràng rồi, chúng ta cũng cần xác định cho mình một phương cách cân bằng tâm lý: Nếu đi được thì tốt, còn nếu hồ sơ bị từ chối, hãy coi đó là một lần… thi rớt học kỳ.

Vì vậy, để khởi đầu, các bạn hãy lên Goolge cụm từ khóa: “Các loại visa di trú Mỹ”. Kết quả sẽ hiện ra ngay, từ E, B, C, F, L… Và trong mỗi “chữ cái” ấy lại kèm theo số hiệu chia nhỏ phía sau. Và đừng mất kiên nhẫn, bạn hãy bỏ có thể vài tuần, vài tháng, lần theo từng diện chia nhỏ ấy và tìm hiểu tất cả. Cùng đó, bạn hãy lập một bảng biểu, lọc ra những điểm cần nhớ.

Sau đó bạn ghi chú những diện có vẻ gần nhất với khả năng đi của mình. Đừng nghĩ việc này là lẩn thẩn. Phải tuyệt đối biết hầu đủ các thông tin, rành rẽ diện đi của mình qua nhiều nguồn, nhiều nhân vật, nhiều bè bạn. Tuyệt đối không “đặt số mệnh” theo kiểu… chỉ nghe nói và không biết gì nhiều!

Có rất nhiều văn phòng di trú, luật sư, trong nước và phía Mỹ giỏi về vấn đề di trú. Chắc chắn bạn phải cần đến sự giúp đỡ của họ, không ít thì nhiều.

Xem chi tiết

Những thông tin cần biết về nước Mỹ trước khi sang định cư

Trước khi đến định cư tại một quốc gia, việc tìm hiểu các thông tin cơ bản về đời sống cũng như nền văn hóa của đất nước đó là một việc rất quan trọng, giúp nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống mới. Vậy để nhanh chóng làm quen với cuộc sống ở Mỹ – Điểm đến định cư rất được ưa chuộng hiện nay thì nhà đầu tư và gia đình cần lưu ý những điểm gì?

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 26/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Thời tiết, khí hậu

Mỹ là một quốc gia rất rộng lớn, khí hậu và thời tiết có thể thay đổi rất nhiều tùy theo mùa và theo từng khu vực.

Vào mùa hè, các bang miền bắc có thời tiết ấm áp, có vài ngày nóng, vào buổi sáng và buổi tối thì mát mẻ hơn; trong khi các bang miền nam và vùng nhiệt đới có nhiệt độ rất nóng. Vào mùa thu, nhiệt độ bắt đầu hạ nhiệt trên khắp đất nước. Đây là mùa rất được chào đón ở các khu vực phía bắc, nơi có hiện tượng thay màu lá thành các sắc thái đỏ, vàng và cam.

Mùa đông khá ôn hòa ở các bang miền nam, trong khi các vùng phía bắc, đông bắc, trung tây, vùng núi phía tây và vùng đồng bằng lớn thường có tuyết và nhiệt độ lạnh hơn. Vào mùa xuân, nhiệt độ bắt đầu ấm lên, giông và mưa bão phổ biến trên cả nước vào những tháng mùa hè.

Thời gian làm việc và truyền thống tận dụng thời gian ban ngày

Thời gian làm việc và hoạt động ở Mỹ rất khác nhau giữa các khu vực. Ở các thành phố lớn, các doanh nghiệp, cửa hàng… có xu hướng mở cửa kinh doanh lâu hơn hoặc thậm chí hoạt động 24/7, trong khi ở các thị trấn nhỏ, số giờ phục vụ hạn chế hơn và tăng thời gian đóng cửa trong mùa thấp điểm. Vì vậy, để sử dụng các dịch vụ công cộng như ngân hàng, bưu điện, mua sắm tại các khu trung tâm thương mại, siêu thị thì việc xem trước giờ làm việc là một việc rất cần thiết.

Đặc biệt, ở Mỹ có truyền thống tiết kiệm và tận dụng thời gian ban ngày. Châm ngôn “mùa xuân nhanh hơn, mùa thu chậm hơn” được áp dụng cho truyền thống này. Vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 3, đồng hồ sẽ được đặt chạy nhanh trước 1 giờ và vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 11, đồng hồ sẽ được đặt chậm lại 1 giờ. Arizona, Hawaii và các lãnh thổ của Samoa thuộc Mỹ, đảo Guam, Quần đảo Bắc Mariana, Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ không áp dụng truyền thống này.

Mục đích chính của việc tiết kiệm thời gian ban ngày là giúp mọi người tận dụng thời gian trong ngày tốt hơn. Mọi người sẽ có thêm 1 giờ để làm việc, nghỉ ngơi hay đơn giản là dành thời gian cho bản thân.

Giao thông

Phương tiện đi lại phổ biến nhất đối với người dân Mỹ là ô tô và các phương tiện công cộng. Mỹ là một quốc gia với diện tích rộng lớn, nên khi sang Mỹ định cư, mỗi gia đình cần có ô tô riêng để thuận tiện cho việc đi lại. Người Mỹ thường cho con đi lại bằng phương tiện School Bus và người lớn sẽ sử dụng ô tô riêng để di chuyển đến chỗ làm.

Giao thông tại Los Angeles – Califortnia

Có một lưu ý là ở Việt Nam, người tham gia giao thông đa phần sẽ rẽ phải khi đèn đỏ, dù điều này không được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, tại Mỹ, việc rẽ phải khi đèn đỏ là hợp lệ, chỉ cần người lái không cản trở làn xe đang chạy thẳng (do đèn xanh). Trường hợp nếu có biển báo NO TURN ON RED (không rẽ phải khi đèn đỏ) thì phương tiện đang di chuyển phải dừng lại.

Chăm sóc sức khỏe

Mỹ luôn là quốc gia được biết đến với chất lượng y tế hàng đầu thế giới. Đất nước này tập trung những biện pháp y học tân tiến, những chuyên gia hàng đầu và những dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Người dân Mỹ thường tự trả các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp hoặc thông qua bảo hiểm.

Không giống như hầu hết các nước phát triển, Mỹ không yêu cầu người nước ngoài khi vào Mỹ phải có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, vì chi phí chăm sóc sức khỏe ở Mỹ đắt đỏ hơn so với các quốc gia khác nên Nhà Đầu tư và gia đình nên mua bảo hiểm y tế để hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt với chi phí hợp lý. Các biện pháp điều trị dài hạn thường bị hạn chế đối với những người không có bảo hiểm. Các hoạt động nha khoa và nhãn khoa thường không được bao gồm trong bảo hiểm chung và cả hai đều rất đắt. Nếu nhận được bất kỳ loại điều trị y tế nào ở Mỹ, người bệnh nên giữ lại hóa đơn để yêu cầu phía bảo hiểm bồi thường lại tiền.

Chi phí sinh sống

Vật giá và mức sống ở Mỹ được đánh giá là thấp hơn so với các nước Tây Âu, tuy nhiên so với Việt Nam thì vật giá tại Mỹ vẫn cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, nếu đưa ra quyết định sinh sống tại hai thành phố nổi tiếng có chi phí đắt đỏ là New York hay Washington, chúng ta cần có sự chuẩn bị thật tốt về mặt tài chính.

Giá xăng dầu ở Mỹ rẻ hơn so với các nước châu Âu, nhưng nhu cầu sử dụng xe ô tô lại cao hơn vì đặc điểm địa lý rộng lớn. Do vậy, sẽ thuận tiện hơn cho người nước ngoài khi quyết định chọn ô tô riêng làm phương tiện di chuyển.

Ở Mỹ, những người có mức thu nhập trung bình khá thường sẽ tìm đến những trung tâm thương mại có chất lượng cao và mẫu mã tân tiến. Các trung tâm thương mại sẽ cung cấp hàng hoá của một chuỗi các thương hiệu. Những thương hiệu nổi tiếng ở Mỹ có thể kể đến bao gồm: Lord & Taylor, Hecht’s, Strawbridge’s, Kaufman’s, Filene’s, Macy’s, Bloomingdale’s, Burdine’s, Lazarus, Rich’s,… Ở các cửa hàng này vào tháng 11, từ ngày Lễ Tạ ơn đến trước Giáng sinh sẽ diễn ra một trong những đợt mua sắm lớn nhất trong năm. Ngoài ra, các trung tâm thương mại này thường có nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt và giảm giá mạnh.

Sự khác biệt về cách sử dụng điện áp

Ở Việt Nam, thông thường các thiết bị điện có điện áp 220/240V nhưng ở Mỹ dòng điện và các ổ cắm điện được tiêu chuẩn hóa theo mức điện áp 110/120V. Vì vậy, khi sang Mỹ, các Nhà Đầu tư và gia đình nếu có mang theo các thiết bị điện hoạt động với điện áp 220/240V nên chuẩn bị bộ chuyển đổi điện áp để tiện cho việc sử dụng.

Sử dụng bộ chuyển đổi phù hợp sẽ bảo vệ các thiết bị điện khỏi bị hư hại. Nếu chưa chuẩn bị ở Việt Nam, người định cư vẫn dễ dàng mua bộ chuyển đổi và bộ phích cắm bộ chuyển đổi tại hầu hết các cửa hàng lớn ở Mỹ như Walmart, Target và các cửa hàng điện tử.

Một số lưu ý về văn hóa

Việc tìm hiểu về văn hóa của đất nước sắp đến định cư để nhanh chóng thích nghi và ổn định cuộc sống là một việc rất cần thiết. Vì vậy, trước khi đến định cư tại Mỹ, chúng ta cần lưu ý những nét khác biệt văn hóa dưới đây để có thể hòa nhập tốt với cuộc sống mới:

  • Người Mỹ thường rất đúng giờ và tôn trọng giờ giấc. Nếu có hẹn nhưng bận việc đột xuất phải đến trễ, chúng ta nên gọi điện thoại thông báo cho đối phương trước và xin lỗi ngay khi đến buổi hẹn.
  • Người Mỹ rất yêu thích thể thao và thường xuyên theo dõi các tin tức liên quan. Những môn thể thao phổ biến nhất là bóng chày và bóng rổ.
  • Cũng giống các quốc gia khác, người Mỹ đề cao tính cạnh tranh, đặc biệt là trong giáo dục. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được khuyến khích học tập chăm chỉ và cố gắng để đạt được mục tiêu của mình. Các trường Đại học đều có tính cạnh tranh rất cao, vì vậy cha mẹ thường chuẩn bị việc thi đầu vào Đại học cho con mình từ sớm.
  • Vì Mỹ là một quốc gia có nhiều nền văn hóa khác nhau do yếu tố di dân nên người Mỹ rất tôn trọng sự khác biệt và đa dạng văn hóa, đặc biệt trong giao tiếp và thể hiện quan điểm. Một quy tắc cơ bản là không sử dụng các từ hoặc thành ngữ có thể được hiểu là sự phân biệt, kì thị các quốc gia, nền văn hóa khác.
  • Người Mỹ thường chủ động trò chuyện với người lạ về những chủ đề thường ngày như thời tiết, thể thao hoặc các chương trình truyền hình nổi tiếng. Trong lúc chờ xe buýt ở trạm xe, xếp hàng chờ mua đồ hay đang ở trong thang máy, đừng quá ngạc nhiên nếu có một người lạ bắt đầu trò chuyện với chúng ta theo cách: “Anh có xem trận Super Bowl tối qua không? Một trận tuyệt vời!”.
  • Văn hóa tiền tip rất phổ biến ở Mỹ, đặc biệt là ở những nhà hàng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý nhà đầu tư và gia đình trong việc lên kế hoạch chuẩn bị định cư Mỹ trong thời gian tới.

Xem chi tiết

10 lý do để "Giấc mơ Mỹ" là điểm đến an cư

Giấc mơ Mỹ - niềm tin về một xã hội tự do, bình đẳng, một vùng đất của cơ hội cho tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, nguồn gốc hay chủng tộc. Nơi mà người dân trên toàn thế giới đều muốn đến để có một cuộc sống thịnh vượng, một tương lai tốt đẹp hơn cho mình và các thế hệ về sau. Đất nước này có quá nhiều đều tốt đẹp để nhắc đến, nhưng sau đây là top 10 lý do để các nhà đầu tư chọn định cư Mỹ.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 26/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

1. Tinh thần “dám đương đầu”

Thái độ tích cực đã thấm nhuần trong máu của người Mỹ. Họ luôn thấy được những cơ hội ở nơi mà người khác thấy khó khăn. Nước Mỹ hùng mạnh đã được xây dựng bằng chính niềm tin rằng bất kỳ ai cũng có thể đạt được bất kỳ thứ gì họ muốn, vì thế không có gì ngạc nhiên khi hầu như người Mỹ ít khi nghi ngờ về khả năng của bản thân, và luôn dám nỗ lực, dám đương đầu với mọi khó khăn để làm được điều mình muốn.

Đối với người nhập cư, điều này có nghĩa là một cộng đồng cởi mở luôn sẵn sàng chào đón, giúp đỡ những người mới đến định cư tại Mỹ và tin rằng những người nhập cư cũng có thể đạt được những thành công và cuộc sống hạnh phúc giống như họ. Rất dễ cảm nhận không khí cộng đồng ở bất kỳ thành phố nào tại Mỹ, luôn có những người hàng xóm đề nghị được giúp đỡ và những người lạ vui vẻ chào hỏi nhau trên đường.

Sống trong một nền văn hóa lạc quan, cầu tiến như vậy, có lẽ muốn bi quan cũng khó. Và hệ tư tưởng này sẽ là nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp người nhập cư phá vỡ giới hạn của mình để nhanh chóng hòa nhập và vươn đến những thành công tại một đất nước mới.

2. Giáo dục

Một trong những ưu tiên hàng đầu khi nhà đầu tư chọn một nước để đầu tư định cư là chất lượng giáo dục cho con cái của mình. Hệ thống trường công miễn phí với tiêu chuẩn giáo dục hàng đầu thế giới là một lý do thuyết phục để nhiều gia đình chọn định cư Mỹ.

Nền tảng giáo dục phổ thông tiên tiến hướng đến sự phát triển toàn diện, phát huy thế mạnh của từng cá nhân, và các trường đại học luôn lọt top đầu thế giới là điều ai cũng biết. Bậc cha mẹ có thể hoàn toàn tự tin rằng con mình sẽ có môi trường học tập tốt và bằng cấp sẽ được công nhận trên toàn cầu, giúp con có một tương lai rộng mở, thoải mái tiếp cận cơ hội ở bất cứ nơi đâu.

3. Chăm sóc sức khỏe

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mỹ thuộc hàng đầu thế giới. Các bệnh viện và đội ngũ y bác sĩ được đầu tư và đào tạo tốt, cùng những cải tiến y học dẫn đầu thế giới giúp cư dân có thể yên tâm điều trị khi cần thiết. Từ năm 1975, 90% những cải tiến về y khoa của thế giới có thể nói đều bắt nguồn từ Mỹ.

Hiển nhiên, chất lượng y tế cao sẽ có chi phí khá đắt đỏ, khi định cư Mỹ thì anh chị nhà đầu tư cần phải mua bảo hiểm y tế cho gia đình để dự phòng cho việc này. Tuy nhiên, nếu anh chị đi làm ở các công ty, thì nhiều doanh nghiệp thường có những chính sách chăm sóc sức khỏe rất tốt, nhân viên cùng vợ/chồng và các con của họ sẽ được công ty chi trả phần lớn hoặc toàn bộ tiền bảo hiểm.

4. Sức mạnh kinh tế

Kinh tế Mỹ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu, Mỹ tận dụng điều này để thỏa thuận được những quyền lợi tốt nhất cho công dân của mình trên khắp thế giới. Đồng đô-la Mỹ được xem là tiền tệ dự trữ quốc tế bởi tính ổn định và an toàn về giá trị của nó, công dân Mỹ không cần lo lắng nhiều về lạm phát, tự tin nắm trong tay loại tiền tệ có giá trị hàng đầu thế giới và được chấp nhận ở bất kỳ đâu mình đến.

Đầu tư EB-5

Một cuộc khảo sát của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) cho thấy người Mỹ có thu nhập trung bình theo hộ gia đình cao nhất trên thế giới. Dù như vậy, cuộc sống tại Mỹ lại không quá đắt đỏ. Mỹ xếp hạng nhất về khả năng chi trả và an ninh lương thực trong báo cáo anh ninh lương thực toàn cầu. Có nghĩa là khi sống ở Mỹ, người dân rất dễ dàng chi trả được cho cuộc sống của mình so với những nước phát triển khác, trong khi vẫn nhận được cuộc sống rất đầy đủ chất lượng.

5. Cơ hội nghề nghiệp

Việc đảm bảo việc làm và cuộc sống cho người dân của mình luôn là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ Mỹ. Và họ vẫn luôn làm tốt việc này khi duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp qua nhiều năm.

Gần đây nhất, khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19 trong năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp trung bình toàn nước Mỹ có những tháng tăng lên trên 10%, nhưng ngay sau đó Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra những chính sách hỗ trợ hợp lý kịp thời, giúp ổn định nền kinh tế và đời sống cho người dân, kiểm soát lại tỷ lệ thất nghiệp. Theo số liệu thống kê tháng 7/2021, tỷ lệ thất nghiệp trung bình toàn nước Mỹ tiếp tục giảm xuống còn 5.4%, so với tháng trước là 5.9% và tháng 7/2020 là 10.2%.

Những quy định khắt khe về việc sử dụng lao động cũng đảm bảo môi trường làm việc tốt, tạo điều kiện phát triển cho người lao động. Từ đó giúp mọi người có thể thoải mái và đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc của mình.

6. Không gian sống thoải mái

Mỹ thật sự là một nước lớn. Diện tích nước Mỹ vô cùng rộng lớn, chỉ riêng diện tích của Texas đã hơn gấp đôi diện tích của Việt Nam. Và Mỹ có đến tận 50 tiểu bang. Nhờ đó mà giá nhà đất nhiều địa phương ở Mỹ còn rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với ở những thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội hay Hồ Chí Minh. Nhà đầu tư Việt Nam sang Mỹ định cư có thể dễ dàng tìm được cho gia đình mình một ngôi nhà rộng rãi, đẹp mắt, ở một khu dân cư đầy đủ tiện nghi với mức giá phải chăng.

Quy hoạch các thành phố cũng giữ mật độ xây dựng ở mức hợp lý, chú trọng việc duy trì bảo tồn cảnh quan tự nhiên để cư dân có thể tận hưởng được thiên nhiên trong lành, thoáng đãng, nâng cao chất lượng đời sống và sức khỏe.

7. Thiên nhiên tuyệt đẹp

Nước Mỹ không chỉ rộng lớn mà thiên nhiên ở Mỹ còn tuyệt đẹp, với các loại địa hình và hệ sinh thái vô cùng đa dạng, phong phú. Từ sông hồ lớn nhỏ đến núi đồi, rừng rậm và những bãi biển dài dọc theo 2 bờ đại dương. Có hàng trăm công viên quốc gia, khu bảo tồn hoang dã và các kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ để mọi người có thể khám phá và tham gia các hoạt động dã ngoại, các môn thể thao ngoài trời. Nói không quá, một người có thể phải mất cả đời để có thể trải nghiệm hết vẻ đẹp thiên nhiên của Mỹ.

Vẻ đẹp choáng ngợp của thiên nhiên Mỹ, công viên quốc gia Yosemite.

8. Thời tiết

Mỹ có đủ các dạng khí hậu thời tiết để có thể thỏa mãn được mong muốn khác nhau của tất cả mọi người dân. Từ nắng ấm quanh năm như ở California cho đến lạnh giá quanh năm như ở Alaska. Có cả sa mạc và vùng khí hậu nhiệt đới. Anh chị nhà đầu tư có thể thỏa sức trải nghiệm và lựa chọn khu vực khí hậu mà mình thích nhất khi định cư Mỹ.

9. Văn hóa ẩm thực

Đồ ăn thức uống là một ngành công nghiệp thực thụ trên khắp nước Mỹ. Có hơn 600.000 nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản của mọi ngóc ngách trên thế giới, đáp ứng mọi khẩu vị của từng thực khách. Đến từng thị trấn nhỏ cũng sẽ có các nhà hàng rất chỉnh chu, phục vụ thức ăn ngon và không gian thoải mái.

Đây thật sự là một đất nước biết hưởng thụ và khám phá tinh hoa ẩm thực. Dù là các món ăn truyền thống của Mỹ hay những món ăn du nhập từ nước ngoài, đều sẽ được các đầu bếp Mỹ đưa chất lượng lên đến mức hoàn hảo. Mỹ còn nổi tiếng với chất lượng phục vụ, các nhà hàng luôn có đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ tốt, luôn vui vẻ và chu đáo với khách hàng của mình.

10. Trải nghiệm du lịch tuyệt vời

Ngoài các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, Mỹ còn vô vàn những địa điểm du lịch nổi tiếng, thú vị để cả gia đình có những chuyến du lịch tuyệt vời cùng nhau. Thăm thủ đô Washington DC để cảm nhận bề dày lịch sử của nước Mỹ hay nghỉ dưỡng, thư giãn trên những bãi biển đẹp ở Florida… Khi những hình thức này đã quá quen thuộc và trở nên nhàm chán, cả nhà có thể thử thách mình với những trải nghiệm độc đáo hơn như là trượt tuyết ở núi Rocky hay cưỡi ngựa qua vùng Yosemite.

Hay nếu cảm thấy bị “gò bó” trong nước Mỹ thì Canada, Trung Mỹ, Nam Mỹ với những hòn đảo xinh đẹp ở vùng Ca-ri-bê chắc hẳn sẽ làm hài lòng anh chị nhà đầu tư với những chuyến đi dài hơn nhưng vẫn rất thuận tiện khi chỉ mất vài tiếng ngồi trên máy bay.

Nước Mỹ thật sự tuyệt vời, trên đây có lẽ chỉ là 10 lý do phổ biến nhất. Đối với mỗi người sẽ còn có nhiều điều ấn tượng riêng để yêu thích và chọn đất nước này làm nơi an cư lâu dài cho gia đình mình.

Xem chi tiết

Thuế Mỹ

Thông tin cơ bản về Thuế Mỹ

Chia sẻ:

Cơ bản về thuế thu nhập tại Mỹ cho người mới nhập cư

Trên thực tế, nhiều người, kể cả người Mỹ bản xứ cũng cảm thấy việc lên kế hoạch và khai báo thuế ở Mỹ khá phức tạp, rắc rối. Đặc biệt là đối với các anh chị doanh nhân, nhà đầu tư khi vẫn tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh đầu tư của mình tại Việt Nam thì việc khai thuế ở Mỹ lại càng khó hơn.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 26/08/2021  |  Thời gian đọc: 10

Khai báo và nộp thuế

Người nước ngoài sau khi nhập cư và trở thành thường trú nhân Mỹ sẽ được hưởng mọi quyền, phúc lợi như công dân Mỹ, và tất nhiên cũng sẽ có những nghĩa vụ cần thực hiện. Một trong những nghĩa vụ quan trọng chính là việc khai báo và nộp thuế. Sau khi có thẻ xanh, tất cả những khoản thu nhập trên toàn cầu (trong và ngoài nước Mỹ) đều phải được khai báo và đóng thuế theo quy định.

Khi kết thúc một năm, tất cả những cư dân Mỹ được yêu cầu phải nộp đơn khai thuế (tax return) cho sở thuế, với thời hạn cuối cùng là vào ngày 15/4 của năm tiếp theo. Bằng đơn khai thuế, cư dân sẽ khai báo tất cả các khoản thu nhập đã phát sinh trong năm và số tiền thuế đã được công ty trừ ra từ tiền lương, từ cổ tức… Nếu số tiền đã trừ ra từ lương nhiều hơn số thuế cần đóng, cư dân sẽ được hoàn lại phần dư ra. Ngược lại, cư dân sẽ cần phải đóng thêm thuế cho đủ.

Để thực hiện việc này, đầu tiên một người mới đến Mỹ định cư cần phải đăng ký mã số thuế cá nhân (ITIN) và sử dụng mã số này cho tất cả các hoạt động kinh tế của mình như cung cấp cho người sử dụng lao động, cho công ty mình đầu tư sở hữu cổ phần… Và để khai báo và nộp thuế hàng năm.

Mức thuế thu nhập

Chính phủ Liên bang Mỹ sử dụng hệ thống thuế lũy tiến, nghĩa là mức thu nhập càng cao thì thuế suất áp dụng sẽ càng cao. Thuế suất có thể được điều chỉnh từng năm. Trong năm 2021, khung thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập thông thường (thu nhập chủ động từ việc làm cho công ty hoặc tự vận hành kinh doanh) như sau:

Thuế suất Cá nhân khai thuế Vợ chồng cùng khai thuế
10% 0 – 9.950 USD 0 – 19.900 USD
12% 9.951 – 40.525 USD 19.901 – 81.050 USD
22% 40.526 – 86.375 USD 81.051 – 172.750 USD
24% 86.376 – 164.925 USD 172.751 – 329.850 USD
32% 164.926 – 209.425 USD 329.851 – 418.850 USD
35% 209.426 – 523.600 USD 418.851 – 628.300 USD
37% Từ 523.601 USD Từ 628.301 USD

 

Ví dụ: Một cá nhân có tổng thu nhập cả năm là 50.000 USD thì số thuế thu nhập = 10% * 9.950 + 12% * (40.525 – 9.950) + 22% * (50.000 – 40.525) = 6.748,5 USD.

Các khoản thu nhập thụ động từ việc nhận cổ tức (dividend) hay lợi nhuận từ tăng trưởng giá trị (capital gain) của bất động sản, cổ phiếu… sau khi đã bán các loại tài sản này sẽ áp dụng thuế thặng dư vốn (capital gain tax) với mức thuế suất ưu đãi thấp hơn, chỉ từ 0 – 20%.

Các nhà đầu tư cần lưu ý rằng mức thuế ưu đãi này chỉ áp dụng đối với các khoản đầu tư được duy trì tối thiểu 1 năm. Những khoản lợi nhuận có được với thời gian nắm giữ khoản đầu tư dưới 1 năm vẫn bị đánh mức thuế như thu nhập thông thường.

Quà tặng, có thể là tiền hoặc các tài sản có giá trị khác, không được xem là thu nhập và không bị đánh thuế. Tuy nhiên, người nhận quà tặng vẫn cần phải khai báo trong trường hợp:

. Tổng giá trị quà tặng nhận được trong một năm từ cùng một cá nhân hoặc từ việc thừa kế lớn hơn 100.000 USD.
. Quà tặng từ công ty hoặc đối tác nước ngoài có giá trị lớn hơn 16,649 USD (năm 2020).

Giảm trừ thuế

. Có hai khoản phúc lợi thuế mà người sống ở Mỹ có thể tận dụng để giảm thiểu số thuế cần đóng là khấu trừ thuế (tax deduction) và tín dụng thuế (tax credit)

Khấu trừ thuế cho phép cư dân được giảm trừ số thu nhập tính thuế. Ví dụ các khoản đóng vào quỹ hưu trí (retirement plan), thuế bất động sản, lãi vay thế chấp… có thể được trừ ra, và thuế chỉ được tính trên khoản thu nhập còn lại.

Tín dụng thuế giúp cư dân giảm trực tiếp số tiền thuế phải đóng. Ví dụ như người đóng thuế sẽ được giảm trực tiếp $1.000 USD/mỗi đứa con và $500 USD/ mỗi người phụ thuộc khác, nếu thỏa các điều kiện theo quy định. Ngoài ra còn có tín dụng thuế cho giáo dục và thu nhập nước ngoài…

Mỗi cá nhân nên lập kế hoạch thuế cho mình, áp dụng những khoản miễn giảm thuế phù hợp để có một mức thuế tiết kiệm nhất cho gia đình mình.

Dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp

Trên thực tế, nhiều người, kể cả người Mỹ bản xứ cũng cảm thấy việc lên kế hoạch và khai báo thuế ở Mỹ khá phức tạp, rắc rối. Đặc biệt là đối với các anh chị doanh nhân, nhà đầu tư khi vẫn tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh đầu tư của mình tại Việt Nam thì việc khai thuế ở Mỹ lại càng khó hơn.

Trong trường hợp này, anh chị nên thuê đơn vị tư vấn thuế chuyên nghiệp để có được phương án thuế tối ưu nhất và đảm bảo việc khai báo và nộp thuế luôn tuân thủ đúng quy định, tránh được những rủi ro mất tiền phạt hoặc đóng dư tiền thuế không đáng có.

Xem chi tiết

Kinh doanh tại Mỹ

Chia sẻ:

Kinh doanh tại Mỹ sau khi nhập cư

Một trong những mối quan tâm của các anh chị nhà đầu tư định cư Mỹ là tạo dựng một nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mình ngay tại Mỹ. Phương án được nhiều anh chị nghĩ đến đầu tiên chính là kinh doanh.

Để bắt đầu kinh doanh, hai việc đầu tiên chắc chắn anh chị cần làm là lựa chọn ngành nghề kinh doanh và đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 27/08/2021 | Thời gian đọc: 20'

Lựa chọn ngành nghề

Nhà đầu tư nên có bước tìm hiểu và phân tích thị trường ban đầu để có thể đánh giá được tiềm năng thành công của những ngành nghề mình chọn tại mỗi địa phương cụ thể. Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ Mỹ (SBA) cung cấp hàng loạt danh sách các nguồn dữ liệu hữu ích trên website của họ để anh chị có thể thực hiện việc này. Thông tin số liệu thống kê ở Mỹ rất rõ ràng và đáng tin, nhà đầu tư có thể tận dụng để có những nhận định, đánh giá chính xác về thị trường. 

Nhiều nhà đầu tư tiếp tục phát triển kinh doanh tại Mỹ theo ngành nghề mình đang làm tại Việt Nam. Nếu xem xét thấy điều kiện thị trường phù hợp thì đây có lẽ là lựa chọn tốt nhất vì nhà đầu tư có thể tận dụng được nền tảng kinh nghiệm lâu năm của mình. Trên thực tế, có những khách hàng của IMM Group đã rất thành công khi tiếp tục kinh doanh ngành nghề của mình trên đất Mỹ.

Nếu ngành nghề sở trường của gia đình không phù hợp với thị trường Mỹ, nhà đầu tư sẽ cần kiên nhẫn dành thêm thời gian để quan sát, tìm hiểu để có được ý tưởng phù hợp với nhu cầu thị trường, hoặc tận dụng được thế mạnh của từng địa phương nơi anh chị muốn sinh sống tại Mỹ. Một số lĩnh vực người Việt Nam thường kinh doanh và có những thành công nhất định tại nhiều địa phương ở Mỹ có thể kể đến như dịch vụ chăm sóc móng và làm đẹp (nail spa, nail salon), nhà hàng món Việt, mua nhà tân trang để bán hoặc cho thuê. Đây cũng là những phương án nhà đầu tư có thể cân nhắc.

Một lựa chọn đơn giản hơn mà nhà đầu tư có thể cân nhắc là kinh doanh nhượng quyền. Mô hình này rất phổ biến tại Mỹ và rất phù hợp với người vừa đến định cư tại Mỹ, chưa hiểu rõ thị trường mới. Nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa nhiều thương hiệu đã tạo được danh tiếng và đang kinh doanh thành công tại Mỹ để không phải xây dựng từ đầu và nhanh có được doanh thu và lợi nhuận ổn định.

Thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh

Sau khi đã có ý tưởng và lên kế hoạch kinh doanh, tiếp theo nhà đầu tư cần thành lập doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục liên quan với chính quyền bang và chính quyền liên bang. Cơ bản sẽ có những bước sau:

Bước 1. Chọn loại hình doanh nghiệp

  • Tại Mỹ có những loại hình doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi loại hình có những đặc tính khác nhau về cấu trúc quản lý, trách nhiệm pháp lý, chính sách thuế và khả năng huy động vốn. Tùy vào kế hoạch, chiến lược và ngành nghề kinh doanh của mình mà mỗi nhà đầu tư cân nhắc sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp tối ưu nhất.
  • Loại hình phổ biến nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn – Limited Liability Company (LLC) do khả năng bảo vệ chủ doanh nghiệp và khả năng huy động vốn tốt, đồng thời các quy định về cơ chế hoạt động, sổ sách kế toán và chính sách thuế tương đối dễ dàng. Chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý trên tài sản của công ty mà không bị ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của mình. Lợi nhuận cũng được chuyển về trực tiếp cho các thành viên sở hữu và chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân [chèn link] mà không cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhà đầu tư có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua phần nội dung: Hiểu về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ.

Bước 2. Đăng ký doanh nghiệp

  • Thông thường chủ doanh nghiệp chỉ cần đăng ký doanh nghiệp với chính quyền tiểu bang là đủ. Nhưng trong trường hợp muốn được bảo vệ thương hiệu hoặc được áp dụng các chính sách miễn trừ thuế thì có thể cần phải đăng ký với chính quyền liên bang.

Bước 3. Đăng ký mã số thuế (EIN)

  • Mã số thuế hay còn được gọi là mã số doanh nghiệp – Employer Identification Number (EIN). Doanh nghiệp cần mã số này để nộp thuế, thuê nhân viên, mở tài khoản ngân hàng, và đăng ký giấy phép kinh doanh trong những ngành nghề nhất định.

Bước 4. Đăng ký giấy phép kinh doanh (license/permit)

  • Tùy vào ngành nghề  và địa điểm kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể phải đăng ký thêm giấy phép kinh doanh. Nhà đầu tư cần kiểm tra với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành để biết chính xác mình có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không.

Bước 5. Đăng ký tài khoản ngân hàng

  • Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng để bắt đầu nhận và chi tiền cho các giao dịch của mình, giúp chủ doanh nghiệp đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Bước 6. Mua bảo hiểm doanh nghiệp

  • Bảo hiểm doanh nghiệp giúp bảo vệ chủ doanh nghiệp khỏi những sự cố bất ngờ trong kinh doanh như tai nạn, thiên tai, và vụ kiện tụng, có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc phá sản. Tùy thuộc vào nghề ngành, quy mô kinh doanh mà chủ doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro để quyết định có cần mua bảo hiểm hay không.

Sau khi hoàn tất 6 bước cơ bản trên, doanh nghiệp đã sẵn sàng để mở cửa bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết

Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ

Hầu hết các anh chị nhà đầu tư thực hiện hồ sơ định cư Mỹ đều muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh sau khi gia đình đã ổn định tại đất nước mới. Để kinh doanh hiệu quả, một trong những việc cần thiết là hiểu rõ các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ và có sự lựa chọn phù hợp nhất cho việc kinh doanh của mình. Việc lựa chọn loại hình nào sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc quản lý, trách nhiệm pháp lý, chính sách thuế và khả năng huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng IMM điểm qua các loại hình doanh nghiệp chính tại Mỹ.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 26/08/2021  |  Thời gian đọc: 15'

Sole proprietorship – Doanh nghiệp tư nhân

Đây là loại hình dễ thành lập nhất và cho phép nhà đầu tư có toàn quyền làm chủ việc kinh doanh của mình. Một người bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình sẽ tự khắc được xem là một doanh nghiệp tư nhân mà không cần phải đăng ký như các loại hình khác. Tuy nhiên, nếu muốn doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể đăng ký thương hiệu của riêng mình.

Doanh nghiệp tư nhân không hình thành một pháp nhân riêng biệt. Nghĩa là tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp cũng chính là của chủ doanh nghiệp, không tách biệt nhau ra. Chủ doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý trên toàn bộ tài sản cá nhân của mình.

Loại hình này cũng sẽ khó để huy động vốn và không có cổ phần sở hữu rõ ràng, và cũng không dễ để vay tiền từ ngân hàng để vận hành kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân, không áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Loại hình này chỉ phù hợp với những việc kinh doanh đơn giản, cần ít vốn hoặc để một cá nhân thử một ý tưởng kinh doanh mới trước khi thành lập một doanh nghiệp hoàn chỉnh hơn.

Partnership – Hợp danh

Đây là cấu trúc hợp tác kinh doanh đơn giản nhất giữa hai hoặc nhiều người muốn cùng sở hữu một doanh nghiệp. Có hai loại: hợp danh hữu hạn hợp danh trách nhiệm hữu hạn.

  • Hợp danh hữu hạn – Limited Partnership (LP) có một duy nhất một thành viên hợp danh (general partner) chịu trách nhiệm vận hành kinh doanh và có trách nhiệm vô hạn đối doanh nghiệp trên toàn bộ tài sản doanh nghiệp và tài sản cá nhân. Tất cả các thành viên còn lại đều là thành viên hữu hạn (limited partner), chỉ góp vốn và không có quyền đưa ra quyết định đối với việc kinh doanh.
  • Hợp danh trách nhiệm hữu hạn – Limited Liability Partnership (LLP) có nhiều thành viên cùng có quyền quyết định và chịu trách nhiệm vô hạn đối với việc vận hành kinh doanh, tuy nhiên trách nhiệm pháp lý sẽ được giới hạn riêng cho từng thành viên, một thành viên sẽ được bảo vệ khỏi các khoản nợ của những thành viên khác và không phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ.

Lợi nhuận của hợp danh sẽ được chia trực tiếp về cho các thành viên và chịu thuế thu nhập cá nhân, không áp dụng thuế doanh nghiệp. Ngoài ra, các thành viên (trừ thành viên hữu hạn) còn cần phải đóng thuế tự làm chủ (self-employment taxes) là 15.3%, trong đó bao gồm 12,4% bảo hiểm xã hội (social security) và 2,9% bảo hiểm y tế (Medicare)

Cấu trúc này phù hợp với việc kinh doanh có nhiều chủ sở hữu, cho nhóm các chuyên gia hợp tác cùng nhau như các luật sư, hoặc một nhóm người muốn thử ý tưởng kinh doanh của họ trước khi thành lập một doanh nghiệp hoàn chỉnh hơn.

Limited Liability Company (LLC) – Công ty trách nhiệm hữu hạn

Loại hình này tương tự như hình thức hợp danh, nhưng bảo vệ chủ doanh nghiệp khỏi trách nhiệm pháp lý cá nhân. Trong trường hợp phá sản hoặc vướng kiện tụng, tài sản cá nhân sẽ không bị ảnh hưởng.

Lợi nhuận và khoản lỗ được chuyển trực tiếp về cho từng thành viên công ty và chịu thuế thu nhập cá nhân mà không phải chịu thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thành viên được xem là tự làm chủ nên phải đóng thuế tự làm chủ.

LLC sẽ là lựa chọn tốt cho việc kinh doanh có rủi ro trung bình đến cao và cho những chủ doanh nghiệp có tài sản cá nhân lớn muốn được bảo vệ hoặc muốn trả thuế thấp hơn so với hình thức công ty cổ phần.

Corporation – Công ty cổ phần

Có 2 loại công ty cổ phần chính là C CorpS Corp.

  • C Corp là một pháp nhân riêng biệt, tách rời khỏi chủ doanh nghiệp, lợi nhuận, thuế của doanh nghiệp được tính riêng và chịu trách nhiệm pháp lý riêng. Đây là loại hình bảo vệ tốt nhất cho chủ doanh nghiệp khỏi các trách nhiệm pháp lý cá nhân, nhưng cũng có chi phí thành lập và vận hành cao hơn, đòi hỏi quy trình vận hành, sổ sách kế toán và báo cáo gắt gao hơn.
    • Đặc điểm quan trọng nhà đầu tư cần lưu ý đối với loại hình này lợi nhuận sẽ bị đánh thuế 2 lần: thuế doanh nghiệp 21% khi công ty có lợi nhuận, và thuế thu nhập cá nhân khi chia cổ tức về cho các cổ đông.
    • Một lợi thế lớn đối với C Corp là khả năng huy động vốn vì được quyền chào bán cổ phần, và cũng có thể chiêu mộ nhân tài bằng cổ phần.
    • Loại hình này phù hợp với việc kinh doanh có rủi ro trung bình đến cao, có nhu cầu huy động nguồn vốn lớn.
  • S Corp là loại hình công ty cổ phần tương tự như C Corp nhưng tránh được việc đánh thuế doanh nghiệp, lợi nhuận được chia về trực tiếp cho các cổ đông và chỉ phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, S Corp không thể có nhiều hơn 100 cổ đông và tất cả cổ đông đều phải là công nhân Mỹ nên không phù hợp cho các nhà đầu tư mới sang Mỹ vì chỉ mới là thường trú nhân. Nhiều bang tại Mỹ không công nhận S Corp và áp dụng quy định như C Corp.

Tùy theo dự định kinh doanh của mình mà mỗi nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp tối ưu nhất. Hiện tại loại hình phổ biến nhất là Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) do vừa tận dụng được sự gọn nhẹ của hình thức hợp danh, vừa bảo vệ được chủ doanh nghiệp khỏi trách nhiệm pháp lý trên tài sản cá nhân như công ty cổ phần, và không bị đánh thuế 2 lần.

Đến với một thị trường mới, có thể nhiều anh chị nhà đầu tư sẽ không khỏi băn khoăn không biết nên chọn loại hình nào cho phù hợp. Ngoài ra cũng còn nhiều vấn đề trăn trở khác như kinh doanh ngành nghề gì, có nên mua lại doanh nghiệp đang hoạt động hay không, quản lý vận hành kinh doanh ra làm sao…

Với kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài và quốc tịch toàn cầu, cùng mạng lưới đối tác có năng lực chuyên môn cao, IMM Group chắc chắn sẽ là cố vấn đắc lực cho các anh chị nhà đầu tư với hai dịch vụ chuyên biệt Thành lập công ty tại nước ngoàiTìm kiếm, thẩm định, mua lại, vận hành doanh nghiệp tại nước ngoài.
Xem chi tiết

Giáo dục tại Mỹ

Chia sẻ:

10 lý do khiến phụ huynh cho con du học tại Mỹ

Với hơn 1 triệu sinh viên quốc tế, Mỹ là điểm đến du học phổ biến nhất trên thế giới. Có rất nhiều lý do khiến du học sinh lựa chọn Mỹ và khiến phụ huynh tin tưởng cho con du học tại Mỹ.

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 27/08/2021 | Thời gian đọc: 10'

Ngoài là cường quốc có nền kinh tế phát triển, Mỹ còn được biết đến với nền giáo dục tiên tiến mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con được theo học. Dưới đây là 10 lý do khiến phụ huynh cho con du học tại Mỹ.

1. Chất lượng giáo dục xuất sắc

Mỹ là quốc gia có rất nhiều trường đại học tốt. Trong đó, có nhiều trường đứng đầu trong bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất thế giới. Theo Bảng xếp hạng QS World Ranking 2019, có đến 33/100 trường đại học hàng đầu thế giới đều ở Mỹ. Bảng xếp hạng Times Higher Education Ranking cũng đã xếp hạng 7 trường của Mỹ trong danh sách 10 trường đại học hàng đầu thế giới.

Các cơ sở giáo dục khác như trường cao đẳng, trường THPT cũng có chất lượng xuất sắc. Vì các trường và cơ sở giáo dục ở Mỹ luôn tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để duy trì chất lượng giảng dạy vượt trội cho học sinh, sinh viên.

2. Bằng cấp của Mỹ rất được coi trọng

Với chất lượng giảng dạy xuất sắc cùng những trường đại học hàng đầu, không có gì lạ khi bằng cấp của Mỹ rất được coi trọng, dù là ở bất kỳ nước nào trên thế giới.

Du học sinh du học tại Mỹ có bằng được cấp bởi các trường của Mỹ luôn có rất nhiều cơ hội để tìm được công việc tốt với mức lương xứng đáng.

3. Hệ thống giáo dục linh hoạt

Các trường đại học và cao đẳng của Mỹ có rất nhiều các khóa học và chương trình để sinh viên lựa chọn. Không chỉ được lựa chọn nội dung khóa học, sinh viên còn có quyền tự do lựa chọn cấu trúc khóa học. 

Ở bậc đại học, sinh viên có quyền chọn học các khóa khác nhau trước khi quyết định chọn chuyên ngành vào cuối năm thứ 2. Việc này giúp sinh viên khám phá chuyên môn yêu thích của mình và không cần quá vội vàng để đưa ra quyết định. Tương tự, đối với bậc sau đại học, sinh viên có thể tự chọn chủ đề mình thích để tiến hành làm luận văn.

4. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào giảng dạy

Nếu du học tại Mỹ, sinh viên sẽ được trải nghiệm và tận hưởng những công nghệ giảng dạy hiện đại hàng đầu thế giới.

Các trường đại học của Mỹ ứng dụng rất nhiều công nghệ hiện đại vào việc giảng dạy. Như cho phép sinh viên tham gia các lớp học online, làm bài kiểm tra trên máy tính, sử dụng các phòng thí nghiệm với trang thiết bị tối tân.

5. Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm rộng mở là một trong những lý do khiến du học Mỹ trở nên thu hút. Khi du học tại Mỹ, sinh viên quốc tế có thể làm các công việc trong khuôn viên trường như trợ lý các phòng ban, trợ giảng, thủ thư… 

Sau khi tốt nghiệp, du học sinh có thể ở lại Mỹ để làm 1-2 năm thông qua chương trình thực tập không bắt buộc (OPT) tại các doanh nghiệp của Mỹ. Và tìm kiếm cơ hội trở thành nghiên cứu sinh ở bậc sau đại học.

6. Học hỏi từ các nhà lãnh đạo trong ngành

Ngoài các giờ lên lớp với giảng viên, nhiều trường đại học của Mỹ còn tổ chức các tiết học được giảng dạy bởi các giáo sư, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan. Việc này giúp sinh viên có cơ hội tiếp nhận thêm nhiều kiến thức, kỹ năng thực tiễn để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tìm việc và đi làm sau tốt nghiệp.

7. Dịch vụ hỗ trợ tận tình cho sinh viên quốc tế

Các trường đại học Mỹ luôn thấu hiểu những khó khăn của sinh viên quốc tế. Vì vậy, họ xây dựng các chương trình định hướng, hội thảo và đào tạo thường xuyên để hỗ trợ cho sinh viên du học tại Mỹ

Ngoài ra, khi có bất kỳ vấn đề nào về học tập, văn hóa, xã hội… sinh viên quốc tế còn có thể tìm đến các văn phòng hỗ trợ sinh viên để được hỗ trợ 24/7. Các cố vấn và nhân viên hỗ trợ tại văn phòng sinh viên quốc tế là những chuyên gia giúp du học sinh định hướng và nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống học tập tại Mỹ.

8. Nền văn hóa đa dạng

Mỹ là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, chủng tộc và sắc tộc khác nhau. Môi trường văn hóa đa dạng đảm bảo tất cả các sinh viên quốc tế đều được chào đón và không có bất kỳ vấn đề phân biệt đối xử nào. Sinh viên Việt Nam sẽ được học với sinh viên từ các khu vực khác nhau trên thế giới, tạo nên một trải nghiệm giáo dục phong phú và thú vị. 

Hơn nữa, các nhà tuyển dụng rất coi trọng những sinh viên có nền tảng giáo dục đa văn hóa. Học tập và phát triển trong môi trường đa dạng văn hóa sẽ giúp sinh viên trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp sinh viên có thể nhanh chóng thích nghi và làm việc ở bất kỳ môi trường công việc nào.

9. Nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị

Ngoài việc học tập, có rất nhiều hoạt động ở trường học để sinh viên quốc tế du học tại Mỹ tham gia. Dù học ở trường nào, sinh viên cũng có thể trải nghiệm các hoạt động văn hóa và lối sống sôi động của người Mỹ. Điều này không những giúp sinh viên có thêm những trải nghiệm đa dạng, mà còn giúp trau dồi ngôn ngữ và có cơ hội tiếp xúc, làm quen với nhiều bạn bè đến từ khắp nơi trên thế giới.

10. Các khóa học dành cho sinh viên quốc tế

Nhiều trường đại học tại Mỹ còn cung cấp các khóa học dành riêng cho sinh viên quốc tế giúp sinh viên thích nghi với cuộc sống và tìm hiểu thêm về văn hóa Mỹ. Tham gia vào các khóa học này, sinh viên sẽ được trực tiếp tìm hiểu về truyền thống, văn hóa và ẩm thực của Mỹ. Thậm chí, sinh viên còn có thể tham gia các chuyến đi thực tế, tham dự các sự kiện thể thao hoặc tham quan các di tích lịch sử để hiểu thêm về nước Mỹ.

>> Link hữu ích: Tìm hiểu chi tiết về du học Mỹ (Hệ thống giáo dục, Điều kiện nhập học, Học phí, Hồ sơ xin Visa, Gói dịch vụ Tư vấn Du học của IMM Group).
Xem chi tiết

Các trường đại học tốt nhất và uy tín nhất ở bang Texas

Texas là một trong những tiểu bang phát triển nhanh nhất ở Mỹ có nhiều người Việt sinh sống, và có hơn 200 cơ sở giáo dục đại học. Qua bài viết sau, IMM Group sẽ giới thiệu đến bạn danh sách các trường đại học tốt nhất ở tiểu bang này.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 04/05/2022  |  Thời gian đọc: 12'

1. Đại học Rice

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #17
  • Vị trí tọa lạc: Houston
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 93%

Được thành lập vào năm 1912, đại học Rice được xếp vào danh sách 20 trường đại học tốt nhất tại Mỹ. Đây là trường đại học có tính cạnh tranh cao với tỷ lệ chấp nhận chỉ 11%. Trường có tỷ lệ sinh viên trên giảng viên là 6/1. Rice cũng có 11 trường cao đẳng nội trú và 8 trường đào tạo học thuật.

Trường đại học này được công nhận có các chương trình nghiên cứu tim nhân tạo, khoa học vũ trụ và công nghệ nano chất lượng. Theo US News, Rice cũng có chương trình cấp bằng đại học tốt nhất về kỹ thuật y sinh. Sinh viên cũng có thể lựa chọn các ngành học khác như kiến trúc, kinh doanh, kỹ thuật, nhân văn và âm nhạc.

2. Đại học Texas ở Austin

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #38
  • Vị trí tọa lạc: Austin
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 80%

Được thành lập vào năm 1883, đại học Texas tại Austin là một trong những học viện công lập lớn nhất ở Texas, với 51.991 sinh viên và 3.133 giảng viên. Trường bao gồm 13 khoa và cao đẳng. Các sinh viên tương lai nên xem xét chọn trường này nếu một trong những mục tiêu nghề nghiệp của bạn bao gồm việc theo học chương trình giáo dục song ngữ.

Cơ sở giáo dục công lập này được biết đến là nơi có khuôn viên rất đẹp. Khuôn viên chính của trường đại học trải rộng trên 174,42 ha. Nó có 17 thư viện và 7 viện bảo tàng. Hơn nữa, trường còn có hơn 1.300 tổ chức sinh viên, và 15 trung tâm nghề nghiệp nên đây là một nơi tuyệt vời để tư vấn nghề nghiệp. 

3. Đại học Southern Methodist

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #68
  • Vị trí tọa lạc: Dallas
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 82%

Đại học Southern Methodist có 7 khoa, cung cấp 104 bằng đại học, 113 bằng sau đại học và 27 bằng tiến sĩ. Nó cũng có chương trình cấp bằng tiến sĩ chuyên nghiệp và bằng chuyên gia. Khoa luật Dedman và khoa kinh doanh Cox của đại học này được công nhận là mang đến trải nghiệm giáo dục tuyệt vời cho sinh viên luật và kinh doanh.

Cứ 4 sinh viên năm nhất thì có 3 người nhận được trợ cấp hoặc học bổng tại trường. Khuôn viên chính của trường rộng gần 95,9ha. Trường gồm 7 thư viện và có Trung tâm tổng thống George W. Bush. Trường còn có thêm 2 cơ sở khác, gọi là cơ sở Taos và cơ sở Plano với các chương trình bổ sung. 

4. Đại học Texas A&M

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #68
  • Vị trí tọa lạc: College Station, San Antonio, Corpus Christi, and Kingsville
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 81,7%

Tại đại học Texas A&M, sinh viên có thể chọn trong số 130 khóa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các chương trình kinh doanh, nông nghiệp và kỹ thuật. Đây là trường có chất lượng tốt nhất trong các trường đại học công lập ở Texas xét về mức học phí hợp lý. Khoảng 72% sinh viên nhận được hỗ trợ tài chính, học bổng, miễn trừ và việc làm trong khuôn viên trường.

Theo U.S. News & World Report, Texas A&M còn có trường sau đại học tốt thứ hai về kỹ thuật dầu khí và tốt thứ tư về kỹ thuật hạt nhân. Khoa thú y của Texas A&M là một trong những khoa bác sĩ thú y hàng đầu trên thế giới. Đại học Texas A&M cũng là một phần của các trường Cao đẳng Quân sự cao cấp của Mỹ. 

5. Baylor University

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #75
  • Vị trí tọa lạc: Waco
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 75%

Đại học Baylor là trường đại học Baptist (một nhóm tôn giáo) lớn nhất trên thế giới. Nó có một khuôn viên lớn, rộng 405 ha nằm gần sông Brazos. Trường cung cấp 126 chương trình cấp bằng đại học, 80 chương trình sau đại học và 47 chương trình tiến sĩ. Một số chương trình sau đại học về luật, kinh doanh và khoa học của trường được xếp hạng quốc gia. Trường đại học có tỷ lệ chấp nhận là 68%.

Baylor cũng có các chương trình sau đại học trực tuyến dành cho sinh viên thích học từ xa. Các chương trình cấp bằng trực tuyến là một cách tuyệt vời để nâng cao trình độ học vấn của bạn với một lịch trình linh hoạt hơn.

6. Đại học Texas Christian

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #83
  • Vị trí tọa lạc: Fort Worth
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 78%

Đây là trường đại học tư thục có mức độ cạnh tranh hợp lý với tỷ lệ chấp nhận là 48%. Học sinh cần có điểm SAT trên 1.110 hoặc điểm ACT từ 25 đến 31 để được nhận vào. Đây là một tổ chức tuyệt vời cho những sinh viên quan tâm đến nghệ thuật tự do cổ điển. Đây cũng là trường học Cơ đốc giáo lớn nhất gắn liền với các Môn đồ của Chúa.

Đại học Texas Christian chào đón hơn 11.000 sinh viên mỗi năm. Trường đại học cung cấp nhiều cơ hội học bổng và cũng tạo điều kiện hỗ trợ tài chính để giảm học phí. Có tới 77% sinh viên tại Đại học Texas Christian nhận được hỗ trợ tài chính. Theo US News & World Report, trường cung cấp chương trình trực tuyến cấp bằng sau đại học tốt nhất về tư pháp hình sự.

7. Đại học Texas tại Dallas

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #136
  • Vị trí tọa lạc: Richardson
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 73%

Đại học Texas là trường đại học lớn nhất ở Dallas. Sinh viên có thể chọn từ hơn 140 chương trình học tại 8 học viện của trường. Nó cũng có 50 trung tâm nghiên cứu và các phân viện. Các chương trình phổ biến bao gồm bằng đại học về kỹ thuật y sinh, nghệ thuật biểu diễn & thị giác, và quản lý chăm sóc sức khỏe.

Đại học Texas tại Dallas có một số chương trình học bổng và các khóa học tín chỉ cho tất cả sinh viên, bao gồm sinh viên chuyển tiếp, sinh viên quốc tế, sinh viên sau đại học và sinh viên tiếp tục học. Các sinh viên năm thứ nhất đủ điều kiện khi vào học sẽ được trường xem xét trao Học bổng xuất sắc.

8. Đại học Houston

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #179
  • Vị trí tọa lạc: Houston
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 56%

Đại học Houston là trường đại học lớn thứ ba ở Texas với hơn 47.000 sinh viên theo học mỗi năm. Nằm ở trung tâm của Houston, đây là cơ sở đào tạo hàng đầu thuộc Hệ thống đại học Houston. Đây cũng là một trong những trường đại học có chi phí hợp lý nhất ở Texas. Mức học phí trung bình cho sinh viên đại học tại đại học Houston là 5.465 USD mỗi học kỳ.

Sinh viên đại học có thể chọn trong số 358 chương trình chính và phụ. Trung tâm Doanh nhân Cyvia và Melvyn Wolff tại đại học Houston cung cấp chương trình khởi nghiệp bậc đại học tốt nhất tại Mỹ. Trường cũng có 36 trung tâm nghiên cứu nghiên cứu các lĩnh vực như khám phá không gian, trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật y sinh.

9. Đại học Công nghệ Texas

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #179
  • Vị trí tọa lạc: Houston
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 56%

Đại học Công nghệ Texas là một trường đại học nghiên cứu công lập nằm ở phía tây Texas. Được thành lập vào năm 1923 và hiện là một trong 5 học viện thuộc Hệ thống đại học công nghệ Texas. Trường cung cấp cơ hội học tập toàn diện thông qua sự kết hợp của các khóa học ngoại tuyến và trực tuyến. Trường cung cấp hơn 150 bằng đại học, 100 bằng sau đại học và 50 bằng tiến sĩ.

US News & World Report đã liệt kê trường đại học này trong bảng xếp hạng các Chương trình trực tuyến tốt nhất năm 2022. Trường đại học này cũng điều hành các trung tâm và viện nghiên cứu, bao gồm cả Viện gió quốc gia.

10. Đại học bang Sam Houston

  • Xếp hạng quốc gia của US News: #249
  • Vị trí tọa lạc: Huntsville
  • Tỷ lệ tốt nghiệp: 64%

Đại học bang Sam Houston là một trường đại học công lập tọa lạc tại Huntsville. Trường này có 8 trường cao đẳng cung cấp các chương trình thuộc hơn 170 lĩnh vực nghiên cứu. Khuôn viên chính của trường rộng 128 ha, có một trang trại giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài ra, khuôn viên trường còn có các khu vực giải trí dành cho sinh viên, như đấu trường rodeo (một môn thể thao phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi gia súc), cung thiên văn, đài quan sát và sân golf 18 lỗ.

Trường có 90 chương trình đại học, 55 sau đại học và 10 chương trình tiến sĩ. Một số lĩnh vực phổ biến tại trường gồm tư pháp hình sự, tâm lý học, sân khấu, khiêu vũ và kinh doanh. Đại học bang Sam Houston là trường đại học đầu tiên ở Mỹ cung cấp bằng tiến sĩ Khoa học pháp y với kinh nghiệm thực tiễn.

Xem chi tiết

Giáo dục công lập tại Mỹ

Để đảm bảo các thế hệ tương lai luôn được tạo điều kiện phát triển toàn diện, Mỹ áp dụng chính sách giáo dục miễn phí tại tất cả các trường công lập trên cả nước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến việc đăng ký nhập học và giải đáp một số thắc mắc thường gặp của các thường trú nhân khi cho con em nhập học tại Mỹ.

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 27/08/2021 | Thời gian đọc: 20'

Thông tin chung về hệ thống giáo dục Mỹ

Đa số các trường công lập tại Mỹ đều được xây dựng theo mô hình giáo dục tổng hợp, nam nữ học chung một lớp, bình đẳng như nhau về mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Nước Mỹ có những điều luật bắt buộc trẻ em phải đi học. Do đó, tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi ở các tiểu bang phải đến trường và theo học theo đúng lộ trình do Bộ Giáo dục quy định.

Các bậc cha mẹ có thể lựa chọn cho con cái theo học tại hệ thống trường công lập hoặc tư thục tùy theo điều kiện và nhu cầu của mỗi gia đình. Trong một số trường hợp, phụ huynh cũng có thể dạy con mình tại nhà theo mô hình “trường học tại gia” (home schooling). Hiện các trường trong hệ thống công lập đều miễn học phí cho học sinh, không có các chương trình riêng về tôn giáo và chịu sự quản lý của tiểu bang. Tuy nhiên, giáo viên địa phương và phụ huynh vẫn được quyền linh động về phương pháp dạy học. Nguồn tài chính duy trì các trường học này đến từ thuế thu nhập liên bang, tiểu bang và thuế bất động sản địa phương.

Để theo học tại hệ thống trường tư, học sinh phải trả một khoản phí nhất định theo chính sách của từng trường. Hoạt động của các trường tư thục hiện nay khá đa dạng, có trường do tổ chức tôn giáo điều hành, có trường cho cả nam, nữ học chung trong khi nhiều trường chỉ dành riêng cho học sinh nam hoặc nữ. Một số trường tư cũng thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Thời gian giáo dục bắt buộc của đa số trẻ em Mỹ là 12 năm. Khi đăng ký nhập học, con bạn sẽ được xếp lớp trên cơ sở độ tuổi và trình độ học vấn. Bên cạnh đó, một số trường có thể yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra để quyết định việc xếp lớp.

Một số thắc mắc thường gặp

Trong quá trình đăng ký cho con em theo học tại hệ thống trường công, nhiều phụ huynh là thường trú nhân mới đến Mỹ đã có những thắc mắc liên quan đến chương trình học, chất lượng giáo dục và cả rào cản ngôn ngữ của con cái. Các thắc mắc này đã được Bộ Di trú Mỹ tổng hợp và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải đáp cho người nhập cư. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp:

  • Hỏi: Mỗi năm học thường kéo dài bao lâu?

Trả lời: Năm học ở Mỹ thường bắt đầu vào tháng 8 hoặc tháng 9, kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6. Ở một số bang, trẻ em đi học cả năm. Thời gian học mỗi tuần thường diễn ra từ thứ Hai đến thứ Sáu. Một số trường có chương trình sinh hoạt trước hoặc sau giờ học chính quy dành cho trẻ em có phụ huynh đi làm, không thể chăm sóc các em vào khoảng thời gian này. Bạn có thể phải trả thêm một khoản phí nếu đăng ký cho con tham gia những chương trình này.

  • Hỏi: Tôi cần những giấy tờ gì để ghi danh cho con?

Trả lời: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe cũng như các giấy tờ chứng minh việc tiêm chủng đầy đủ của bé. Ngoài ra, một số trường cũng yêu cầu phụ huynh nộp bằng chứng cho thấy việc gia đình đang sống trong cùng khu vực của trường học. Trong trường hợp thất lạc những tài liệu này, hãy liên hệ cán bộ chuyên trách của trường để được hướng dẫn xin giấy tờ mới. Để tránh ảnh hưởng đến việc nhập học của con, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đến trường đăng ký.

  • Hỏi: Nếu con tôi không biết nói tiếng Anh thì sao?

Trả lời: Trường học chịu trách nhiệm kiểm tra và xếp trẻ vào các lớp phù hợp. Hầu hết các tiểu bang cũng như toàn liên bang đều dành ngân sách cho những chương trình dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ESL (English as a second language) và giáo dục song ngữ. Bạn có thể liên hệ trực tiếp nhà trường để hỏi về việc kiểm tra, xếp lớp. Ngay cả khi không nói được tiếng Anh, trẻ vẫn cần học những tài liệu phù hợp với trình độ của mình. Chính vì thế, chương trình song ngữ sẽ giải quyết tốt vấn đề này cho các em.

  • Hỏi: Trước khi đến Mỹ con tôi chưa đi học. Cháu có thể theo học ở trường công lập miễn phí đến bao nhiêu tuổi?

Trả lời: Tại hầu hết các tiểu bang, trẻ em được miễn học phí trường công cho đến năm 21 tuổi. Đến thời điểm đó, nếu con bạn chưa tốt nghiệp trung học, cháu có thể ghi danh vào các lớp lấy Bằng phát triển giáo dục tổng quát – GED (General Educational Development) thay cho Bằng tốt nghiệp THPT. Hãy gọi cho Cơ quan phụ trách giáo dục tại địa phương (Local school district) hoặc Sở Giáo dục tại tiểu bang bạn đang sinh sống để tìm hiểu về nơi tổ chức các lớp GED.

  • Hỏi: Con tôi sẽ đến trường bằng cách nào?

Trả lời: Ở Mỹ, trẻ em có thể đi bộ đến trường nếu gần nhà. Trong trường hợp quá xa, trẻ vẫn có thể đi học bằng xe buýt. Tất cả các trường công lập đều có xe buýt miễn phí và các em có thể đón xe tại các trạm dừng gần nhà. Nếu có xe hơi, bạn cũng có thể tổ chức nhóm “đi chung xe” (carpool) với hàng xóm để phân công đưa rước con em đến trường.

  • Hỏi: Tiền sách vở và chi phí cho các hoạt động tại trường sẽ do ai chi trả?

Trả lời: Các trường công lập thường phát sách giáo khoa miễn phí, học sinh chỉ phải mua dụng cụ học tập và các vật dụng cần thiết khác. Nếu bạn không sắp xếp được thời gian mua những dụng cụ học tập này, hãy liên hệ với trường của con bạn và nhờ hỗ trợ. Một số trường có thể thu một lệ phí nhỏ cho dụng cụ học tập hoặc chi phí tổ chức hoạt động ngoại khóa như thể thao và âm nhạc sau giờ học. Để cho con tham gia những chương trình này, bạn có thể phải trả thêm một khoản lệ phí nữa.

  • Hỏi: Chương trình học của con tôi gồm những gì?

Trả lời: Mỗi tiểu bang đều có tiêu chuẩn riêng về chương trình giáo dục trường học. Những tiêu chuẩn này quy định rõ loại kiến thức và kỹ năng mà học sinh phải được truyền thụ. Cách thức giảng dạy cũng được cơ quan phụ trách giáo dục của địa phương quyết định. Đa số trường học đều dạy những môn như Anh văn, Toán, Xã hội học, Khoa học và Giáo dục thể chất. Bên cạnh đó, Mỹ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ cũng được xem là môn tự chọn ở nhiều trường.

  • Hỏi: Việc học của con tôi được đánh giá như thế nào?

Trả lời: Giáo viên sẽ cho điểm dựa vào thành tích học tập của trẻ trong suốt năm học. Điểm xếp hạng thường căn cứ vào điểm bài tập ở nhà, bài kiểm tra, sự chuyên cần và hạnh kiểm. Bạn sẽ nhận được một Phiếu liên lạc của con vài lần trong năm. Phiếu liên lạc này cho bạn biết kết quả học tập của con mình ở mỗi môn học. Các trường học có thể dùng những phương pháp chấm điểm khác nhau. Một số trường dùng chữ cái để làm thang điểm, chữ A và A+ là kết quả xuất sắc, chữ D và F là kết quả kém hoặc không đạt. Những trường còn lại thì chấm điểm bằng số. Cá biệt, một số trường có thể tổng kết thành tích của con bạn bằng những cụm từ như “xuất sắc”, “tốt”, “cần cố gắng hơn”.

Có thể nói, với chất lượng giáo dục thuộc hàng tốt nhất thế giới cùng chính sách miễn học phí cho công dân và thường trú nhân, nền giáo dục của Mỹ là lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người trên thế giới.

 

Xem chi tiết

Top 7 trường đại học có học phí rẻ nhất ở Texas

Khi xem xét lựa chọn trường đại học, học phí đóng một phần không thể thiếu trong quá trình ra quyết định. Bang Texas có mức học phí trung bình thấp hơn đáng kể so với các bang khác của Mỹ. IMM Group sẽ giới thiệu các trường đại học, cao đẳng có mức học phí thấp nhất ở tiểu bang này qua bài viết sau.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 01/06/2022  |  Thời gian đọc: 10'

Tổng quan về học phí đại học ở Texas 

Nhìn chung, học phí ở Texas rất đa dạng tùy theo từng trường như ở bất kỳ bang nào khác. Tuy nhiên, mức trung bình thấp hơn nhiều. Nhưng không có nghĩa học phí thấp sẽ đi kèm với chất lượng kém. Texas có rất nhiều trường đại học hàn lâm có thể cung cấp một nền giáo dục tuyệt vời trong một loạt các ngành công nghiệp. 

Mức chi phí liên quan đến cuộc sống đại học có thể tiêu tốn một khoản lớn. Lựa chọn các trường có mức học phí thấp hơn có thể giúp tiết kiệm chi phí tổng thể.

Dưới đây là 7 trường có mức học phí thấp nhất ở Texas. Mức học phí được tính theo năm.

1. Cao đẳng Midland

  • Học phí trong tiểu bang: 1.950 USD
  • Học phí ngoài tiểu bang: 4800 USD
  • Học phí quốc tế: 4.800 USD

Cao đẳng Midland là một học viện công lập ở Midland, Texas. Bằng cấp cao nhất được cung cấp tại trường là bằng cao đẳng. Sinh viên có thể lấy bằng cấp và chứng chỉ trong 12 lĩnh vực khác nhau. Các chương trình phổ biến bao gồm: Khoa học và nghệ thuật Tự do, Nghiên cứu tổng quát và nhân văn, Y tế và các chương trình Liên quan, và Công nghệ kỹ thuật.

Trường Cao đẳng Midland khá độc đáo trong cách trường cung cấp giáo dục cho sinh viên của mình. Nó cực kỳ hướng đến địa phương, cung cấp các dịch vụ cộng đồng cho Midland. Trường cung cấp cho sinh viên chương trình đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp địa phương để phù hợp với nhu cầu hiện tại của ngành. 

Chi phí theo học tại trường cao đẳng này làm cho nó trở thành một lựa chọn rất hấp dẫn và hợp túi tiền, đặc biệt là đối với sinh viên sống trong bang. Chi phí của nó xấp xỉ 1/3 chi phí của các học viện khác ở Texas.

Mặc dù chi phí ngoài tiểu bang và quốc tế đặc biệt thấp, nhưng bản chất của các khóa học của trường cao đẳng là hướng tới cộng đồng địa phương nhiều hơn. Vì vậy, trường đại học giá rẻ ở Texas này có thể không phải là lựa chọn phù hợp nhất cho những ai muốn mở rộng tầm nhìn và cơ hội ra ngoài tiểu bang.

2. Cao đẳng Nam Texas

  • Học phí trong tiểu bang: 2.330 USD
  • Học phí ngoài tiểu bang: 7.620 USD
  • Học phí quốc tế: 7.620 USD

Được thành lập vào năm 1993, Nam Texas là một trường cao đẳng công lập nằm ở McAllen, Texas. Trường hoạt động theo mô hình hợp tác với các trường công lập và có một trong những chương trình tuyển sinh kép lớn nhất tại bang Texas. Các chương trình này cho phép học sinh đủ điều kiện tham gia các khóa học đại học trong khi học trung học. Tổng hợp, hơn 15.000 sinh viên hiện đang theo học các chương trình này. Các chuyên ngành phổ biến bao gồm Nghệ thuật tự do và nhân văn, Kinh doanh và Khoa học thông tin.

Cao đẳng Nam Texas tự hào về việc giảng dạy xuất sắc và hội nhập lực lượng lao động. Họ có cách tiếp cận thực tế đối với sự phát triển kinh tế của sinh viên và cũng tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp của họ.

Trường đại học này được biết đến là trường đại học rất rẻ ở Texas. Học phí ngoài tiểu bang và quốc tế cũng rất thấp so với các trường cao đẳng khác ở Texas.

3. Đại học bang Midwestern

  • Học phí trong tiểu bang: 5.216 USD
  • Học phí ngoài tiểu bang: 7.166 USD
  • Học phí quốc tế: 7.166 USD

Đại học bang Midwestern tọa lạc tại thành phố Wichita Falls, Texas. Trường được thành lập vào năm 1922 với tên gọi Wichita Falls Junior College. Sau nhiều lần thay đổi tên, trường được đặt tên là Đại học bang Midwestern vào năm 1975.

Đại học bang Midwestern là trường đại học hàng đầu về nghệ thuật tự do. Trường khuyến khích khám phá sáng tạo và phát triển nghiên cứu. Trường là thành viên của Hội đồng các trường cao đẳng nghệ thuật tự do công cộng. Trường đại học có khuôn viên rộng 103 ha và có chương trình giảng dạy cốt lõi là khoa học và nghệ thuật toàn diện. Các chuyên ngành phổ biến gồm Nghệ thuật Tự do và Nhân văn, Điều dưỡng và Kỹ thuật viên X quang.

Mặc dù học phí trong tiểu bang của nó không phải là rẻ nhất ở Texas, nhưng nó cung cấp một “mức học phí đặc biệt” cho sinh viên ngoại bang. Học phí ngoài tiểu bang của nó được xếp hạng trong Top 10 trường rẻ nhất, khiến đây trở thành một lựa chọn rất hấp dẫn đối với sinh viên bên ngoài Texas.

4. Đại học bang Tarleton

  • Học phí trong tiểu bang: 4.008 USD
  • Học phí ngoài tiểu bang: 13.752 USD
  • Học phí quốc tế: 13.752 USD

Đại học bang Tarleton là một học viện công lập được thành lập vào năm 1899. Trường nằm trong khu vực có đến 67% dân số là sinh viên. Trường rất chú trọng vào việc cung cấp kinh nghiệm thực tế về công việc, và đối tác với các doanh nghiệp địa phương, để cung cấp các chương trình thực tập.

Tại Tarleton, Khoa học máy tính là ngành trọng điểm, cùng với Khoa học quản lý phạm vi, nhờ bộ phận hệ thống thông tin máy tính của Tarleton – đơn vị đầu tiên 3 lần giành giải Chương trình xuất sắc của Hiệp hội quản lý xử lý dữ liệu quốc tế. Cũng có trụ sở chính tại khuôn viên Tarleton, Viện nghiên cứu môi trường ứng dụng Texas, là cơ quan lãnh đạo nghiên cứu quốc gia về các vấn đề môi trường liên quan đến chất lượng nước, được giao nhiệm vụ giám sát dữ liệu ô nhiễm nước cho lưu vực sông Thượng Bắc Bosque rộng hơn 90.000 ha.

Học phí trong tiểu bang của nó nằm trong 25% chi phí thấp nhất ở Texas. Học phí, kết hợp với vị trí hấp dẫn, làm cho nó trở thành một tổ chức rất hấp dẫn cho cư dân của Texas. Mặc dù chi phí ngoài tiểu bang của nó khá cao so với các trường cao đẳng đã liệt kê trên đây, nó vẫn có thể là một lựa chọn hấp dẫn nhờ vị trí và danh tiếng của nó.

5. Đại học bang Angelo, San Angelo

  • Học phí trong tiểu bang: 4.061 USD
  • Học phí ngoài tiểu bang: 14.021 USD
  • Học phí quốc tế: 14.021 USD

Đại học bang Angelo là một học viện công lập được thành lập vào năm 1928. Từ năm 2010, trường liên tục được xếp hạng là “một trong những trường cao đẳng tốt nhất” bởi The Princeton Review. Đại học San Angelo tổ chức các khóa học thông qua 6 trường cao đẳng trực thuộc: Kinh doanh, Giáo dục, Nghiên cứu hệ sau đại học, Nghệ thuật tự do, Điều dưỡng, Y tế và Khoa học cùng 21 khoa. Trường cung cấp 40 chương trình đào tạo bậc đại học, 23 khóa học cao học và 1 bằng đào tạo liên kết. 

Mặc dù học phí ngoài tiểu bang và quốc tế của trường khá cao, nhưng trường có rất nhiều chương trình học bổng. Có đến 90% sinh viên của trường nhận được một số loại học bổng hoặc hỗ trợ tài chính. Nhờ vậy mà có khoảng 40% sinh viên của trường tốt nghiệp mà không có bất kỳ khoản nợ nào.

6. Đại học Texas A&M, Galveston

  • Học phí trong tiểu bang: 4.516 USD
  • Học phí ngoài tiểu bang: 12.940 USD
  • Học phí quốc tế: 12.940 USD

Đại học Texas A&M tại Galveston là một trường công lập, chuyên giảng dạy các chương trình đại học và sau đại học về biển và hàng hải. Cụ thể là Khoa học, Kỹ thuật, Kinh doanh hàng hải, Nghiên cứu và dịch vụ công liên quan đến lĩnh vực tài nguyên biển nói chung. 

Trường cung cấp các khóa học 4 năm theo định hướng về hàng hải với các ngành nổi bật là: Kinh doanh, Khoa học vật lý và đại dương, Khoa học sinh học, Kỹ thuật và giao thông vận tải, và Nghệ thuật tự do. Ngoài ra, có một số khóa học đặc biệt được phát triển để đáp ứng định hướng về biển. Ví dụ, Văn học của biển – góc nhìn về biển qua các tác phẩm của các tác giả lớn, Giới thiệu về khoa học biển, Địa lý hành trình.

Xét về giá trị giáo dục định hướng cụ thể về biển và hàng hải, trường có học phí thấp trong tiểu bang. Mức học phí ngoài tiểu bang và quốc tế có phần đắt hơn, nhưng đây là lựa chọn rất phù hợp cho những sinh viên muốn theo học các chuyên ngành về biển.

7. Đại học quốc tế Texas A&M

  • Học phí trong tiểu bang: 4.773 USD
  • Học phí ngoài tiểu bang: 17.433 USD
  • Học phí quốc tế: 17.433 USD

Đại học quốc tế Texas A&M là một học viện công lập ở Laredo, Texas, được thành lập vào năm 1970. Trường là cơ sở giáo dục cấp cao trong khu vực và đặc biệt nổi tiếng với các cơ hội dành cho sinh viên thiểu số. Trường cung cấp hơn 70 bằng cử nhân và thạc sĩ cũng như chương trình tiến sĩ về Quản trị kinh doanh quốc tế.

Các văn bằng của trường được xây dựng dựa trên trường Kinh doanh A. R. Sanchez, trường cao đẳng Khoa học và nghệ thuật, cao đẳng Giáo dục và cao đẳng Điều dưỡng và nghiên cứu Sức khỏe. Trường Kinh doanh A. R. Sanchez được công nhận bởi Hiệp hội các trường Kinh doanh thăng tiến cao đẳng. Tổ chức này xếp chương trình này vào 5% các chương trình kinh doanh được chọn trên khắp thế giới.

Tuy phí ngoài tiểu bang và quốc tế cao hơn đáng kể, nhưng trường có đa dạng lựa chọn học tập và có chất lượng giáo dục cao hơn so với các trường khác. 

Xem chi tiết

Top các trường đại học chất lượng nhất ở bang Florida

Florida là một trong những tiểu bang lớn có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của nước Mỹ. Với tốc độ phát triển vượt bậc, khí hậu tương đồng Việt Nam, Florida là nơi thu hút rất nhiều người Việt sinh sống. Nơi đây cũng thu hút rất nhiều du học sinh với chất lượng giáo dục hàng đầu.
IMM Group xin giới thiệu 10 trường đại học chất lượng nhất ở bang Florida qua bài viết sau.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 15/05/2022  |  Thời gian đọc: 15'

1. Đại học Florida 

Đại học Florida là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1853. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 34.931 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 809 ha. Đại học Florida xếp thứ 28 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 6.380 USD/năm, ngoài tiểu bang là 28.658 USD/năm.

Đây là trường đại học duy nhất trong cả nước kết hợp 6 trường cao đẳng chăm sóc sức khỏe khác nhau trong một khuôn viên duy nhất. Các chuyên ngành phổ biến bao gồm Sinh học, Tâm lý học và Khoa học. Trường đại học này còn đi đầu về nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, thường là thông qua các hợp tác quốc tế cao cấp. Năm 2002, trường dẫn đầu một đoàn gồm 7 trường đại học đã nhận được khoản tài trợ 15 triệu USD từ NASA để thực hiện nghiên cứu không gian. Từ năm 2008, trường hợp tác với đại học Chiết Giang (Trung Quốc) hoạt động về năng lượng bền vững. Ngoài ra, trường còn hợp tác với Tây Ban Nha về kính thiên văn quang học một khẩu độ lớn nhất thế giới.

Trường có tỷ lệ tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 31%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 89%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 42.600 USD. Năm 2014, tổng số sinh viên đã tốt nghiệp từ trường lên tới nửa triệu. Các cựu sinh viên đáng chú ý bao gồm nữ diễn viên Faye Dunaway, phi hành gia Kevin Ford và thượng nghị sĩ cấp cao của Florida Marco Rubio.

2. Đại học bang Florida

Đại học bang Florida là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1851. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 32.543 (mùa thu năm 2020), khuôn viên trường rộng 197 ha. Đại học bang Florida xếp thứ 55 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 6.517 USD/năm, ngoài tiểu bang là 21.683 USD/năm. 

Trường có các chương trình nghiên cứu đại học thuộc nhiều lĩnh vực, từ các nghiên cứu lâm sàng và y sinh trong trường cao đẳng Y khoa, đến các nghiên cứu sâu về công bằng xã hội. Sinh viên có thể chọn từ 106 chuyên ngành tại 16 trường cao đẳng khác nhau. Các chuyên ngành phổ biến nhất tại trường là Tài chính, Tâm lý học, Marketing, Sinh học và khoa học chính trị. 

Các chương trình học được dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên xuất sắc, bao gồm 6 người từng đoạt giải Nobel và nhiều học giả lỗi lạc trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học. Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 36%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 84%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 36.500 USD. 

3. Đại học Miami

Đại học Miami là một tổ chức tư nhân được thành lập vào năm 1925. Trường có tổng số sinh viên nhập học đại học là 11.334 (mùa thu năm 2020). Đại học Florida xếp thứ 55 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trung bình là 54.760 USD/năm.

Trường có hơn 180 chuyên ngành và chương trình đại học tại 12 trường cao đẳng và trường học tại các cơ sở khác nhau. Trong đó, bao gồm trường Luật Miami trên khuôn viên chính rộng 105 ha, trường Y khoa Leonard M. Miller (đào tạo ít nhất 1.000 sinh viên trong các chương trình liên quan đến sức khỏe), và một trường tập trung vào nghiên cứu về hải dương học và khoa học khí quyển.

Khoảng 16.000 sinh viên ghi danh vào năm 2014, với tỷ lệ chấp nhận khoảng 40%. Các cựu sinh viên đáng chú ý bao gồm đô vật Dwayne “The Rock” Johnson, nam diễn viên Sylvester Stallone và ca sĩ Gloria Estefan. Cựu chủ tịch Donna E. Shalala đã lãnh đạo Đại học Miami từ năm 2001-2016 và phục vụ dưới thời Tổng thống Bill Clinton với tư cách là Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ tại vị lâu nhất.

4. Đại học Nam Florida

Đại học Nam Florida là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1956. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 38.579 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 666 ha. Đại học bang Florida xếp thứ 103 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 6.410 USD/năm, ngoài tiểu bang là 17.324 USD/năm. 

Trường cung cấp 105 khóa học thạc sĩ và 44 khóa học tiến sĩ. Các chuyên ngành phổ biến bao gồm Nghiên cứu chuẩn bị dịch vụ y tế, Tâm lý học, Khoa học Y sinh và Y học phân tử.  Cơ sở Tampa được coi là cơ sở chính của trường với 14 trường cao đẳng. Cơ sở Tampa còn là nơi đặt trụ sở của USF Health, bao gồm các trường Cao đẳng y, Điều dưỡng, Y tế công cộng và Dược. Chương trình Nghiên cứu báo chí và Truyền thông cũng được giảng dạy trong khuôn viên trường Tampa.

Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 49%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 74%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 36.800 USD. 

5. Đại học Central Florida

Đại học Central Florida là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1963. Đại học bang Florida xếp thứ 148 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 6.368 USD/năm, ngoài tiểu bang là 22.467 USD/năm. 

Đại học Central Florida (UCF) là trường đại học lớn thứ hai ở Mỹ, với 63.000 sinh viên và hơn 200 chương trình học để bạn lựa chọn. Trường đại học đã được Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế chỉ định cho các hoạt động nghiên cứu.

Trường có khuôn viên rộng 572,6 ha với  13 trường cao đẳng: cao đẳng Nghệ thuật và nhân văn, cao đẳng Burnett Honors, cao đẳng Quản trị kinh doanh, cao đẳng Giáo dục và nhân lực, trường Kỹ thuật và khoa học máy tính, trường cao đẳng nghiên cứu sau đại học, trường cao đẳng Sức khỏe và các vấn đề công cộng, trường đại học Y khoa, trường cao đẳng Điều dưỡng, trường cao đẳng Quang học, trường cao đẳng Quản lý khách sạn Rosen, trường cao đẳng Khoa học và nghiên cứu đại học.

Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 44%. Các chuyên ngành phổ biến gồm Nghệ thuật tự do và nhân văn, Tâm lý học và Điều dưỡng. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 74%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 37.100 USD. 

6. Đại học quốc tế Florida

Đại học Quốc tế Florida là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1972. Trường có tổng số sinh viên nhập học đại học là 48.664 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 139,2 ha. Đại học bang Florida xếp thứ 162 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 6.566 USD/năm, ngoài tiểu bang là 18.964 USD/năm. 

Là trường đại học nghiên cứu công lập đầu tiên và duy nhất của Miami, cung cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, FIU nhấn mạnh nghiên cứu là một phần chính trong sứ mệnh của trường.  Kết quả nghiên cứu của trường được xếp trong số 2% các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Trường đại học này còn tham gia vào một số tổ chức công và tư lâu đời, và được tôn trọng nhất của Mỹ với danh hiệu Carnegie “R1” cho mức hoạt động nghiên cứu cao nhất. Các lĩnh vực có thế mạnh đặc biệt bao gồm Giảm nhẹ thiên tai, Đa dạng sinh học nhiệt đới, Sức khỏe tâm thần trẻ em, An ninh mạng và Nghiên cứu Mỹ Latinh. Đại học Y khoa Herbert Wertheim và phòng thí nghiệm khám phá của trường Khoa học máy tính và thông tin, chỉ là hai trong số nhiều trường cao đẳng, trường học và trung tâm tích cực đảm bảo khả năng của trường phục vụ cho việc nghiên cứu. 

Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 58%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 67%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 38.700 USD.

7. Đại học Florida A&M

Đại học Florida A&M là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1887. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 7.402 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 179 ha. Đại học Florida A&M xếp thứ 202 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 5.785 USD/năm, ngoài tiểu bang là 17.725 USD/năm. 

Từ năm 1935, trường đã được công nhận bởi Hiệp hội các trường cao đẳng & trường học phía Nam, và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ cho nhiều chuyên ngành khác nhau. Các chuyên ngành gồm: Nông nghiệp và khoa học thực phẩm, Điều dưỡng, Giáo dục, Kỹ thuật, Khoa học xã hội, Nghệ thuật và nhân văn. 

Tính bền vững là giá trị cốt lõi của trường. Năm 2015, trường đã được Sáng kiến xây dựng xanh công nhận là trường đại học công lập “xanh nhất” xếp thứ hai tại Mỹ. Đặc biệt, các chương trình nông nghiệp và tái chế của trường thường xuyên được tổ chức.

Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 36%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 55%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 26.800 USD.

Các cựu sinh viên đáng chú ý bao gồm Anika Noni Rose – nữ ca sĩ và diễn viên người Mỹ, Pamela Donielle Oliver – vận động viên bóng rổ, và K. Michelle – ca sĩ, nhạc sĩ và nhân vật truyền hình R&B người Mỹ.

8. Viện Công nghệ Florida

Viện Công nghệ Florida là một trường đại học tiến sĩ/nghiên cứu tư nhân phi lợi nhuận nằm ở Melbourne, Florida. Học viện được thành lập vào năm 1958. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 3.475 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 70,4 ha. Trường xếp thứ 202 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trung bình là 43.246 USD.

Sinh viên chưa tốt nghiệp có thể chọn từ hơn 70 chuyên ngành. Các chương trình phổ biến bao gồm Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật hàng không và Khoa học hàng không. Được bao quanh bởi các công ty và tổ chức như SpaceX, Northrop Grumman, Harris Corporation, Boeing và NASA, trường rất chú trọng vào kinh nghiệm thực hành, nghiên cứu tiên tiến và đổi mới công nghệ cao. Sinh viên tốt nghiệp của trường thường tiếp tục làm việc toàn thời gian cho các công ty toàn cầu kể trên, ở các vị trí như nhà khoa học máy tính, kỹ sư đại dương, kỹ sư hàng không, nhà sinh học thiên văn và nhà vật lý,…

Chương trình cấp bằng thạc sĩ FastTrack của học viện mang đến cho sinh viên cơ hội tham gia các khóa học ở cấp độ sau đại học trong suốt lộ trình đại học. Khuôn viên trường có 16 trung tâm nghiên cứu, cùng Trung tâm nghiên cứu khoa học sức khỏe mới xây dựng.

9. Đại học Nova Đông Nam

Được thành lập vào năm 1964, đại học Nova Southeastern ở Fort Lauderdale là trường đại học tư thục lớn nhất của Florida với các chuyên ngành nghiên cứu về Chăm sóc sức khỏe, Công nghệ sinh học, Khoa học đời sống, Môi trường và Khoa học xã hội. Sinh viên chưa tốt nghiệp có thể chọn từ hơn 50 chương trình cấp bằng. Các chương trình phổ biến bao gồm các ngành Y tế, Sinh học và Kinh doanh. Từ nghiên cứu, trường đại học tự hào có hơn 100 triệu USD tài trợ từ bên ngoài. Sinh viên trường còn có cơ hội trải nghiệm thực tế trước khi tốt nghiệp với kỳ thực tập tại hơn 100 đối tác công ty. 

Trường có tổng số sinh viên nhập học đại học là 6.314 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 127,1 ha.  Trường xếp thứ 213 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trung bình là 34.570 USD. Tỷ lệ chấp nhận tuyển sinh của trường là 76%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 62%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 42.300 USD.

10. Đại học North Florida

Đại học North Florida là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1965. Trường có tổng số sinh viên nhập học đại học là 14.550 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 526 ha. Đại học Bắc Florida xếp thứ 263 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 7.075 USD/năm, ngoài tiểu bang là 20.793 USD/năm. 

Trường được tạo thành từ 6 trường cao đẳng: Y tế, Kinh doanh, Nghệ thuật và khoa học, Máy tính, kỹ thuật và xây dựng, Dịch vụ giáo dục và con người, và cao đẳng Hicks Honors. Trường cung cấp 60 chương trình cử nhân khác nhau cho sinh viên lựa chọn. Tâm lý học là lĩnh vực nghiên cứu phổ biến nhất, theo sau là Truyền thông, Kinh doanh và Điều dưỡng. Đại học North Florida tuyển sinh có chọn lọc với tỷ lệ chấp nhận là 80%. 

Xem chi tiết

Top các trường đại học có chi phí phải chăng nhất ở California

Khi nghĩ đến du học Mỹ nói chung và California nói riêng, các bậc phụ huynh và sinh viên sẽ lo ngại về vấn đề chi phí. Tuy nhiên, ở tiểu bang này vẫn có những trường có mức chi phí rất phải chăng. Qua bài viết sau, IMM Group sẽ giới thiệu các trường có mức học phí rẻ nhất năm 2021-2022 ở tiểu bang này.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 31/05/2022  |  Thời gian đọc: 10'

Cách xếp hạng 

Bảng xếp hạng này dựa trên chi phí ròng (chưa tính thuế và phụ phí) trung bình của các trường cao đẳng và đại học ở California. Tất cả dữ liệu được thu thập từ các trang web của Bộ Giáo dục Mỹ, Bảng điểm Cao đẳng và Bộ điều hướng Cao đẳng.

Bảng xếp hạng này nhằm mục đích giúp sinh viên đánh giá khả năng chi trả, và giá trị của các trường cao đẳng hàng đầu ở California để có thể đưa ra quyết định nên theo học trường đại học nào.

1. Đại học bang California - Los Angeles

Chi phí ròng trung bình: 3.792 USD

Đại học Bang California-Los Angeles được thành lập vào năm 1947. Trường có 129 bằng cử nhân, 112 bằng thạc sĩ và bốn chương trình cấp bằng tiến sĩ cả bằng hình thức học trực tiếp tại trường và trực tuyến.

Sinh viên trong tiểu bang chỉ phải trả hơn 6.400 USD mỗi học kỳ, sinh viên ngoài tiểu bang phải trả mức hơn 16.400 USD mỗi học kỳ. Theo danh sách các trường cao đẳng tốt nhất nước Mỹ của U.S. News & World Report, trường xếp ở vị trí thứ 13 trong số các trường đại học công lập, thứ 52 trong số các trường đại học công lập và tư thục, và thứ 26 trong số các trường có giá trị tốt nhất. Trường xếp hạng 139 trong các trường cao đẳng giá trị tốt nhất của Mỹ, theo tạp chí Forbes. 

Đây còn là một trong những trường cao đẳng có chi phí hợp lý nhất của bang. Washington Monthly đã xếp nó ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng Đại học thạc sĩ. Trong danh sách các trường cao đẳng tốt nhất năm 2018 của Tạp chí Money, trường đứng ở vị trí thứ 51 trong cả nước.

2. Đại học bang California - Dominguez Hills

Chi phí ròng trung bình: 4.655 USD

Được thành lập vào năm 1960, đại học bang California – Dominguez Hills là một học viện công lập. Nó hiện chỉ nhận hơn 14.000 sinh viên, những người chọn tham gia các lớp học trong khuôn viên trường hoặc qua cổng thông tin giáo dục trực tuyến. 

Trường cón có nhiều chương trình cấp bằng sau đại học, đại học và giảng dạy, bao gồm 46 bằng đại học và 23 bằng thạc sĩ khác nhau. Mức học phí trung bình mỗi học kỳ chỉ hơn 8.900 đối với sinh viên trong tiểu bang, và mặc dù sinh viên ngoài bang phải trả mức cao hơn gấp đôi, có đến hơn 70% sinh viên nhận được hỗ trợ tài chính. Hiệp hội các trường công lập và hành chính quốc gia, và Hiệp hội các trường học và đại học phía Tây đều công nhận tổ chức này. Trường xếp hạng 32 trong danh sách “Các trường công lập hàng đầu” theo U.S. News and World Report.

3. Đại học Bang California - Northridge

Chi phí ròng trung bình: 5.703 USD

Được thành lập vào năm 1958 với tên trước đây là cao đẳng San Fernando Valley, nay là đại học bang California – Northridge là một học viện lớn với hơn 30.000 sinh viên. Mặc dù có quy mô lớn, trường vẫn là một trong những trường cao đẳng có mức phí thấp nhất ở California. 

Khoảng 85% tất cả sinh viên nhận được hỗ trợ tài chính để trả mức chi phí trung bình 6.958 USD/ mỗi học kỳ. Trường cung cấp cả chương trình cấp bằng trong khuôn viên trường và trực tuyến. Sinh viên có thể chọn trong số 134 chương trình cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ khác nhau thuộc hơn 70 lĩnh vực như công tác xã hội, nhân văn,… Được công nhận bởi Ủy ban đại học và cao đẳng WASC, trường có số lượng sinh viên đại học lớn nhất trong hệ thống 23 cơ sở đại học bang California. Nó được xếp hạng là một trong những trường đại học tổng hợp lớn nhất ở Mỹ. Một số thành tích ấn tượng:

– Xếp hạng thứ 29 trên toàn quốc cho “Các trường cao đẳng tốt nhất” năm 2019 do tạp chí Money bình chọn.

– Xếp thứ 124 trên toàn quốc cho “Các trường cao đẳng tốt nhất” năm 2014 do The Daily Beast bình chọn.

– Xếp thứ 92/300 trong danh sách “Các trường cao đẳng có giá trị tốt nhất nước Mỹ” năm 2019 do Forbes bình chọn. 

4. Đại học Bang California - Fresno

Chi phí ròng trung bình: 5.872 USD

Được thành lập vào năm 1911, đại học bang California – Fresno ban đầu hoạt động như một trường học nhưng sau đó đã được mở rộng để phục vụ khoảng 24.449 sinh viên mỗi năm. Với hơn 60 lĩnh vực và 40 cấp độ chương trình, sinh viên có thể dễ dàng kiếm được lĩnh vực mà họ yêu thích. Báo cáo thế giới và tin tức Mỹ xếp hạng trường này ở vị trí 205. 

Đối với sinh viên trong tiểu bang, học phí trung bình là 6.940 USD mỗi kỳ học và chỉ hơn 18.000 USD mỗi học kỳ đối với sinh viên ngoại bang. Trường đại học 4 năm cung cấp cả chương trình bằng trong trường học và trực tuyến. Các lựa chọn cấp bằng trực tuyến bao gồm Tâm học, Kinh doanh, Báo chí, Ngôn ngữ và văn học Anh, Máy tính và thông tin, Dịch vụ y tế và nhiều dịch vụ khác.

5. Đại học Bang California - Stanislaus

Chi phí ròng trung bình: 6.295 USD

Xếp thứ 48 trong các trường đại học khu vực phía Tây theo US News và World Report, đại học bang California – Stanislaus chỉ tuyển sinh hơn 9.000 sinh viên hàng năm. Mức học phí cho sinh viên trong tiểu bang hiện là 21.886 USD mỗi năm, sinh viên ngoại bang phải trả 33.766 USD. 

Trường có hơn 100 lựa chọn chương trình cấp bằng khác nhau, giúp sinh viên dễ dàng khám phá con đường sự nghiệp của mình trong các lĩnh vực như Kế toán, Nhân chủng học, Toán học, Khoa học hành vi ứng dụng, Khảo cổ học, Nghệ thuật ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực khác. Trường được thành lập vào năm 1957 tại Turlock, và hiện là một trong những trường cao đẳng ở California có tỷ lệ chấp nhận cao nhất: 71%.

6. Đại học Bang California - San Bernardino

Chi phí ròng trung bình: 8.519 USD

Đại học Bang California-San Bernardino giảng dạy khoảng 22.000 sinh viên mỗi năm kể từ khi trường lần đầu tiên mở cửa vào năm 1965. Có 138 chương trình cấp bằng khác nhau được cung cấp tại trường, bao gồm Kế toán và tài chính, Quản trị kinh doanh, Giáo dục, Khoa học tự nhiên, Điều dưỡng và một số chương trình khác. Một địa điểm trong khuôn viên trường riêng biệt ở Palm Desert là nơi tổ chức các chương trình sau đại học cho sinh viên. 

Mức học phí trung bình mỗi học kỳ cho sinh viên trong tiểu bang là 6.043 USD, nhưng hơn 75% tất cả sinh viên nhận được hỗ trợ tài chính để trang trải toàn bộ hoặc một phần học phí. Tạp chí Money đã xếp trường đại học này ở vị trí thứ 14 trong số “Các trường cao đẳng tốt nhất năm 2014”.

7. Đại học Bang California - Fullerton

Chi phí ròng trung bình: 8.737 USD

Đại học Bang California – Fullerton được thành lập vào năm 1956. Đây là trường lớn nhất trong số 23 trường đại học trong hệ thống đại học bang California, cũng như toàn tiểu bang. Số sinh viên đăng ký hàng năm là khoảng 40.000 sinh viên. 

Năm 2016, mức học phí cho sinh viên trong tiểu bang là 6.043 USD mỗi học kỳ. Trường cung cấp 109 chương trình cấp bằng khác nhau, bao gồm 3 bằng tiến sĩ, 57 bằng cử nhân và 52 bằng cấp sau đại học. Một số chương trình phổ biến nhất là Lịch sử Mỹ, Điều dưỡng, Nghệ thuật, Nghiên cứu phụ nữ và giới tính, Xã hội học, CNTT và địa chất. US News and World Report đã xếp hạng hệ thống trực tuyến của trường ở vị trí thứ 11 trong số các chương trình trực tuyến tốt nhất năm 2011. Trường còn thuộc Top 100 trường đại học hàng đầu trên toàn quốc, theo tạp chí Forbes.

Xem chi tiết

Top các trường đại học tốt nhất ở bang California năm 2022

California là bang có nhiều người Việt sinh sống nhất nước Mỹ. Hiện có đến 40% trên tổng số người Việt định cư Mỹ đều đang sống ở California. Đây cũng là bang của Mỹ có rất nhiều trường đại học danh tiếng và là điểm đến mơ ước của nhiều du học sinh. Qua bài viết sau, IMM Group sẽ giới thiệu các trường đại học tốt nhất ở tiểu bang này.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 09/05/2022  |  Thời gian đọc: 14'

1. Đại học Stanford

Đại học Stanford là một học viện tư nhân được thành lập vào năm 1885. Trường có tổng số sinh viên nhập học đại học là 6.366 (mùa thu năm 2020), cơ sở nằm ở ngoại ô rộng 3.310 ha. Stanford xếp thứ 6 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trung bình của trường là 56.169 USD/năm.

Trường có mức độ tuyển sinh cạnh tranh rất cao với tỷ lệ chấp nhận chỉ 5%. Các chuyên ngành phổ biến bao gồm Khoa học máy tính, Sinh học và Kỹ thuật. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 95%, cựu sinh viên Stanford sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 70.400 USD.

Nghiên cứu sau đại học là một thế mạnh của đại học Stanford. Hiện có hơn 9.300 sinh viên đang theo học các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ trên 90 khóa học và chương trình thuộc 7 ngành sau đại học của Stanford. Các ngành bao gồm: Kinh doanh; Trái đất, năng lượng và khoa học môi trường; Giáo dục; Kỹ thuật; Khoa học và nhân văn; Pháp luật; và Dược. 

Theo thống kê, Kỹ thuật là ngành sau đại học phổ biến nhất của Stanford, chiếm khoảng 40% sinh viên. Stanford được xếp hạng thứ hai trên thế giới về Kỹ thuật & công nghệ trong Bảng xếp hạng đại học thế giới QS theo chủ đề năm 2018. Sau Kỹ thuật, ngành sau đại học phổ biến tiếp theo tại Stanford là Khoa học và nhân văn, chiếm 1/4 số sinh viên sau đại học.

Một phần ba sinh viên tốt nghiệp là người quốc tế và nam giới chiếm 61%. Phần lớn sinh viên sau đại học (69%) đang theo học để lấy bằng thạc sĩ.

2. Viện công nghệ California

Học viện công nghệ California là một học viện tư nhân được thành lập vào năm 1891. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 901 (mùa thu năm 2020), trường nằm ở ngoại ô với khuôn viên rộng 50 ha. Viện công nghệ California xếp thứ 9 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trung bình của trường là 58.680 USD/năm.

Trường tập trung vào các ngành Khoa học và kỹ thuật, nằm ở California, cách Los Angeles khoảng 18km về phía đông bắc. Trường có mức độ tuyển sinh cạnh tranh rất cao với tỷ lệ chấp nhận chỉ 7%. Các chuyên ngành phổ biến bao gồm Khoa học Máy tính, Vật lý và Kỹ thuật điện. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 92%, cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 54.500 USD.

Caltech có kết quả nghiên cứu và nhiều cơ sở vật chất chất lượng cao như: phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (thuộc sở hữu của NASA), phòng thí nghiệm địa chấn Caltech và mạng lưới đài quan sát Quốc tế. Đây là một trường thuộc nhóm nhỏ các học viện công nghệ ở Mỹ chủ yếu dành để giảng dạy Nghệ thuật kỹ thuật và Khoa học ứng dụng. Đây còn là nơi có Dự án tài liệu Einstein, một sáng kiến ​​nhằm bảo tồn, dịch và xuất bản các bài báo được chọn lọc từ tài sản của Albert Einstein. Trường cũng đã thành lập một trung tâm đổi mới năng lượng, nhằm mục đích khám phá các phương pháp mang tính cách mạng để tạo ra nhiên liệu trực tiếp từ ánh sáng mặt trời.

3. Đại học California, Los Angeles

Đại học California, Los Angeles là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1919. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 31.636 (mùa thu năm 2020), trường có khuôn viên rộng 170 ha. Đại học California xếp thứ 20 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 13.268 USD/năm, mức học phí ngoài tiểu bang là 43.022 USD/năm.

Đại học California, Los Angeles cung cấp gần 150 chương trình sau đại học và hơn 125 chương trình đại học. Trường được xếp hạng trong số 10 trường đại học hàng đầu thế giới về các ngành Kỹ thuật sinh học, Y khoa, Ngôn ngữ hiện đại, Hóa học, Văn học, Truyền thông, Tâm lý học và Toán học. Trường có mức độ cạnh tranh rất cao với tỷ lệ chấp nhận tuyển sinh chỉ 14%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 91%, cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 44.500 USD.

Trường còn có khoa Sân khấu, điện ảnh & truyền hình, và Nha khoa. Nhiều bộ phim Hollywood được quay trong khuôn viên trường như Old School, Learies bond, Nutty Professor, How High, và American Pie. Đại học này còn bao gồm một số trường và chương trình sau đại học: trường Y David Geffen được xếp hạng cao, trường Kỹ thuật và khoa học ứng dụng Henry Samueli, và trường Quản lý Anderson.

4. Đại học California, Berkeley

Đại học California, Berkeley là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1868. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 30.980 (mùa thu năm 2020), khuôn viên trường rộng 499 ha. Đại học California xếp thứ 22 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 14.361 USD/năm, ngoài tiểu bang là 44.115 USD/năm.

Berkeley là một trong 14 thành viên sáng lập của Hiệp hội các trường đại học Mỹ và là nơi đặt trụ sở của một số viện nghiên cứu nổi tiếng thế giới, bao gồm Viện nghiên cứu khoa học toán học và Phòng thí nghiệm khoa học không gian. 

Các cựu sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu của Berkeley bao gồm 99 người đoạt giải Nobel, 23 người đoạt giải Turing và 14 người đoạt giải Pulitzer. Giảng viên J. R. Oppenheimer dẫn đầu dự án Manhattan để tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên. Ernest Lawrence, người đoạt giải Nobel của Berkeley đã phát minh ra cyclotron. Ngoài ra, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu của trường đại học này là những người đã khám phá ra 16 nguyên tố hóa học của bảng tuần hoàn.

Ban đầu, Berkeley chỉ có chưa đầy 40 sinh viên, nhưng với tư cách là trường đại học đầy đủ chương trình giảng dạy đầu tiên ở California, nó nhanh chóng tạo được chỗ đứng. Vào đầu những năm 1940, trường đã phát triển rất nhanh chóng và được xếp hạng thứ hai chỉ sau Harvard. 

Với chất lượng vượt trội, việc tuyển sinh của trường rất cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 17%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 91%, cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 48.700 USD. 

5. Đại học Nam California

Đại học Nam California là một tổ chức tư nhân được thành lập vào năm 1880. Trường có tổng số sinh viên nhập học đại học là 19.606 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 91,5 ha. Đại học Nam California xếp thứ 27 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trung bình của trường là 60.275 USD/năm.

Việc tuyển sinh rất cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận của trường là 11%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 92%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 53.800 USD.

Theo thống kê gần đây nhất, sinh viên từ 139 chuyên ngành tốt nghiệp từ đại học Nam California. Trong số này, 5.447 sinh viên nhận bằng đại học và 11.593 người tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Các chuyên ngành đại học phổ biến nhất là: Quản lý hành chính kinh doanh, Truyền thông, Khoa học máy tính,…

6. Đại học California, Santa Barbara

Đại học California, Santa Barbara là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1909. Đây là một viện nghiên cứu danh tiếng của Mỹ, chuyên đào tạo về nghệ thuật tự do. Trường có tổng số tuyển sinh đại học là 23.196 (mùa thu năm 2020), cơ sở nằm ở ngoại ô với khuôn viên rộng 400 ha. Đại học California, Santa Barbara xếp thứ 28 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 14.442 USD/năm, ngoài tiểu bang là 44.196 USD/năm.

Trường đại học cung cấp hơn 200 bằng cấp ở tất cả các cấp độ, từ ba trường cao đẳng riêng biệt: trường cao đẳng Văn thư và khoa học, đào tạo các chuyên gia về nhân văn, mỹ thuật, toán học và khoa học xã hội; cao đẳng Kỹ thuật, nơi tập trung nghiên cứu liên ngành về khoa học và kỹ thuật máy tính và phân tử sinh học; và cao đẳng Nghiên cứu sáng tạo, nơi khuyến khích việc tạo ra các tác phẩm gốc về âm nhạc và văn học.  

Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 37%. Các chuyên ngành phổ biến gồm Xã hội học, Kinh tế và Truyền thông. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 92%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 36.000 USD.

7. Đại học California, San Diego

Đại học California, San Diego là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1960. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 31.842 (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 800 ha. Đại học California, San Diego xếp thứ 34 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Học phí và lệ phí trong tiểu bang là 14.733 USD/năm, mức học phí ngoài tiểu bang là 44.487 USD/năm.

Trường được chia thành 6 trường cao đẳng nội trú đại học, 5 bộ phận học thuật (Nghệ thuật và nhân văn, Khoa học sinh học, Kỹ thuật, Khoa học vật lý và Khoa học xã hội), 5 trường chuyên nghiệp và sau đại học (Khoa Quản lý Rady, Hải dương học, Chiến lược và chính sách toàn cầu, khoa Y, Dược và khoa học Dược phẩm Skaggs). Trường có đội ngũ giảng viên chất lượng cao với 29 người đã được bầu vào Học viện Kỹ thuật quốc gia, 70 người vào Học viện Khoa học quốc gia, 45 người vào Viện Y học và 110 vào Học viện Khoa học và Nghệ thuật Mỹ.

Là một “cường quốc” về Nghiên cứu, Giáo dục và Chăm sóc sức khỏe, trường đại học này đi đầu trong việc thay đổi toàn cầu thông qua những thành tựu của cộng đồng giảng viên và sinh viên. Phó hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu của trường, Sandra A. Brown, đã nhận được hai giải thưởng danh giá từ Viện quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu (NIAAA) và Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho nghiên cứu tiên phong của bà trong lĩnh vực tâm lý học. Ngoài ra, giáo sư Susan Ackerman, người tiên phong trong nghiên cứu cân bằng nội môi về các tế bào thần kinh đang phát triển và lão hóa, đã được bầu làm thành viên của Học viện Y khoa Quốc gia – một trong những danh hiệu cao nhất trong lĩnh vực y tế và y học. Trường đại học cũng thúc đẩy các nghiên cứu điều tra các chủ đề xã hội, văn hóa và Chính phủ xuyên biên giới. 

Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận của trường là 37%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 87%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 43.400 USD.

8. Đại học California, Irvine

Đại học California, Irvine là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1965. Với 192 chương trình giảng dạy, trường thu hút 29.368 sinh viên đăng ký đại học (mùa thu năm 2020), khuôn viên rộng 597 ha. Đại học California, Irvine xếp thứ 36 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trong tiểu bang là 13.955 USD/năm, ngoài tiểu bang là 43.709 USD/năm.

Trường đại học này chuyên về các lĩnh vực như nghiên cứu ung thư và khoa học thần kinh cùng với Trung tâm y tế UC Irvine được xếp hạng cao. Các chương trình sau đại học của trường cũng được đánh giá cao, với các chương trình đặc biệt tại trường kinh doanh Paul Merage và trường kỹ thuật Henry Samueli. Đội ngũ giảng viên bao gồm những người đoạt giải Nobel và những người nhận được Huân chương khoa học quốc gia.

Irvine cũng tự hào với các chứng chỉ về môi trường và tính bền vững, trường đã được xếp hạng là trường đại học xanh số 1 trên toàn quốc trong nhiều năm liên tiếp. Trường cũng rất nổi tiếng vì từng có những vị khách nổi tiếng thế giới ghé thăm và chia sẻ, gồm Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, Nữ hoàng Noor của Jordan, ông trùm kinh doanh người Anh, Sir Richard Branson và sứ giả hòa bình của Liên hợp quốc, Charlize Theron.

Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận của trường là 30%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 85%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 41.100 USD.

9. Đại học California, Davis

Đại học California, Davis là một tổ chức công lập được thành lập vào năm 1905. Trường có tổng số sinh viên đăng ký đại học là 31.162 (mùa thu năm 2020), khuôn viên trường rộng 2.145 ha. Đại học California, Davis xếp thứ 38 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Học phí và lệ phí trong tiểu bang là 14.654 USD/năm, mức học phí ngoài tiểu bang là 44.408 USD/năm.

Trường đại học này rất nổi tiếng với các chương trình xuất sắc về Khoa học sinh học và Nông nghiệp. Ngoài ra, các chương trình của trường về Kỹ thuật, Khoa học xã hội, Khoa học vật lý, Toán học, Nghệ thuật và nhân văn cũng rất phổ biến và có uy tín cao. Trường có hơn 80 chương trình cấp bằng sau đại học. Các giảng viên và các chương trình sau đại học của trường thu hút sinh viên có trình độ cao từ nhiều nền tảng giáo dục, xã hội, dân tộc và văn hóa khác nhau. 

Năm 2021, trường đã nhận được 941 triệu USD tài trợ cho việc nghiên cứu. Một nửa số sinh viên chưa tốt nghiệp của trường thực hiện nghiên cứu hoặc thực hiện các dự án sáng tạo. Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận của trường là 46%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt mức 86%, cựu sinh viên trường sau khi tốt nghiệp thường nhận mức lương khởi điểm từ 40.400 USD.

10. Đại học Santa Clara

Đại học Santa Clara là một tổ chức tư nhân được thành lập vào năm 1851. Đại học Santa Clara xếp thứ 55 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Mức học phí trung bình của trường là 55.860 USD/năm.

Sáu trường cao đẳng của SCU cung cấp nhiều chương trình đại học và sau đại học trong các lĩnh vực như Nhân loại học, Khoa học, Truyền thông, Khoa học máy tính, Kinh tế, Kỹ thuật, Toán học, Ngôn ngữ, Nghệ thuật, Tâm lý học, Kinh doanh, Luật và Thần học. Hiện tại, trường đang tuyển sinh hơn 9.000 sinh viên bao gồm một lượng lớn sinh viên nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới. Khoảng 62% sinh viên chưa tốt nghiệp đến từ California, số khác đến từ khắp nước Mỹ và 44 quốc gia. Theo thống kế, 86% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm kiếm công việc toàn thời gian đã tìm thấy công việc trong vòng 6 tháng. 

Trường có hơn 103.700 cựu sinh viên đang sống trên toàn thế giới, bao gồm một số người nổi tiếng. Đạo diễn nổi tiếng Andy Ackerman, nhà báo Jeff Brazil – người từng là biên tập viên và nhà văn của Thời báo Los Angeles, Alex Austin – Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Branch Metrics. Robin là kỹ sư chính tại Trung tâm Nghiên cứu AMES của NASA. Brendan Eich là người tạo ra JavaScript.

Xem chi tiết

Tổng hợp các trường đại học chất lượng có mức học phí phải chăng nhất bang Florida

Với chất lượng giáo dục tốt cùng mức học phí phải chăng, tiểu bang Florida, Mỹ thu hút rất nhiều sinh viên. Qua bài viết sau, IMM Group sẽ giới thiệu các trường đại học chất lượng tốt nhất với mức phí phải chăng nhất ở tiểu bang này.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 29/05/2022  |  Thời gian đọc: 10'

1. Đại học Florida 

Đại học Florida là trường đứng đầu trong danh sách các trường đại học tốt nhất với mức chi phí phải chăng ở bang Florida. Trường xếp thứ 16 trong danh sách các trường đại học và cao đẳng có mức phí phải chăng nhất năm 2022. Mức học phí trong tiểu bang là 6.381 USD/năm (học phí 4.477 USD, phí 1.904 USD), ngoài tiểu bang là 28.658 USD/năm.

Đây cũng là trường có chất lượng tốt nhất ở bang Florida. Đại học Florida xếp thứ 28 trong ấn bản năm 2022 về các trường cao đẳng, đại học tốt nhất nước Mỹ. Trường có 16 trường cao đẳng học thuật và hơn 150 trung tâm và viện nghiên cứu. Số lượng sinh viên (bao gồm cả sinh viên trực tuyến) lên tới hơn 56.000. Trường có tỷ lệ tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 31%. 

Các chuyên ngành phổ biến bao gồm Sinh học, Tâm lý học và Khoa học. Trường đại học này còn đi đầu về nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, thường là thông qua các hợp tác quốc tế cao cấp. Năm 2002, trường dẫn đầu một đoàn gồm 7 trường đại học đã nhận được khoản tài trợ 15 triệu USD từ NASA để thực hiện nghiên cứu không gian. Từ năm 2008, trường hợp tác với đại học Chiết Giang (Trung Quốc) hoạt động về năng lượng bền vững. 

2. Đại học bang Florida

Westcott Building plaza. Campus Images.

Xếp thứ hai về trường có chất lượng giảng dạy tốt nhất với mức phí phải chăng ở bang Florida là trường đại học bang Florida. Mức học phí trong tiểu bang là 6.517 USD/năm (học phí 4.640 USD, phí 1.877 USD), ngoài tiểu bang là 21.683 USD/năm. 

Trường đại học này gồm 16 trường cao đẳng, 9 trường chuyên nghiệp; hơn 110 viện, phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu, cung cấp hơn 360 chương trình học. Trường đại học cũng cung cấp khoảng 60 khóa học trực tuyến cho người học từ xa. Các chuyên ngành phổ biến nhất tại trường là Tài chính, Tâm lý học, Marketing, Sinh học và khoa học chính trị.  Đại học bang Florida còn có các chương trình nghiên cứu đại học thuộc nhiều lĩnh vực, từ các nghiên cứu lâm sàng và y sinh trong trường cao đẳng Y khoa, đến các nghiên cứu sâu về công bằng xã hội.

Các chương trình học được dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên xuất sắc, bao gồm 6 người từng đoạt giải Nobel và nhiều học giả lỗi lạc trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học. Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 36%. 

3. Đại học Central Florida

Xếp thứ 3 trong danh sách các trường đại học tốt có mức phí phải chăng ở bang Florida là đại học Central Florida. Mức học phí trong tiểu bang là 6.368 USD/năm (học phí 4.478 USD, phí 1.890 USD), ngoài tiểu bang là 22.467 USD/năm. 

Đại học Central Florida xếp thứ 5 trong danh sách các trường đại học tốt nhất bang Florida. Đây còn là trường đại học lớn thứ hai ở Mỹ, với 63.000 sinh viên và hơn 200 chương trình học. Trường đã được Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế chỉ định cho các hoạt động nghiên cứu.

Trường có 13 trường cao đẳng: cao đẳng Nghệ thuật và nhân văn, cao đẳng Burnett Honors, cao đẳng Quản trị kinh doanh, cao đẳng Giáo dục và nhân lực, trường Kỹ thuật và khoa học máy tính, trường cao đẳng nghiên cứu sau đại học, trường cao đẳng Sức khỏe và các vấn đề công cộng, trường đại học Y khoa, trường cao đẳng Điều dưỡng, trường cao đẳng Quang học, trường cao đẳng Quản lý khách sạn Rosen, trường cao đẳng Khoa học và nghiên cứu đại học.

Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 44%. Các chuyên ngành phổ biến gồm Nghệ thuật tự do và nhân văn, Tâm lý học và Điều dưỡng. 

4. Đại học Nam Florida

Đại học Nam Florida là trường có chất lượng tốt với mức học phí rẻ xếp thứ 4 ở bang Florida. Mức học phí trong tiểu bang là 6.410 USD/năm (học phí 4.559 USD, phí 1.851 USD), ngoài tiểu bang là 17.324 USD/năm. 

Trường có 14 trường cao đẳng, cung cấp hơn 200 chuyên ngành đại học, cũng như các chương trình cấp bằng sau đại học, chuyên gia và tiến sĩ. Các chuyên ngành phổ biến bao gồm Nghiên cứu chuẩn bị dịch vụ y tế, Tâm lý học, Khoa học Y sinh và Y học phân tử. Trường được xếp vào nhóm “R1: Các trường đại học tiến sĩ – Hoạt động nghiên cứu rất cao” và được công nhận bởi Ủy ban các trường cao đẳng của Hiệp hội các trường cao đẳng phía Nam. Trường còn được Hội đồng Thống đốc Florida chỉ định là một trong ba trường Đại học nghiên cứu ưu việt của tiểng bang. Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 49%.

5. Đại học quốc tế Florida

Xếp thứ 5 trong danh sách các trường đại học tốt có mức phí rẻ ở tiểu bang Florida là đại học quốc tế Florida. Mức học phí trong tiểu bang là 6.566 USD/năm (học phí 4.721 USD, phí 1.844 USD), ngoài tiểu bang là 18.964 USD/năm. 

Đại học Quốc tế Florida là trường đại học nghiên cứu công lập có cơ sở chính tại University Park, Florida. Được thành lập vào năm 1965, trường đã nhanh chóng phát triển trở thành trường đại học lớn nhất ở Nam Florida, lớn thứ hai ở Florida và lớn thứ tư ở Mỹ theo số lượng tuyển sinh. Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 58%. 

Là trường đại học nghiên cứu công lập đầu tiên và duy nhất của Miami, cung cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, nghiên cứu là thế mạnh chính của trường.  Kết quả nghiên cứu của trường được xếp trong số 2% các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Trường đại học này còn tham gia vào một số tổ chức công và tư lâu đời, và được tôn trọng nhất của Mỹ với danh hiệu Carnegie “R1” cho mức hoạt động nghiên cứu cao nhất. Các lĩnh vực có thế mạnh đặc biệt bao gồm Giảm nhẹ thiên tai, Đa dạng sinh học nhiệt đới, Sức khỏe tâm thần trẻ em, An ninh mạng và Nghiên cứu Mỹ Latinh. Đại học Y khoa Herbert Wertheim và phòng thí nghiệm khám phá của trường Khoa học máy tính và thông tin, chỉ là hai trong số nhiều trường cao đẳng, trường học và trung tâm tích cực đảm bảo khả năng của trường phục vụ cho việc nghiên cứu. 

6. Đại học Florida Atlantic

Đại học Florida Atlantic là một trường đại học nghiên cứu công lập với cơ sở chính ở Boca Raton, Florida. Được thành lập với tư cách là trường đại học công lập thứ năm của Florida vào năm 1961, trường đã nhanh chóng phát triển để trở thành trường đại học lớn thứ sáu trong tiểu bang theo số lượng tuyển sinh. Mức học phí của trường rất phải chăng, trong tiểu bang là 4.879 USD/năm (học phí 2.522 USD, phí 2.357 USD), ngoài tiểu bang là 21.655 USD/năm. 

Trường cung cấp hơn 180 chương trình cấp bằng đại học và sau đại học trong 10 trường cao đẳng. Đại học Florida Atlantic được xếp vào nhóm “R2: Các trường Đại học Tiến sĩ – Hoạt động nghiên cứu cao”. Trường mang đến cho sinh viên vô vàn cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về nghiên cứu chất lượng cao, và trải nghiệm sáng tạo ngay từ khi mới bước chân vào khuôn viên trường. Sinh viên trường tham gia vào hơn 6.000 trải nghiệm nghiên cứu đại học mỗi năm.

7. Đại học Florida A&M

Xếp thứ 7 trong danh sách các trường đại học chất lượng có mức học phí phải chăng ở tiểu bang Florida là đại học Florida A&M. Mức học phí trong tiểu bang là 5.785 USD/năm (học phí 3.152 USD, phí 2.633 USD), ngoài tiểu bang là 17.725 USD/năm. Việc tuyển sinh khá cạnh tranh với tỷ lệ chấp nhận là 36%. 

Được thành lập vào năm 1887, đây là trường đại học lớn thứ 3 ở Mỹ theo số lượng tuyển sinh, và là trường đại học công lập lịch sử dành cho người da màu duy nhất ở Florida. Đây là một tổ chức thành viên của Hệ thống Đại học Bang Florida, cũng như một trong những trường đại học cấp đất của bang, và được công nhận để cấp bằng tú tài, thạc sĩ và tiến sĩ bởi Ủy ban các trường cao đẳng của Hiệp hội các trường cao đẳng phía Nam. Các chuyên ngành gồm: Nông nghiệp và khoa học thực phẩm, Điều dưỡng, Giáo dục, Kỹ thuật, Khoa học xã hội, Nghệ thuật và nhân văn. 

Tính bền vững là giá trị cốt lõi của trường. Năm 2015, trường đã được Sáng kiến xây dựng xanh công nhận là trường đại học công lập “xanh nhất” xếp thứ hai tại Mỹ. 

Xem chi tiết

Ước tính chi tiết mức chi phí học đại học tại Mỹ cho sinh viên năm 2022

Với chất lượng giáo dục vượt trội, Mỹ là một trong những điểm đến du học phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng khi nghĩ đến Mỹ, hầu hết phụ huynh và sinh viên đều lo ngại khoản chi phí. Trên thực tế, mức chi phí học đại học tại Mỹ có thể rẻ hơn rất nhiều so với bạn nghĩ, IMM Group sẽ chia sẻ cụ thể qua bài viết sau.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 18/05/2022  |  Thời gian đọc: 12'

Tổng quan về chi phí học đại học tại Mỹ

Trong báo cáo Giá trị Giáo dục năm 2018 của HSBC, Mỹ một lần nữa nổi lên trong số các điểm đến hàng đầu để các bậc cha mẹ cân nhắc cho con du học bậc đại học. Nhưng đây cũng là một trong những lựa chọn đắt đỏ nhất, với mức trung bình sinh viên cần chi là 99.417 USD (2,3 tỷ đồng) trong suốt quá trình học tập để lấy bằng.

Hầu hết các trường đại học công lập có mức học phí đại học khoảng 27.560 USD (636,3 triệu đồng) (theo tổ chức hỗ trợ sinh viên College Board). Mức này được xem là khá cao với nhiều du học sinh. 

Nhưng trước khi bạn gác lại giấc mơ học tập ở Mỹ vì chi phí, hãy xem các thông tin dưới đây để biết cách tiết kiệm khi du học ở Mỹ.

Chi phí học đại học ở Mỹ tại các trường đại học khác nhau

Tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ (phần lớn là trường tư nhân phi lợi nhuận), học phí và chi phí sinh hoạt có thể lên đến khoảng 60.000 USD (1,4 tỷ đồng)/ năm. Nhưng bạn hoàn toàn có thể du học Mỹ với chi phí thấp hơn nhiều tại các trường đại học công lập của Mỹ. 

Các trường này thường được điều hành như hệ thống đại học tiểu bang – tập hợp các trường cao đẳng trong một tiểu bang, cùng chia sẻ một số khía cạnh hành chính nhưng hoạt động như những tổ chức riêng biệt. Các trường đại học công lập ở Mỹ có hai mức học phí: một cho cư dân của bang và một cho những người bên ngoài tiểu bang. Mức thứ hai (đắt hơn) áp dụng như nhau cho những người nộp đơn từ các tiểu bang khác của Mỹ và từ các quốc gia khác. 

Các trường đại học tư nhân có xu hướng nhỏ hơn nhiều so với các trường đại học công lập và có số lượng sinh viên đa dạng hơn (cả từ các bang khác nhau và các quốc gia khác nhau). Bạn có thể xem chi tiết dưới đây.

1. Chi phí học tập tại các loại trường đại học của Mỹ

Theo College Board, học phí được công bố cho năm 2018-19 tại các trường cao đẳng tiểu bang trung bình khoảng 10.740 USD (248 triệu đồng) cho cư dân của bang, và 27.560 USD (636,3 triệu đồng) cho sinh viên ngoài bang. Con số này thấp hơn nhiều so với mức trung bình 38.070 USD (879 triệu đồng) tại các trường cao đẳng tư nhân phi lợi nhuận. Tuy nhiên, lựa chọn rẻ nhất là các trường cao đẳng 2 năm ở khu vực công – còn được gọi là các trường cao đẳng cộng đồng, mức học phí trung bình cho năm 2018-19 chỉ 3.800 USD (87,7 triệu đồng).

Nếu theo học cao đẳng, bạn có thể lấy được bằng cao đẳng trước. Bằng này sẽ được tính như nửa đầu của chương trình cử nhân, sau đó bạn có thể chuyển tiếp lên một trường đại học thêm 2 hoặc 3 năm để lấy bằng cử nhân.

Học phí trung bình tại các trường đại học Mỹ (2021-22)
  Cao đẳng cộng động 2 năm Trường công lập 4 năm (học phí trong tiểu bang) Trường công lập 4 năm (học phí ngoài tiểu bang) Trường tư thục phi lợi nhuận 4 năm
Học phí và các chi phí khác 3.800 USD

(87,7 triệu đồng)

10.740 USD

(248 triệu đồng)

27.560 USD

(636,3 triệu đồng) 

38.070 USD

(879 triệu đồng) 

Chi phí ăn ở 8.660 USD

(200 triệu đồng)

 

11.140 USD

(257 triệu đồng) 

11.140 USD

(257 triệu đồng)  

12.680 USD

(292,7 triệu đồng)  

Tổng cộng (mỗi năm) 12.460 USD

(287,7 triệu đồng) 

21.880 USD

(505,2 triệu đồng)

38.700 USD

(893,5 triệu đồng) 

50.750 USD

(1,2 tỷ đồng) 

2. Chi phí đi lại và sinh hoạt

Khi tính thêm chi phí đi lại và các chi phí sinh hoạt khác, College Board ước tính ngân sách hàng năm cho sinh viên học đại học tại Mỹ vào năm 2018/19 là:

  • 18.830 USD ( (Cao đẳng cộng đồng)
  • 27.330 USD (Trường công lập 4 năm (học phí trong tiểu bang)
  • 44.150 USD (Trường công lập 4 năm (học phí ngoài tiểu bang)
  • 55.800 USD (Trường tư thục phi lợi nhuận 4 năm)

Mức trung bình này mang đến cái nhìn tổng quan hữu ích về nhiều loại chi phí học đại học ở Mỹ. Nhưng bạn cần lưu ý vẫn có sự khác biệt đáng kể về mức học phí tùy theo từng loại hình tổ chức. Ví dụ, tại các trường đại học công lập danh tiếng nhất, học phí có thể cao ngang với các trường tư. Chẳng hạn như Đại học Michigan (một trong những trường đại học công lập Mỹ được xếp hạng cao nhất trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS) ước tính học phí cho sinh viên ngoài bang mới vào năm 2021/22 là 53.230 USD (1,2 tỷ đồng).

Có những khoản tài trợ nào để học đại học tại Mỹ?

Khi đánh giá chi phí học đại học tại Mỹ, bạn cần phải phân biệt giữa mức chi phí được công bố, và số tiền thật sự phải trả sau khi nhận các nguồn tài trợ và hỗ trợ tài chính khác. Không giống như ở các quốc gia khác, hiếm khi sinh viên Mỹ phải trả toàn bộ học phí. Trong năm 2017/18, 85% sinh viên đại học toàn thời gian tại các trường đại học 4 năm ở Mỹ nhận được một số hình thức hỗ trợ tài chính, bao gồm 83% ở các trường cao đẳng công lập và 89% tại các trường cao đẳng tư nhân phi lợi nhuận.

Thông thường, các trường đại học danh tiếng nhất của Mỹ với mức học phí cao nhất cũng mang đến các chương trình hỗ trợ rất hào phóng. Tại MIT, trường đại học được xếp hạng cao nhất ở Mỹ (và trên thế giới), 58% sinh viên chưa tốt nghiệp nhận được hỗ trợ tài chính. Tại Caltech, gần 60% sinh viên đại học nhận được hỗ trợ, trong khi 98% sinh viên sau đại học và 99% ứng viên tiến sĩ nhận được hỗ trợ tài chính toàn phần. Các số liệu tương tự được trích dẫn bởi hầu hết các trường đại học hàng đầu khác của Mỹ, với các hình thức hỗ trợ bao gồm học bổng, trợ cấp và chương trình vừa học vừa làm.

Anh chị có thể xem thêm các khoản trợ cấp giáo dục cho học sinh, sinh viên Mỹ tại đây.

3. Tài trợ dành cho sinh viên quốc tế

Dù một số chương trình tài trợ chỉ dành cho công dân Mỹ, nhưng cũng có rất nhiều cơ hội hỗ trợ dành cho sinh viên quốc tế. Ví dụ như Đại học Pennsylvania, phân bổ hơn 9 triệu USD/năm tài trợ đặc biệt cho sinh viên chưa tốt nghiệp từ bên ngoài Mỹ, Canada và Mexico. Theo dữ liệu được US News thu thập, Đại học Harvard đã phân bổ viện trợ cho 594 sinh viên quốc tế chưa tốt nghiệp trong năm 2017/18, với mức tài trợ trung bình là 64.459 USD. Trong khi Đại học Columbia trao trung bình 66.350 USD cho tổng số 257 sinh viên quốc tế.

Thông tin các loại học bổng và hỗ trợ được cung cấp chi tiết trên trang web của mỗi trường đại học, và sinh viên thường phải nộp đơn xin hỗ trợ tài chính cùng lúc với đơn đăng ký học. 

Làm thế nào bạn có thể tự tính toán chi phí học đại học tại Mỹ của mình?

Những năm gần đây, sinh viên đã có thể dễ dàng tính toán chi phí học đại học tại Mỹ hơn. Về mặt pháp lý, tất cả các trường đại học Mỹ hiện nay đều được yêu cầu phải có một công cụ tính học phí và hỗ trợ tài chính trên trang web của họ. Bộ công cụ này cho phép sinh viên biết sơ bộ về khóa học dự định của mình sẽ tốn bao nhiêu, và sinh viên có thể đủ điều kiện nhận những hỗ trợ nào. 

Anh chị có thể truy cập “máy tính giá ròng” này thông qua trang web College Affordability and Transparency Center cho các trường đại học của Chính phủ. Trang web này cũng cung cấp thông tin chi tiết về các trường đại học Mỹ có học phí và chi phí ròng cao nhất và thấp nhất.

Xem chi tiết

Trợ cấp, phúc lợi, an sinh xã hội Mỹ

Chia sẻ:

Quyền lợi hưu trí cho người lao động ở Mỹ

Công dân và thường trú nhân Mỹ đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí sau khi nghỉ hưu. Qua bài viết sau của IMM Group, bạn sẽ có thể xem cụ thể các điều kiện cần thỏa và các thông tin khác về trợ cấp hưu trí.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 22/04/2022  |  Thời gian đọc: 12'

Để nhận trợ cấp hưu trí cần thỏa điều kiện nào?

Để hưởng trợ cấp hưu trí, người lao động cần đóng thuế An sinh xã hội (Social Security). Khi làm việc và đóng thuế An sinh xã hội, người lao động sẽ tích lũy “tín chỉ” cho trợ cấp An sinh xã hội. Số tín chỉ cần có để nhận trợ cấp hưu trí phụ thuộc vào năm sinh của người lao động. Nếu sinh từ năm 1929 trở đi, người lao động cần có 40 tín chỉ (thường là 10 năm làm việc).

Nếu ngừng làm việc trước khi có đủ số tín chỉ để đủ điều kiện nhận các lợi ích, số tín chỉ sẽ vẫn còn trong hồ sơ An sinh xã hội của bạn. Nếu bạn trở lại làm việc sau đó, bạn có thể bổ sung thêm tín chỉ để đủ điều kiện. Người lao động sẽ không thể hưởng trợ cấp hưu trí nếu chưa có đủ số lượng tín chỉ yêu cầu.

Người nhận trợ cấp có thể lãnh được bao nhiêu?

Khoản trợ cấp hưu trí bạn nhận sẽ được tính dựa trên tổng số tiền bạn kiếm được trong quá trình làm việc. Mức thu nhập lâu dài càng cao thì khoản trợ cấp bạn nhận được càng lớn. Nếu có một số năm bạn không làm việc hoặc có thu nhập thấp, số tiền trợ cấp của bạn có thể sẽ thấp hơn so với việc bạn đã duy trì làm việc ổn định.

Độ tuổi mà bạn quyết định nghỉ hưu cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Nếu bạn nghỉ hưu ở tuổi 62, độ tuổi nghỉ hưu sớm nhất có thể, quyền lợi của bạn sẽ thấp hơn so với khi bạn làm việc thêm vài năm.

Độ tuổi nghỉ hưu

Nếu người lao động sinh năm 1955 trở về trước, thì bạn đã đủ điều kiện nhận toàn bộ quyền lợi An sinh xã hội. Tuổi nghỉ hưu là 66 nếu bạn sinh từ 1943 đến 1954. Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên gần 67 tuổi nếu bạn sinh từ 1955 đến 1960. Đối với những ai sinh năm 1960 trở lên, bạn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi hưu trí khi bạn đủ 67 tuổi.

Độ tuổi nhận đầy đủ quyền lợi An sinh xã hội
Năm sinh Độ tuổi nghỉ hưu
1943-1954 66 tuổi
1955 66 tuổi 2 tháng
1956 66 tuổi 4 tháng
1957  66 tuổi 6 tháng
1958 66 tuổi 8 tháng
1959 66 tuổi 10 tháng
1960 trở đi 67 tuổi
LƯU Ý: Người sinh ngày 01/01 vào bất kỳ năm nào thì sẽ tính theo năm trước đó

Nghỉ hưu sớm

Bạn có thể nhận trợ cấp hưu trí An sinh xã hội sớm nhất là ở tuổi 62. Tuy nhiên, quyền lợi của bạn sẽ hạn chế hơn nếu bạn nghỉ hưu trước tuổi nghỉ hưu đầy đủ. Ví dụ, nếu bạn bước sang tuổi 62 vào năm 2022, quyền lợi của bạn sẽ thấp hơn khoảng 30% so với khi bạn tuổi nghỉ hưu là 67 tuổi.

Có nhiều người lao động buộc phải nghỉ hưu sớm vì vấn đề sức khỏe. Nếu bạn không thể làm việc vì vấn đề sức khỏe, hãy cân nhắc việc nộp đơn xin trợ cấp hỗ trợ về vấn đề sức khoẻ của chính sách An sinh xã hội. Số tiền trợ cấp này sẽ tương đương như khoản trợ cấp hưu trí đầy đủ. Nếu bạn đang nhận loại trợ cấp này khi bạn đủ tuổi nghỉ hưu, cơ quan chi trả trợ cấp hưu trí sẽ chuyển đổi những lợi ích đó thành trợ cấp hưu trí. 

Quyền lợi cho các thành viên trong gia đình

Nếu bạn đang nhận trợ cấp hưu trí An sinh xã hội, thì một số thành viên trong gia đình bạn cũng có thể đủ điều kiện nhận trợ cấp, bao gồm:

  • Vợ/chồng từ 62 tuổi trở lên.
  • Vợ/chồng dưới 62 tuổi, nếu họ đang chăm sóc một đứa trẻ có tên trong hồ sơ của bạn dưới 16 tuổi hoặc bị khuyết tật.
  • Vợ/chồng cũ từ 62 tuổi trở lên.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi hoặc 19 tuổi nếu là học sinh toàn thời gian và chưa tốt nghiệp trung học.
  • Trẻ em khuyết tật, nếu bị khuyết tật từ trước năm 22 tuổi.

 

Nếu bạn trở thành cha mẹ của một đứa trẻ (kể cả con nuôi) sau khi bạn bắt đầu nhận trợ cấp, hãy cho chúng tôi biết. Sau đó, chúng tôi sẽ quyết định xem đứa trẻ có đủ điều kiện nhận trợ cấp hay không.

Quyền lợi của vợ/chồng

Vợ/chồng chưa từng đi làm, hoặc có thu nhập thấp có thể nhận được tới một nửa quyền lợi của người lao động nghỉ hưu. Nếu người lao động đủ điều kiện nhận cả quyền lợi hưu trí cho mình, và cho vợ/chồng, cơ quan chi trả trợ cấp hưu trí sẽ ưu tiên chi trả trợ cấp cho người lao động trước.

Nếu quyền lợi của bạn với tư cách là vợ/chồng cao hơn quyền lợi khi nghỉ hưu của chính bạn, thì bạn sẽ nhận được kết hợp các quyền lợi bằng với phần quyền lợi cao hơn.

Quyền lợi của con cái

Con phụ thuộc của người lao động có thể nhận được trợ cấp khi bạn bắt đầu nhận trợ cấp hưu trí. Con bạn có thể nhận được tới một nửa phần quyền lợi của bạn.

Để được trợ cấp, con của bạn phải chưa kết hôn và thuộc một trong những đối tượng sau:

  • Dưới 18 tuổi.
  • 18-19 tuổi và là học sinh toàn thời gian (từ lớp 12 trở xuống).
  • 18 tuổi trở lên và bị khuyết tật đủ điều kiện trước 22 tuổi.

 

Trong một số trường hợp nhất định, con riêng, cháu ngoại, cháu riêng hoặc con nuôi cũng có thể nhận trợ cấp.

Xem chi tiết

Tiền trợ cấp xã hội dành cho người lớn tuổi ở Mỹ

Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho người lớn tuổi, từ 65 tuổi trở lên thông qua chương trình Supplemental Security Income. IMM Group sẽ chia sẻ cụ thể về chương trình này qua bài viết sau.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 18/04/2022  |  Thời gian đọc: 10'

Supplemental Security Income (SSI) là gì?

SSI là chương trình lên bang của Mỹ chi trả trợ cấp hàng tháng cho người già từ 65 tuổi trở lên. Ngoài ra, người bệnh chưa tới 65 tuổi, người khuyết tật và những trường hợp khác cũng có thể làm đơn xin hưởng tiền trợ cấp xã hội (SSI). 

Để hưởng trợ cấp SSI, bạn cần phải là một trong các đối tượng sau:

  • Từ 65 tuổi trở lên.
  • Khiếm thị hoàn toàn hoặc một phần.
  • Bị bệnh nặng không thể làm việc và dự kiến tình trạng bệnh sẽ kéo dài ít nhất 1 năm hoặc dẫn đến tử vong.

 

Ngoài ra, trẻ em thỏa các điều kiện theo quy định cũng có thể nhận khoản trợ cấp này.

Người nhận trợ cấp có thể lãnh được bao nhiêu?

Năm 2022, khoản thanh toán SSI cơ bản theo liên bang hàng tháng là:

  • 841 USD (19,2 triệu đồng) cho 1 người.
  • 1.261 USD (28,8 triệu đồng) cho một cặp vợ chồng.

 

Không phải ai cũng nhận được số tiền như nhau. Bạn có thể nhận được nhiều hơn nếu bạn sống ở một tiểu bang có thêm tiền vào khoản thanh toán SSI của liên bang. Bạn có thể nhận được ít hơn nếu bạn hoặc gia đình của bạn có thu nhập khác. Mức thanh toán SSI cũng phụ thuộc vào việc bạn sống ở đâu và với ai.

Các điều kiện cần thỏa để hưởng SSI

Mức thu nhập

Thu nhập sẽ bao gồm số tiền bạn kiếm được, quyền lợi an sinh xã hội, lương hưu và giá trị của những món đồ hỗ trợ nhận được từ người khác, chẳng hạn như thức ăn và chỗ ở. Các bang khác nhau sẽ có các quy tắc khác nhau.

Những thứ bạn sở hữu

Tài sản của bạn phải dưới 2.000 USD cho người độc thân, và 3.000 đô cho 1 cặp vợ chồng. Số tiền này không bao gồm nhà cửa và xe cộ.

Ví dụ: Cơ quan chi trả SSI sẽ không tính ngôi nhà bạn sở hữu nếu bạn sống trong đó. Họ thường chỉ tính tiền mặt, tài khoản ngân hàng, cổ phiếu và trái phiếu.

Tình trạng cư trú

Để đủ điều kiện nhận SSI, bạn phải là công dân Mỹ đang sống ở một trong 50 tiểu bang, Quận Columbia, hoặc Quần đảo Bắc Mariana.

Nếu không phải là công dân Mỹ, bạn phải là thường trú nhân có thẻ xanh 10 năm và đã sống liên tục tại Mỹ trong 5 năm kể từ ngày được chấp nhận là thường trú nhân.

Đã nhận các phúc lợi khác

Để nhận SSI, bạn cũng phải đăng ký các phúc lợi An sinh xã hội, và bất kỳ khoản lợi ích từ Chính phủ nào khác mà bạn có thể đủ điều kiện. Nếu bạn nhận được SSI, bạn thường có thể nhận được quyền lợi từ Chương trình hỗ trợ dinh dưỡng (SNAP) và cả Medicaid.

Cách nộp hồ sơ xin nhận SSI

Để đăng ký nhận SSI, người đăng ký có thể điền và nộp hồ sơ qua trang web: www.ssa.gov/applyforbenefits 

Ngoài ra, người đăng ký cũng có thể liên hệ số điện thoại 001 800 772 1213 để đặt lịch hẹn với đại diện từ văn phòng An sinh xã hội địa phương.

Người thỏa các điều kiện sau đây có thể hoàn thành đơn đăng ký SSI trực tuyến:

  • Trong độ tuổi từ 18 đến 65.
  • Chưa từng kết hôn.
  • Là công dân Mỹ cư trú tại một trong 50 tiểu bang, Quận Columbia, hoặc Quần đảo Bắc Mariana.
  • Chưa từng đăng ký hoặc chưa nhận các khoản thanh toán SSI trong quá khứ.
  • Đang nộp đơn xin Bảo hiểm khuyết tật An sinh xã hội cùng lúc với đơn đăng ký SSI.
Xem chi tiết

Chính sách trợ cấp của Chính phủ Mỹ cho người thất nghiệp

Người lao động ở Mỹ khi mất việc làm sẽ nhận được khoản hỗ trợ thất nghiệp từ Chính phủ. IMM Group sẽ chia sẻ chi tiết về chính sách trợ cấp cho người thất nghiệp ở Mỹ qua bài viết sau.

Bộ Lao động Mỹ cung cấp trợ cấp thất nghiệp thông qua các chương trình bảo hiểm thất nghiệp cho công dân và thường trú nhân. Phúc lợi này dành cho những người lao động đủ điều kiện, mất việc làm không phải do lỗi của họ, và đáp ứng một số yêu cầu khác.

Bảo hiểm thất nghiệp là chương trình hợp tác giữa tiểu bang và liên bang, cung cấp trợ cấp tiền mặt cho những người lao động đủ điều kiện. Mỗi tiểu bang quản lý một chương trình bảo hiểm thất nghiệp riêng, nhưng tất cả các tiểu bang đều tuân theo các nguyên tắc giống nhau của luật liên bang.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 17/04/2022  |  Thời gian đọc: 10'

Những ai đủ điều kiện lãnh trợ cấp thất nghiệp?

Mỗi tiểu bang sẽ có quy định cụ thể riêng về tính đủ điều kiện nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, nhưng thông thường người lao động cần thỏa các điều kiện sau:

  • Thất nghiệp không phải vì lỗi của bản thân. Ở hầu hết các tiểu bang, điều này có nghĩa là bạn buộc phải rời công việc đang làm.
  • Đáp ứng yêu cầu công việc và mức lương. Bạn phải đáp ứng các yêu cầu của tiểu bang của bạn về tiền lương kiếm được, hoặc thời gian làm việc. 
  • Đáp ứng bất kỳ yêu cầu bổ sung nào của tiểu bang. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về chương trình của tiểu bang bạn sinh sống tại đây.

Mức trợ cấp thất nghiệp

Các chính sách và quyền lợi trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ khác nhau tùy theo từng bang. Phần lớn các tiểu bang của Mỹ cung cấp trợ cấp thất nghiệp trong tối đa 26 tuần. Mức trợ cấp dao động từ 235 – 823 USD (5,4 – 18,8 triệu đồng)/ tuần.

Mississippi có mức trợ cấp thất nghiệp tối đa thấp nhất ở Mỹ là 235 USD/ tuần, trong khi Massachusetts có mức cao nhất là 823 USD/ tuần. North Carolina và Florida cung cấp trợ cấp thất nghiệp trong thời gian ngắn nhất, tối đa 12 tuần. Montana trả trợ cấp thất nghiệp trong thời gian dài nhất, 28 tuần.

Dưới đây là 10 bang của Mỹ có mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất:

Bang Mức trợ cấp/tuần (USD)
Massachusetts 823
Washington 790
Minnesota 740
New Jersey 713
Connecticut 649
Hawaii 648
Oregon 648
Colorado 618
North Dakota 618
Đảo Rhode 586

Cách xin nhận trợ cấp thất nghiệp

Để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần phải nộp hồ sơ với chương trình bảo hiểm thất nghiệp tại tiểu bang nơi bạn đã làm việc. Tùy thuộc vào tiểu bang, yêu cầu lãnh trợ cấp có thể được nộp trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến.

  • Bạn nên liên hệ với chương trình bảo hiểm thất nghiệp của tiểu bang của bạn càng sớm càng tốt sau khi thất nghiệp.
  • Bạn nên nộp đơn yêu cầu của mình cho tiểu bang nơi bạn đã làm việc. Nếu bạn đã làm việc ở một tiểu bang khác với nơi bạn hiện đang sống, hoặc nếu đã làm việc ở nhiều tiểu bang, cơ quan bảo hiểm thất nghiệp của tiểu bang nơi bạn đang sống có thể cung cấp thông tin về cách nộp đơn yêu cầu của bạn với các tiểu bang khác.
  • Khi bạn nộp đơn yêu cầu, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp một số thông tin nhất định, chẳng hạn như địa chỉ và ngày làm việc trước đây của bạn. Để đảm bảo yêu cầu của bạn không bị trì hoãn, hãy nhớ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác.
  • Thông thường sẽ mất từ 2-3 tuần sau khi bạn nộp đơn yêu cầu để nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp đợt đầu.
Xem chi tiết

Chính sách hỗ trợ cho phụ nữ mang thai của Chính phủ Mỹ

Mỹ có nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau dành cho phụ nữ mang thai và nuôi con sau khi sinh. IMM Group sẽ chia sẻ cụ thể qua bài viết sau.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 12/04/2022  |  Thời gian đọc: 10'

Chương trình dành cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em (Women, Infants, & Children Program - WIC)

Chương trình Women, Infants, & Children (WIC) cung cấp các hỗ trợ về dinh dưỡng và giáo dục. Bạn cũng có thể nhận được thêm một số dịch vụ khác nhờ sự giới thiệu đến các cơ quan khác nếu cần. Phụ nữ đủ điều kiện sẽ được nhận các dịch vụ trong suốt thai kỳ và đến 6 tuần sau khi sinh, hoặc cuối thai kỳ. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể đủ điều kiện nhận đến 1 năm HOẶC 6 tháng sau khi sinh nếu bạn không cho con bú.

Chương trình WIC phát hành séc, thẻ điện tử hoặc chứng từ để bạn có thể mua các loại thực phẩm nhằm cải thiện chế độ dinh dưỡng. Các loại thực phẩm cụ thể gồm sữa bột và ngũ cốc cho trẻ em, trái cây, rau, trứng, pho mát, bơ đậu phộng và các loại thực phẩm lành mạnh khác.

Để đủ điều kiện nhận hỗ trợ này, thu nhập của bạn phải bằng hoặc thấp hơn 185% của Hướng dẫn thu nhập thấp của Mỹ, và đáp ứng các yêu cầu khác của WIC. Nếu bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình có tham gia vào các chương trình phúc lợi khác như Medicaid, bạn sẽ tự động đủ điều kiện nhận khoản hỗ trợ này.

Medicaid cho người mang thai

Medicaid là chương trình do nhà nước quản lý cho phép bạn nhận được các dịch vụ y tế quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Các hướng dẫn chung để đủ điều kiện nhận Medicaid do Chính phủ Liên bang quy định. Tuy nhiên, mỗi tiểu bang có thể có các yêu cầu cụ thể về tính đủ điều kiện, và những yêu cầu này có thể khác nhau giữa các tiểu bang.

Tìm hiểu thêm về Medicaid tại đây.

Hỗ trợ tài chính cho phụ nữ mang thai từ các tổ chức từ thiện tôn giáo

Có nhiều tổ chức tôn giáo có thể giúp đỡ phụ nữ mang thai. Vì áp lực tài chính có thể là một trong những lý do khiến nhiều phụ nữ phải phá thai, các nhóm này tìm cách hỗ trợ tài chính cho những phụ nữ có thể muốn được hỗ trợ mang thai đủ tháng. Họ cũng có thể cung cấp quần áo và đồ dùng trẻ em.

Ví dụ:

  • Các Trung tâm tài nguyên mang thai cung cấp dịch vụ tư vấn, y tế và có thể giúp bạn nhận các khoản hỗ trợ tài chính trong cộng đồng của bạn.
  • Các tổ chức từ thiện Công giáo ở nhiều cộng đồng hỗ trợ những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Họ cũng cung cấp dịch vụ tư vấn mang thai và nhận con nuôi. 
  • Cơ quan nhận con nuôi có thể cung cấp hỗ trợ tài chính, nếu bạn đang cân nhắc việc cho con mình làm con nuôi. 

Phiếu thưởng và trợ cấp chăm sóc trẻ em

Với chương trình này, Chính phủ Liên bang sẽ cung cấp các khoản trợ cấp, tài trợ cho các tiểu bang và cộng đồng địa phương, để giúp các gia đình có thu nhập thấp đủ tiêu chuẩn tiếp cận các dịch vụ giữ trẻ ban ngày giá cả phải chăng. Để đủ điều kiện, bạn phải đi làm, đang đi học hoặc đăng ký vào một chương trình đào tạo việc làm đã được phê duyệt, trước khi tận dụng các dịch vụ chăm sóc ban ngày được cung cấp theo chương trình này. 

Tuy nhiên, tài trợ do Chính phủ cung cấp chỉ bao gồm một phần chi phí chăm sóc trẻ em nhất định, bạn vẫn phải chi trả khoản chênh lệch.

Xem chi tiết

Các chính sách trợ cấp giáo dục cho học sinh, sinh viên Mỹ

Mỹ được biết đến là cường quốc có nền giáo dục tiên tiến và phát triển bậc nhất thế giới, với những ưu thế nổi trội. Quốc gia này còn có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên. Qua bài viết sau, IMM Group sẽ chia sẻ chi tiết về các trợ cấp giáo dục ở Mỹ.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 11/04/2022  |  Thời gian đọc: 10'

Chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh bậc tiểu học và trung học

Bậc tiểu học và trung học ở Mỹ thường kéo dài từ lớp 1 đến lớp 12. Sau khi hoàn tất bậc tiểu học (hết lớp 5), học sinh sẽ bước vào trung học, gồm middle high school (THCS từ lớp 6 đến lớp 8) và high school (THPT từ lớp 9 đến lớp 12). Nước Mỹ có những điều luật bắt buộc trẻ em phải đi học. Do đó, tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi ở các tiểu bang phải đến trường và theo học theo đúng lộ trình do Bộ Giáo dục quy định.

Các trường công ở Mỹ từ bậc tiểu học đến THPT đều dạy miễn phí. Công dân, thường trú nhân và cả những học sinh, sinh viên có visa tạm trú ở Mỹ (tùy theo các diện nhất định) sẽ được hưởng phúc lợi này. Tuy nhiên, một số trường có thể thu một lệ phí nhỏ cho dụng cụ học tập, hoặc chi phí tổ chức hoạt động ngoại khóa, như thể thao và âm nhạc sau giờ học. Để cho con tham gia những chương trình này, phụ huynh có thể phải trả thêm một khoản lệ phí.

Nếu theo học ở các trường tư ở Mỹ thì học sinh sẽ phải trả một khoản phí nhất định theo chính sách của từng trường. Một số trường tư cũng thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên bậc đại học

Sau khi hoàn thành chương trình trung học, học sinh ở Mỹ có thể tiếp tục theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng, cao đẳng nghề (hệ 2 năm) hoặc đại học (hệ 4 năm). Các trường đại học ở Mỹ không giảng dạy miễn phí. Tuy nhiên, học phí của trường công lập thường ít tốn kém hơn so với các trường tư thục, nhất là với những sinh viên thường trú cùng tiểu bang với trường. Ngoài ra, một số trường có triển khai chương trình hỗ trợ học phí hoặc cấp học bổng cho sinh viên. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng trợ giúp tài chính cho sinh viên. 

Đa số sinh viên hiện nay đều vay tiền, xin tài trợ hoặc xin học bổng để trang trải cho khoảng thời gian học tập của mình. Có ba chính sách hỗ trợ phổ biến từ Chính phủ Mỹ cho sinh viên là:

  • Tiền trợ cấp (Grant): là các khoản trợ cấp không cần hoàn trả.
  • Tiền vừa học vừa làm (Work Study):  là nguồn hỗ trợ tài chính bằng cách cho phép sinh viên làm việc kiếm thêm thu nhập trong khuôn viên của trường.
  • Khoản vay học tập (Student Loans): Đây là khoản vay cho sinh viên từ Chính phủ liên bang (được gọi là “khoản vay dành cho sinh viên liên bang”) hoặc từ các nguồn tư nhân, như ngân hàng, công đoàn tín dụng, cơ quan nhà nước hoặc trường học. Sinh viên sẽ cần trả cả tiền vay và lãi suất sau khi tốt nghiệp.

 

Để đăng ký hưởng các hỗ trợ trên, sinh viên cần thỏa các điều kiện sau:

  • Là công dân hoặc thường trú nhân Mỹ.
  • Thỏa điều kiện về tài chính.
  • Đang theo học hoặc được nhận học một chương trình cấp bằng hoặc chứng chỉ đủ điều kiện
  • Duy trì tiến độ học tập đầy đủ.

 

Để tìm hiểu thêm thông tin về những chương trình trợ giúp tài chính cho sinh viên, bạn có thể liên hệ đường dây nóng +1-800-433-3243 hoặc vào trang web của Bộ Giáo dục tại địa chỉ: https://studentaid.gov/resources 

Xem chi tiết

Chương trình bảo hiểm sức khỏe Medicaid của Mỹ

Medicaid là hệ thống chăm sóc sức khỏe cung cấp bảo hiểm cho hàng triệu người Mỹ, Medicaid được quản lý bởi các tiểu bang, theo yêu cầu của liên bang. IMM Group sẽ chia sẻ cụ thể hơn về hệ thống bảo hiểm này qua bài viết sau.

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 12'

Medicaid là gì?

Medicaid là chương trình giúp trả chi phí y tế cho người Mỹ, gồm người lớn có thu nhập thấp đủ điều kiện, trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và người khuyết tật. Những người có Medicaid có thể nhận được bảo hiểm cho các dịch vụ mà Medicare không hoặc có thể hỗ trợ một phần, như chăm sóc điều dưỡng tại nhà, chăm sóc cá nhân, các dịch vụ vận chuyển và y tế, các dịch vụ tại nhà và cộng đồng, các dịch vụ nha khoa, nhãn khoa và thính lực.

Ngoài ra, chương trình bảo hiểm sức khỏe dành cho trẻ em (Children’s Health Insurance Program – CHIP) là một lựa chọn khác cho một vài gia đình. CHIP cung cấp bảo hiểm giá thấp cho những đứa trẻ mà cha mẹ có mức thu nhập cao hơn điều kiện ghi danh vào chương trình Medicaid.

Medicaid dành cho những ai?

Để đủ điều kiện nhận Medicaid tại một tiểu bang, bạn phải là cư dân của tiểu bang đó và là công dân Mỹ (hoặc có tình trạng nhập cư đủ điều kiện). Mỗi tiểu bang có những quy định khác nhau về điều kiện và nộp đơn cho Medicaid. Nếu đủ điều kiện để nhận Medicaid ở tiểu bang mình sinh sống, bạn cũng sẽ tự động đủ điều kiện nhận Trợ giúp bổ sung để chi trả cho bảo hiểm thuốc của Medicare (Phần D).

Nhìn chung, bạn cần thỏa điều kiện về mức thu nhập và thuộc bất kỳ các trường hợp sau:

  • Từ 65 tuổi trở lên
  • Trẻ em dưới 19 tuổi
  • Có thai
  • Bị khuyết tật
  • Cha mẹ hoặc người lớn chăm sóc cho con nhỏ
  • Người trưởng thành không có con cái phụ thuộc (ở một số tiểu bang).

Medicaid hỗ trợ chi trả các chi phí nào?

Nếu bạn có Medicaid, bạn có thể nhận được các quyền lợi chăm sóc sức khỏe như:

  • Đi khám bác sĩ
  • Nằm viện
  • Các hỗ trợ và các dịch vụ dài hạn
  • Chăm sóc phòng ngừa, bao gồm chủng ngừa hoặc vaccine, chụp nhũ ảnh, soi ruột, và các chăm sóc cần thiết khác
  • Chăm sóc trước khi sinh và chăm sóc thai sản
  • Chăm sóc sức khỏe tâm thần
  • Những loại thuốc cần thiết
  • Chăm sóc mắt và chăm sóc răng (cho trẻ em).

Đăng ký Medicaid

Mỗi tiểu bang đều có những quy định về Medicaid riêng. Bạn có thể xem qua chương trình Medicaid tại tiểu bang của mình để biết thêm thông tin chi tiết. Ở nhiều tiểu bang, ngoài các trường hợp nêu ở phần trên, hiện có nhiều bậc cha mẹ và người trưởng thành khác cũng có thể nhận bảo hiểm Medicaid. Nếu trước đây đã nộp đơn và không đủ điều kiện, bạn vẫn có thể thử nộp lại để biết mình có đủ điều kiện theo những quy định mới hay không.

Bạn có thể đăng ký và ghi danh chương trình Medicaid hoặc CHIP vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nếu đủ điều kiện, bảo hiểm của bạn có thể được áp dụng ngay. 

Để tìm hiểu thêm thông tin về Medicaid, bạn có thể truy cập vào https://www.medicaid.gov/ hoặc liên lạc Văn phòng trợ giúp y tế (Medicaid) tiểu bang mình đang sinh sống để xem bạn có đủ điều kiện để nộp đơn không. 

Xem chi tiết

Chương trình bảo hiểm sức khỏe của Mỹ – Medicare

Tương tự như Úc, Mỹ cũng có hệ thống chăm sóc sức khỏe Medicare. Tuy nhiên, hệ thống này ở Mỹ chỉ dành cho những trường hợp nhất định. IMM Group sẽ cung cấp thêm các thông tin chi tiết về hệ thống này qua bài viết sau.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 05/04/2022  |  Thời gian đọc: 12'

Medicare của Mỹ là gì?

Medicare ở Mỹ là bảo hiểm sức khỏe dành cho:

  • Người từ 65 tuổi trở lên.
  • Những người dưới 65 tuổi bị khuyết tật nhất định.
  • Mọi người ở bất kỳ tuổi nào đang bị bệnh thận ở giai đoạn cuối (ESRD) (suy thận mãn tính cần chạy thận (lọc máu) hoặc cấy ghép thận).

Những ai đủ điều kiện hưởng Medicare?

Medicare dành cho công dân hoặc thường trú nhân Mỹ hợp pháp. Ngoài ra, người đó hoặc vợ/chồng của họ phải làm việc ở Mỹ và đã đóng thuế Medicare trong tối thiểu 40 quý.

Nếu chỉ mới có thẻ xanh hoặc người mới nhập cư Mỹ và/hoặc chưa làm việc ở Mỹ, bạn có thể chưa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm sức khỏe Medicare. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể mua miễn là bạn thỏa các điều sau:

  • Từ 65 tuổi trở lên.
  • Bạn là người nước ngoài có thẻ xanh và đã liên tục sống ở Mỹ trong 5 năm hoặc lâu hơn, và không đủ điều kiện nhận các quyền lợi An sinh Xã hội.
  • Vừa nhập tịch Mỹ và chưa làm việc đủ số quý quy định ở Mỹ để có bảo hiểm an sinh xã hội.

Medicare có các loại nào?

1. Medicare tiêu chuẩn (Original Medicare)

Là một chương trình bảo hiểm sức khỏe tính phí dịch vụ gồm 2 phần: Phần A (Bảo hiểm bệnh viện) và Phần B (Bảo hiểm y tế). 

Phần A trợ giúp chi trả: 

  • Chăm sóc bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện.
  • Chăm sóc tại các Cơ sở điều dưỡng chuyên môn.
  • Chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối. 
  • Chăm sóc sức khỏe tại nhà.

 

Bạn thường không phải chi trả phí bảo hiểm hàng tháng cho Medicare Phần A nếu bạn hay vợ/chồng có trả tiền thuế Medicare trong một khoảng thời gian làm việc nhất định. 

Nếu không đủ điều kiện hưởng Medicare Phần A miễn phí, bạn vẫn có thể đăng ký mua. Mức phí năm 2022 là 499 USD/tháng. Nếu bạn đã trả phí Medicare trong 30-39 quý, phí bảo hiểm Phần A tiêu chuẩn sẽ là 274 USD/tháng.

Phần B trợ giúp chi trả: 

  • Dịch vụ từ các bác sĩ và các nhân viên y tế khác.
  • Chăm sóc ngoại trú.
  • Chăm sóc sức khỏe tại nhà. 
  • Thiết bị y khoa dùng lâu dài (như xe lăn, khung đi bộ, giường bệnh, và các thiết bị khác).
  • Nhiều dịch vụ phòng ngừa (như khám sàng lọc, chích ngừa hoặc vaccine, và khám Sức khỏe tổng quát hàng năm).

 

Đa số mọi người đều phải trả mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn hàng tháng cho Phần B. Năm 2022, mức phí bảo hiểm Phần B là 170,1 USD/tháng. Nếu tổng thu nhập của bạn như được báo cáo trên tờ khai thuế IRS cao hơn mức nhất định, bạn sẽ phải trả số tiền bảo hiểm tiêu chuẩn và số tiền điều chỉnh hàng tháng liên quan đến thu nhập (IRMAA). IRMAA là một khoản phụ phí được thêm vào phí bảo hiểm của bạn.

Lưu ý: Original Medicare chi trả cho nhiều, nhưng không phải tất cả chi phí cho các dịch vụ và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. 

2. Medicare Advantage (Phần C)

Medicare Advantage là chương trình được Medicare chấp thuận từ một công ty tư nhân cung cấp dịch vụ thay thế cho Original Medicare. 

  • Chương trình “trọn gói” này bao gồm Phần A, Phần B, và thông thường cả Phần D. 
  • Các chương trình này cung cấp thêm các phúc lợi mà Original Medicare không đài thọ (như thị lực, thính giác, và các dịch vụ nha khoa). 
  • Các chương trình Medicare Advantage có hợp đồng hàng năm với Medicare và phải tuân theo các quy tắc đài thọ của Medicare. Nhà cung cấp phải thông báo cho bạn về bất kỳ thay đổi nào trước khi bắt đầu năm đăng ký bảo hiểm tiếp theo.
3. Chương trình bảo hiểm thuốc theo toa Medicare (Phần D): 

Bảo hiểm thuốc Medicare giúp thanh toán chi phí các loại thuốc theo toa bạn cần. Để nhận được bảo hiểm thuốc Medicare, bạn phải tham gia một chương trình được Medicare chấp thuận cung cấp bảo hiểm thuốc (gồm các chương trình thuốc Medicare và Chương trình Medicare Advantage có đài thọ thuốc).

  • Giúp chi trả chi phí về thuốc theo toa (bao gồm nhiều mũi tiêm ngừa hoặc vaccine được khuyến nghị).
  • Vận hành bởi các chương trình bảo hiểm thuốc được Medicare chấp thuận, các công ty này tuân theo các quy định do Medicare đặt ra. 
  • Có thể giúp giảm chi phí mua thuốc và giúp bảo vệ về việc tăng giá thuốc trong tương lai.

 

Lưu ý: Các trường hợp có mức thu nhập và tài sản thấp, có thể đủ điều kiện để được hỗ trợ thanh toán tiền cho một số dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và chi phí thuốc. 

Để tìm hiểu thêm thông tin về Medicare, bạn có thể truy cập https://www.medicare.gov/ hoặc gọi đến số +1-800-633-4227 để biết thêm thông tin về các chương trình có thể giúp chi trả các chi phí chăm sóc sức khỏe.

Xem chi tiết

7 loại bảo hiểm sức khỏe phổ biến ở Mỹ

Mỹ có 7 chương trình bảo hiểm sức khỏe phổ biến với các đặc điểm, quyền lợi và cách thức hoạt động khác nhau. IMM Group xin chia sẻ về 7 chương trình bảo hiểm sức khỏe của Mỹ qua bài viết sau.

Chia sẻ:  |  Ngày cập nhật: 31/03/2022  |  Thời gian đọc: 10'

Bảo hiểm sức khỏe cá nhân

Khi có nhu cầu mua bảo hiểm y tế cho bản thân ở Mỹ, loại bảo hiểm mà bạn cần mua là chương trình bảo hiểm sức khỏe cá nhân hay còn được gọi là Mediclaim. Loại bảo hiểm này được mua theo tên cá nhân, do đó phí bảo hiểm sẽ dựa trên độ tuổi và số tiền bảo hiểm của người mua. 

Công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả các chi phí thực tế phát sinh theo số tiền bạn mua bảo hiểm, gọi là chính sách bồi thường. Họ sẽ đài thọ các chi phí nếu bạn nằm viện ít nhất 24 giờ.

Bảo hiểm sức khỏe gia đình

Chương trình này nhìn chung cũng tương tự như bảo hiểm sức khỏe cá nhân. Các quyền lợi phần lớn vẫn giữ nguyên, nhưng số tiền bảo hiểm có thể được thụ hưởng bởi bất kỳ, hoặc tất cả các thành viên trong gia đình. Phí bảo hiểm của chương trình này thấp hơn so với bảo hiểm sức khỏe cá nhân.

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Khác với các gói bảo hiểm sức khỏe khác, bảo hiểm dành cho bệnh hiểm nghèo không phụ thuộc vào chi phí bệnh viện của người bệnh. Hợp đồng sẽ thanh toán toàn bộ số tiền bảo hiểm khi người bệnh mắc bệnh cụ thể.

Tất cả các công ty bảo hiểm đều bảo hiểm cho 10-12 bệnh hiểm nghèo nghiêm trọng hoặc thậm chí nhiều hơn. Trong số đó là ung thư, phẫu thuật động mạch vành, đau tim, đột quỵ, suy thận, phẫu thuật động mạch chủ, thay van tim, ghép tạng và liệt.

Bảo hiểm chi phí hàng ngày cho bệnh viện

Như tên gọi, chương trình chi trả chi phí hàng ngày cho bệnh viện là chương trình bảo hiểm y tế, trong đó người bệnh được bảo hiểm thanh toán một số tiền cố định hàng ngày khi nhập viện.

Gói bảo hiểm này sẽ chi trả các hóa đơn bệnh viện bao gồm tiền thuê phòng, phí bác sĩ và các khoản phí khác, tùy thuộc vào số ngày mà người được bảo hiểm lựa chọn.

Bảo hiểm y tế tiêu chuẩn (Arogya Sanjeevani Policy)

Nếu bạn quá rối trước nhiều loại bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm cung cấp, thì đây là phương án nên mua. Vì các đặc điểm và quyền lợi của các chương trình bảo hiểm sức khỏe có thể khác nhau giữa các công ty bảo hiểm, nên tất cả các công ty bảo hiểm đều cung cấp Bảo hiểm sức khỏe tiêu chuẩn để người mua bảo hiểm dễ chọn lựa. 

Gói bảo hiểm này nhằm mục đích chăm sóc các nhu cầu sức khỏe cơ bản, có chính sách tương tự và cho phép chuyển đổi liền mạch giữa các công ty bảo hiểm. Chính sách Arogya Sanjeevani sẽ chỉ có một chính sách bồi thường, có nghĩa là nó sẽ hoạt động trên cơ sở bồi hoàn.

Bảo hiểm dựa trên triệu chứng Covid-19 (Corona Kavach Policy)

Corona Kavach là chính sách bảo hiểm y tế chỉ chi trả các hóa đơn bệnh viện dựa trên triệu chứng của Covid-19. Nhìn chung, loại bảo hiểm này chỉ có sẵn với các công ty bảo hiểm sức khỏe và hoạt động dựa trên sự bồi thường, cụ thể là hoàn trả hóa đơn bệnh viện.

Bảo hiểm viện phí do Covid-19 (Corona Rakshak Policy)

Corona Rakshak cũng là một chính sách bảo hiểm y tế cụ thể chỉ chi trả các hóa đơn viện phí do Covid-19. Loại bảo hiểm này phổ biến ở tất cả các công ty bảo hiểm, bao gồm cả các công ty bảo hiểm nhân thọ. 

Trong chính sách bảo hiểm Corona Rakshak, 100% số tiền bảo hiểm sẽ được thanh toán cho người mua bảo hiểm, vì đây là một gói dựa trên quyền lợi.

Xem chi tiết

Những người Việt thành công trên đất Mỹ

Chia sẻ:

Danh sách những người Việt thành công trên đất Mỹ

“Xứ sở cờ hoa” Mỹ - vùng đất của tự do và cơ hội là nơi mà ai cũng có điều kiện để phát triển và đạt thành tựu, trong đó có người Việt. Dưới đây là danh sách những người Mỹ gốc Việt hoặc người Việt thành công trên đất Mỹ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, được công nhận tại Mỹ. 

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 01/09/2021 | Thời gian đọc: 20'

Nghệ thuật và giải trí

Lĩnh vực

Tên Nghề nghiệp

Nữ/nam diễn viên

James Duval

Nam diễn viên có mẹ là người Pháp gốc Việt.
Eileen Fogarty

Nam diễn viên, nhà văn và nhà sản xuất.

Lance Krall 

Nam diễn viên và ngôi sao của chương trình FREE RADIO trên VH1.
Hiep Thi Le

Nữ diễn viên được biết đến với vai diễn trong Heaven & Earth, bộ phim thứ ba trong bộ ba phim Việt Nam của đạo diễn Oliver Stone.

Jeannie Mai

Chuyên gia trang điểm, chuyên gia thời trang, nữ diễn viên, nhân vật truyền hình và người mẫu.
Dustin Nguyen 

Nam diễn viên

Olivia Munn

Cựu người mẫu, phóng viên Daily Show và nữ diễn viên nổi tiếng của phim X-Men: Apocalypse và Mortdecai.
Maggie Q

Cựu người mẫu kiêm diễn viên trong Mission: Impossible III.

Jonathan Ke Quan

Cựu diễn viên nhí trong Indiana Jones and the Temple of Doom and The Goonies.
Rosie Tran

Nhà văn, nữ diễn viên và diễn viên hài.

Thuy Trang

Nữ diễn viên được biết đến với vai Yellow Power Ranger trong loạt phim Power Rangers.
Kathy Uyen

Nữ diễn viên, nhà sản xuất và biên kịch.

Kieu Chinh

Nữ diễn viên, nhà sản xuất và biên kịch.
Xanthe Huynh

Nữ diễn viên lồng tiếng tiếng Anh cho phim hoạt hình.

Ali Wong

Nữ diễn viên, diễn viên hài và nhà văn, nổi tiếng với Always Be My Maybe.
Lana Condor

Nữ diễn viên, được biết đến với vai Lara Jean trong To All the Boys I’ve Loved Before.

La Thoại Tân

Nam diễn viên.
Kelly Marie Tran

Nữ diễn viên, được biết đến với vai Rose Tico trong Star Wars: The Last Jedi và Raya trong Raya and the Last Dragon.

Hong Chau 

Nữ diễn viên được biết đến với các vai diễn trong DownsizingWatchmen.
Levy Tran

Nữ diễn viên kiêm người mẫu, được biết đến với vai diễn trong MacGyver (phim truyền hình năm 2016).

Loan Chabanol

Nữ diễn viên.
Tram-Anh Tran

Nữ diễn viên, được biết đến với vai diễn trong Ghostwriter.

Patti Harrison

Nữ diễn viên, nhà văn và diễn viên hài, được biết đến với vai diễn trong ShrillTogether Together.

Người dẫn chương trình và phóng viên

Betty Nguyen

Người dẫn chương trình tin tức buổi sáng của CBS, cựu người dẫn chương trình CNN
Mary Nguyen

Phóng viên từng đoạt giải thưởng; Hoa hậu Thiếu niên Mỹ gốc Á đầu tiên

Leyna Nguyen

Người dẫn chương trình từng đoạt giải Emmy
Vicky Nguyen

Phóng viên

Thuy Vu

Người dẫn chương trình và phóng viên từng đoạt giải Emmy cho Đài truyền hình CBS-5 ở San Francisco
Đạo diễn Tim Dang

Đạo diễn và diễn viên sân khấu. Nguyên giám đốc nghệ thuật tại công ty kịch nghệ Asian American, East West Players.

Doan Hoang

Đạo diễn và nhà sản xuất của bộ phim tài liệu PBS về một gia đình trong chiến tranh Việt Nam – Oh, Sài Gòn
Steve Nguyen

Đạo diễn và nhà sản xuất phim

Linh Nga

Đạo diễn và nhà sản xuất phim
Michael Dougherty

Đạo diễn/biên kịch của Trick ‘r Treat

Ham Tran

Đạo diễn phim Journey from the Fall
Derek Nguyen

Đạo diễn/biên kịch phim The Housemaid (2016 film)

Nhóm nhảy

Jeff “Phi” Nguyen của nhóm nhảy Jabbawockeez

Nhóm nhảy Poreotics – Quán quân Best Dance Crew mùa 5 của Mỹ

 

  • Matthew “Dumbo” Vinh Quoc Nguyen
  • Charles Viet Nguyen
  • Can Trong “Candy” Nguyen

Nhạc công

Chau-Giang Thi Nguyen

Nghệ sĩ dương cầm 
Cuong Vu

Nghệ sĩ kèn và ca sĩ nhạc jazz từng đoạt giải Grammy

Dat Nguyen 

Nghệ sĩ guitar cổ điển
Tyga

Rapper người Jamaica và Việt Nam đã ký hợp đồng với Young Money and Cash Money Records

Ziya

Nghệ sĩ R&B sống ở Toronto
Sierra Deaton

Ca sĩ kiêm nhạc sĩ và đồng quán quân The X Factor US mùa 3

Keshi (Casey Luong)

Ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất và nghệ sĩ đa nhạc cụ 
Dolly Ave

Ca sĩ, nhạc sĩ và nhiếp ảnh gia từng đoạt giải thưởng

Các nghệ sĩ khác

Binh Danh

Nhiếp ảnh gia
Thuc Doan Nguyen

Nhà văn

Chloe Dao

Nhà thiết kế thời trang/ Quán quân chương trình truyền hình Project Runway
Dat Phan

Diễn viên hài, quán quân đầu tiên của Last Comic Standing

Jonas Bevacqua

Nhà thiết kế thời trang người Mỹ gốc Việt, người sáng tạo ra Urbanwear LRG
Michelle Phan

Chuyên gia làm đẹp trên YouTube

Van Darkholme

Nghệ sĩ biểu diễn và đạo diễn phim
Linda Le

Người mẫu và người hóa trang

Hung Huynh

Đầu bếp, người chiến thắng Top Chef mùa 3
Tom Vu

Biểu tượng thương mại, người chơi poker chuyên nghiệp và nhà đầu tư bất động sản

Tila Tequila

Người phụ nữ nổi tiếng trên MySpace; đóng vai chính trong chương trình MTV; từng xuất hiện trên tạp chí FHM
Christine Ha

Thí sinh khiếm thị đầu tiên và là quán quân MasterChef mùa thứ ba vào năm 2012

John Eklund

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng với video Purely Pacific Northwest
Phong Bui

Nghệ sĩ, nhà văn, giám tuyển độc lập; đồng sáng lập, tổng biên tập và nhà xuất bản của The Brooklyn Rail, một tạp chí nghệ thuật, văn hóa và chính trị hàng tháng ở New York

Karrueche Tran

Người mẫu và diễn viên người Mỹ
Truong Tran

Nhà thơ, nghệ sĩ thị giác, giáo viên

Plastique Tiara

Nghệ sĩ Mỹ gốc Việt
Ken Hoang

Thí sinh chương trình Sống còn và người chơi game chuyên nghiệp

Ocean Vuong

Tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà tiểu luận người Mỹ
Tai Trang

Thí sinh chương trình Sống còn

 

Kinh doanh

Tên

Nghề nghiệp
Johnny Dang

Thợ kim hoàn người Mỹ gốc Việt nổi tiếng

Trung Dung

Người sáng lập OnDisplay, công ty đã được bán cho Vignette Corporation vào năm 2000 với giá 1,8 tỷ USD
Frank Jao

Nhà tiên phong đứng sau Little Saigon, Westminster, California, và Asian Garden Mall

Eric Ly

Đồng sáng lập LinkedIn
Bill Nguyen

Người sáng lập onebox.com và lala.com, các công ty được bán với giá lần lượt là 850 triệu USD và 80 triệu USD

David Tran

Người sáng lập Huy Fong Foods, nhà sản xuất tương ớt Sriracha
Thuan Pham

Giám đốc công nghệ của Uber

Kieu Hoang

Tỷ phú dược phẩm, Giám đốc Điều hành của RAAS, Inc (Mỹ) và Phó Chủ tịch của RAAS Blood Products ở Thượng Hải, Trung Quốc

Văn học và báo chí

Tên

Nghề nghiệp
Aimee Phan

Tác giả của We should never meet

Andrew X. Pham

Tác giả của CatfishMandala: Một chuyến du hành hai bánh xuyên qua phong cảnh và ký ức của Việt Nam (1999)
Chau Nguyen

Người dẫn chương trình tin tức, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được trao giải Emmy khu vực

Đoàn Văn Toại

Tác giả của The Vietnamese Gulag
Huỳnh Sanh Thông

Tác giả nổi tiếng với Tuyển tập thơ Việt Nam: Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20

Jenna Lê 

Nhà thơ và thầy thuốc; tác giả của Lịch sử cộng đồng người Mỹ gốc Cetacean
Kien Nguyen

Tác giả của The Unwanted, một hồi ký về tuổi thơ

Lan Cao

Cựu luật sư và giáo sư luật hiện tại, tác giả của Monkey Bridge
Le Ly Hayslip

Tác giả của When Heaven and Earth Changed Places, được chuyển thể thành phim điện ảnh (Heaven & Earth) do Oliver Stone làm đạo diễn

Le Thi Diem Thuy

Tác giả từng đoạt giải của cuốn tiểu thuyết The Gangster We Are All Looking for
Mong-Lan

Giáo sư đại học và tác giả của Song of the Cicadas

Monique Truong

Tác giả của cuốn The Book of Salt
Andrew Lam

Nhà văn, nhà báo, tác giả cuốn Những giấc mơ hương: Suy tư về người Việt ở hải ngoại

Nguyễn Chí Thiện

Nhà thơ đoạt giải thơ quốc tế năm 1985
Nguyen Do

Nhà thơ, nhà biên tập và dịch giả; đồng tác giả của Con chó đen, Đêm đen Thơ Việt Nam đương đại (2008) và Ngoài cổng tòa: Những bài thơ chọn lọc của Nguyễn Trãi (2010)

Nguyen Qui Duc

Nhà viết tiểu luận, nhà sản xuất đài phát thanh và tác giả của Where the Ashes Are: The Odyssey of a Vietnamese Family
Lê Xuân Nhuận

Tác giả của các bài thơ Việt Nam; Nhà hoạt động nhân quyền

Ocean Vuong

Nhà thơ và người chiến thắng giải thưởng Whiting năm 2016
Quang X. Pham

Tác giả; người sáng lập Lathian Systems, một công ty xúc tiến dược phẩm

Stephanie Trong

Biên tập viên điều hành Jane
Trinh T. Minh-ha

Tác giả, học giả và nhà làm phim

Ut Huynh Cong

Nhiếp ảnh gia, người Mỹ gốc Việt đầu tiên giành được Giải thưởng Pulitzer và Giải Báo chí thế giới
Viet Thanh Nguyen

Tác giả của The Sympathizer, sách viễn tưởng đoạt Giải thưởng Pulitzer 2016

Vu Tran

Tác giả của Dragonfish
Linh Dinh

Nhà thơ, nhà văn, dịch giả và nhiếp ảnh gia

Do Nguyen Mai

Nhà thơ và tác giả của Ghosts Still Walking
Thanh Bui

Tổng biên tập tạp chí ASN, người sáng lập Hiệp hội cứu hộ Shiba

 

Quân đội

Tên

Nghề nghiệp
Viet Xuan Luong

Thiếu tướng, quân đội Mỹ – Nhật Bản

Lapthe Flora

Thiếu tướng, Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp
Brigadier General John Edwards

Không quân Mỹ

William H. Seely III

Thiếu tướng, Thủy quân lục chiến Mỹ, Cục trưởng Cục Tình báo thủy quân lục chiến có bố là người Mỹ và mẹ là người Việt Nam
Huan Nguyen

Chuẩn đô đốc, Hải quân Mỹ

Quang X. Pham

Người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ chức phi công hải quân trong Thủy quân lục chiến Mỹ; tác giả và chính trị gia
David V. Pham

Sĩ quan Bộ binh Thủy quân lục chiến. Trung đội trưởng tiểu đoàn 1, 8 TQLC. Đại đội trưởng, Đại đội Echo, Tiểu đoàn 2, 4 TQLC. Đại đội trưởng, Đại đội sở chỉ huy, Trung đoàn 5 TQLC. 

Đã được trao Huy chương khen thưởng của Hải quân và Thủy quân lục chiến, Huy chương thành tích phục vụ chung, Huy chương thành tích của Hải quân và Thủy quân lục chiến.

Chính trị và luật pháp

Tên

Nghề nghiệp
Bee Nguyen

Đại diện bang Georgia (Dân chủ)

Hubert Vo

Đại diện bang Texas
Janet Nguyen

Hội đồng Giám sát Quận Cam, Thượng nghị sĩ Bang California (Đảng Cộng hòa)

John Quoc Duong

Được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Sáng kiến của Nhà Trắng về người Mỹ gốc Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương (Đảng Cộng hòa)
John Tran

Thị trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Mỹ, Thị trưởng Rosemead, California (Dân chủ)

Joseph Cao

Dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho khu vực dân biểu thứ 2 của Louisiana từ năm 2009 đến năm 2011 (Đảng Cộng hòa)
De Le

Cố vấn chính sách cấp cao của Tổng thống Trump, cựu ứng cử viên Hội đồng Thành phố San Diego (Đảng Cộng hòa)

Kok Ksor

Chủ tịch của Montagnard Foundation, Inc
Lan Cao

Giáo sư luật, tiểu thuyết gia

Jacqueline Nguyen

Thẩm phán Mỹ; thẩm phán liên bang người Mỹ gốc Việt đầu tiên;  người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên ngồi trên tòa phúc thẩm liên bang
Joe Nguyen

Thượng viện bang Washington (Dân chủ)

Kathy Tran

Đại biểu bang Virginia
Madison Nguyen

Ủy viên Hội đồng thành phố San Jose và Phó Thị trưởng thành phố San Jose, California

Mina Nguyen

Phó trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề kinh doanh và liên lạc công chúng tại Bộ Tài chính Mỹ
My-Linh Thai

Hạ viện Bang Washington (Dân chủ)

Stephanie Murphy

Dân biểu Mỹ gốc Việt đại diện cho khu dân biểu thứ 7 của Florida từ năm 2017 đến nay
Tony Lam

Dân cử người Mỹ gốc Việt đầu tiên; cựu hội đồng thành phố Westminster, California

Tram Nguyen

Đại diện Bang Massachusetts (Dân chủ)
Van Tran

Cựu dân biểu tiểu bang California

Viet D. Dinh

Cựu Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ; soạn thảo Đạo luật Yêu nước của Mỹ
Amanda Nguyen

Chủ tịch và Người sáng lập Rise (tổ chức phi Chính phủ), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để thực hiện dự luật về quyền của những nạn nhân bị tấn công tình dục.

Dean Tran

Người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Cơ quan Lập pháp Massachusetts
Andrew Do

Quận Cam, California, Hội đồng Giám sát. Được bầu vào năm 2016.

J. Peter Pham

Đặc phái viên Mỹ tại Khu vực Sahel của Châu Phi, người Mỹ gốc Việt đầu tiên mang quân hàm Đại sứ
Dat Tran

Quyền Bộ trưởng Cựu chiến binh Mỹ

Khoa học và giáo dục

Tên

Nghề nghiệp
Kathy Pham

Nhà khoa học máy tính và nhà lãnh đạo sản phẩm; thành viên sáng lập sản phẩm và kỹ thuật tại United States Digital Service

Han T. Dinh

Giám đốc Kỹ thuật phương tiện, Bưu điện Mỹ; người chiến thắng giải thưởng “Closing of Circle Award” của Nhà Trắng năm 2006
Bui Tuong Phong

Nhà tiên phong về đồ họa máy tính; người phát minh ra mô hình phản xạ phong và phương pháp nội suy bóng mờ

Duy-Loan Le

Kỹ sư nổi tiếng của Texas Instruments
Trang Thach Hickman

Chuyên gia y tế công cộng và Học giả J. William Fulbright

Eugene H. Trinh

Phi hành gia NASA, người Mỹ gốc Việt đầu tiên du hành vào vũ trụ
Hồ Thành Việt

Người sáng lập VNI Software Co., California

Jane Luu

Nhà thiên văn học, người đồng khám phá Vành đai Kuiper và nhiều tiểu hành tinh
Nguyễn Xuân Vinh

Giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ, Đại học Michigan. Người Việt Nam đầu tiên nhận Giải thưởng Dirk Brouwer

Anh Duong Nguyet

Người chịu trách nhiệm tạo ra vũ khí nhiệt

Trịnh Xuân Thuận

Tác giả của The Birth of the Universe, nhà vật lý thiên văn, giáo sư thiên văn học tại Đại học Virginia
Tuan Vo-Dinh

Nhà phát minh, giáo sư và Giám đốc Viện Quang tử Fitzpatrick của Đại học Duke. Xếp thứ 43 trong danh sách 100 thiên tài hàng đầu thế giới 

Xuong Nguyen-Huu

Giáo sư sinh học, Đại học California, tiên phong trong nghiên cứu AIDS, phát minh ra máy dò vùng đa dây tia X
Đàm Thanh Sơn

Nhà vật lý lý thuyết, Giáo sư Đại học tại Đại học Chicago, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia

Van H. Vu

Giáo sư Toán học tại Đại học Yale
Ngô Bảo Châu

Giáo sư Toán học tại Đại học Chicago. Người chiến thắng huy chương Fields

Trần Duy Trác

Giáo sư Kỹ thuật Điện và Máy tính tại Đại học Johns Hopkins
SonBinh Nguyen

Giáo sư Hóa học tại Đại học Northwestern, Nhà nghiên cứu 

Thuc-Quyen Nguyen

Giáo sư Hóa học tại Đại học California, Santa Barbara; Nhà nghiên cứu 
Chi Van Dang

Giáo sư, Giám đốc Khoa học tại Viện Nghiên cứu ung thư Ludwig, Nguyên Giám đốc trung tâm ung thư Abramson tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, thành viên của Học viện Y khoa Quốc gia (Institute of Medicine), Học viện Khoa học & Nghệ thuật Mỹ

Thể thao

Bộ môn

Tên Nghề nghiệp
Bóng chày Danny Graves

Cầu thủ bóng chày MLB

Jim Parque

Vận động viên ném bóng thuận tay trái duy nhất trong đội bóng chày Thế vận hội đã giành được huy chương đồng ở Atlanta năm 1996
Tommy Pham

Cầu thủ bóng chày MLB

Thể thao đối kháng

Cung Le

Võ sĩ kickboxer và võ sĩ MMA từng vô địch San Shou bất bại. Cựu vô địch Strikeforce, diễn viên và huấn luyện viên
Dat Nguyen

Võ sĩ chuyên nghiệp được xếp hạng thế giới

Nam Phan Võ sĩ MMA trong UFC
Ben Nguyen

Võ sĩ MMA trong UFC

Bi Nguyen

Thí sinh chương trình Sống còn và võ sĩ MMA, hiện đang đấu cho ONE Championship

Bài Poker

Men Nguyen

Người chơi poker chuyên nghiệp. Tính đến năm 2010, tổng số tiền thắng giải đấu trực tiếp của anh đã vượt quá 9.700.000 USD
Qui Nguyen

Người chơi poker – Nhà vô địch sự kiện chính World Series of Poker 2016

Scotty Nguyen

Người chơi poker chuyên nghiệp
David Pham

Người chơi poker chuyên nghiệp, đã giành được hai vòng tay World Series of Poker và đã có 7 bàn thắng tại World Poker Tour

J.C. Tran

Người chơi poker chuyên nghiệp. Tính đến năm 2010, tổng số tiền thắng giải đấu trực tiếp của anh đã vượt quá 7.996.635 USD
Mimi Tran

Người chơi poker chuyên nghiệp. Tính đến năm 2008, tổng số tiền thắng giải đấu trực tiếp của anh đã vượt quá 1.400.000 USD

Các bộ môn khác

Howard Bach

Vận động viên cầu lông, cựu vô địch thế giới (2005)
Catherine Mai Lan Fox 

Vận động viên bơi lội Olympic với hai huy chương vàng

Leta Lindley

Người chơi golf LPGA Tour
Brandon Nakashima

Tay vợt ATP Tour mang hai dòng máu Nhật Bản và Việt Nam

Lee Nguyen

Cầu thủ bóng đá Major League Soccer, từng chơi cho New England Revolution, hiện đang khoác áo CLB TP. Hồ Chí Minh
Dat Nguyen

Cầu thủ bóng đá NFL, Trợ lý đội trưởng Dallas Cowboys và huấn luyện viên kiểm soát chất lượng phòng thủ

Don Nguyen

Vận động viên trượt ván chuyên nghiệp
Minh Thai

Vô địch Rubik’s Cube thế giới đầu tiên (năm 1982) với 22,95 giây; tác giả của cuốn sách Giải pháp chiến thắng

Amy Tran

Vận động viên khúc côn cầu trên sân
Thai-Son Kwiatkowski

Nam vận động viên quần vợt chuyên nghiệp 

Joe Walters

Cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

Với danh sách hàng trăm người Mỹ gốc Việt thành công ở trên, có thể thấy ở Mỹ luôn có cơ hội cho tất cả mọi người, bao gồm người Việt. Ở Mỹ không có gì là không thể. Mỹ là vùng đất của tự do phát triển! 

 

Xem chi tiết

Biden bổ nhiệm người gốc Việt làm quyền bộ trưởng

Dat Tran, một chuyên gia gốc Việt, được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Các vấn đề Cựu chiến binh Mỹ. (Bài viết được tổng hợp từ báo VnExpress)

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 30/08/2021 | Thời gian đọc: 5'

Ông Dat Tran, một trong những chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin và lập kế hoạch chiến lược, được bổ nhiệm vào vị trí trên thay cho Bộ trưởng Các vấn đề Cựu chiến binh Mỹ (VA) vừa mãn nhiệm Robert Wilkie. Tran sẽ giữ chức vụ này trong thời gian chờ Denis McDonough, ứng viên được Biden đề bạt, được Thượng viện Mỹ xác nhận.

Tran tốt nghiệp đại học bang Ohio bằng Kỹ sư Hệ thống Công nghiệp. Ông đã phục vụ tại VA hơn 10 năm, cố vấn cho các lãnh đạo cấp cao của bộ về nhiều lĩnh vực. Bao gồm lập kế hoạch chiến lược, quản lý rủi ro, nghiên cứu chính sách, phân tích dữ liệu và đổi mới.

đầu tư định cư Mỹ
Dat Tran, quyền Bộ trưởng Các vấn đề Cựu chiến binh Mỹ. Ảnh: VA.

Trước khi làm việc cho VA, ông là nhân viên Ủy ban Các vấn đề Cựu chiến binh của Thượng viện từ năm 1995 đến 2001. Trong những tháng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump, ông là quyền thứ trưởng VA.

Trước đó, ông là giám đốc sản xuất của công ty điện Square D ở Milwaukee, bang Wisconsin.

Chính quyền của tân Tổng thống Biden cùng ngày cũng bổ nhiệm 12 người khác vào các vị trí quyền lãnh đạo. Họ sẽ phục vụ cho đến khi những quan chức chính thức được xác nhận và tuyên thệ.

Theo Anh Ngọc – VnExpress

Xem chi tiết

Cô gái Việt mở nhà trẻ tại Mỹ

Ngoc Ho mở nhà trẻ cho con em người gốc Việt sau khi tham gia khóa học hỗ trợ khởi nghiệp miễn phí ở Houston. (Bài viết được tổng hợp từ báo VnExpress)

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 30/08/2021 | Thời gian đọc: 7'

Ngoc Ho tốt nghiệp Đại học Houston vào mùa xuân năm 2020, khi Covid-19 buộc nhiều sinh viên và trẻ em phải ở nhà, không được tới trường. Ho, 29 tuổi, từ Việt Nam tới Houston 6 năm trước, cảm thấy mơ hồ về công việc tương lai sau khi ra trường giữa đại dịch.

“Tốt nghiệp trong thời kỳ đại dịch, tôi không biết phải làm gì”, Ho nói.

Khi một người bạn giới thiệu cho cô về chương trình khởi nghiệp mở nhà trẻ miễn phí, Ho đăng ký tham gia. Chương trình dạy cách điều hành doanh nghiệp, sau đó dạy về các giai đoạn phát triển của trẻ em trước 5 tuổi.

Nhờ khóa học mà Ho xin được giấy phép mở nhà trẻ, thứ càng phức tạp hơn trong thời đại dịch. Chưa đầy một năm sau khi tốt nghiệp đại học, Ho đã tự mở trung tâm chăm sóc trẻ có tên Học viện Dino Land ở Houston hồi đầu tháng 1.

Ngoc Ho trong giờ dạy vẽ tại Học viện Dino Land. Ảnh: Lucio Vasquez.
Ngoc Ho trong giờ dạy vẽ tại Học viện Dino Land. Ảnh: Lucio Vasquez.

Nhu cầu tìm nơi gửi và chăm sóc trẻ luôn rất cao, trong khi Covid-19 khiến việc tìm kiếm những trung tâm như thế khó khăn hơn. Nhiều phụ nữ buộc phải nghỉ việc khi các trung tâm chăm sóc trẻ ban ngày và trường mẫu giáo phải đóng cửa vì đại dịch. Họ cũng căng thẳng hơn khi không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá phải chăng.

Trong báo cáo về Kế hoạch Hỗ trợ Các bậc cha mẹ và Phát triển Trẻ em được công bố hôm 11/6, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay phụ nữ là đối tượng bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề, với 1,8 triệu phụ nữ chưa quay lại tham gia lực lượng lao động.

Ho là một trong số hàng chục người tiếp nhận khóa đào tạo nghề chăm sóc trẻ em từ tổ chức Alliance, chương trình ban đầu chỉ dành cho người tị nạn. Tuy nhiên, nhờ 260.000 USD tài trợ từ ngân sách thành phố Houston, chương trình đã mở rộng tới người nhập cư và người dân Houston.

Earlene Leverett, người điều hành chương trình, cho biết hơn 70 nhà trẻ đã được thành lập ở Houston từ khi chương trình bắt đầu, phần lớn do người tị nạn và phụ nữ nhập cư làm chủ. Ngoài giúp đỡ phụ nữ khởi nghiệp, chương trình còn cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá phải chăng trong những cộng đồng chưa có dịch vụ này để các bà mẹ yên tâm quay lại làm việc.

“Trẻ con ở nhà không người chăm sóc là một trong những nguyên nhân ngăn cản nhiều gia đình người tị nạn hòa nhập cộng đồng và tham gia lực lượng lao động”, Leverett nói.

Theo nghiên cứu do tổ chức Third Way thực hiện, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa đi làm khi hàng nghìn cơ sở chăm sóc trẻ vẫn đóng cửa do Covid-19.

“Tại Texas, một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, số lượng cơ sở giữ trẻ giảm gần 180.000 so với trước đại dịch”, Ladan Ahmadi, chuyên gia của Third Way, nói.

Ngoc Ho thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là điểm cộng lớn đối với khách hàng của cô. Nhiều học sinh của Ho chưa từng đến nhà trẻ bởi bố mẹ đều nói tiếng Việt và không thoải mái khi cho con đi học trong môi trường chỉ có tiếng Anh.

Nhằm phát triển lợi thế của trung tâm, sau 6 tháng khởi nghiệp, Ngoc Ho hy vọng sẽ mở rộng kinh doanh và nhận thêm nhiều trẻ vào trường.

“Tôi giúp các bé học tiếng Anh, để các cháu đủ vốn từ đi mẫu giáo và hiểu được lời giáo viên dạy, hoặc đủ để giao tiếp với giáo viên”, Ho nói. “Tôi cũng giúp các cháu học tiếng Việt nữa, bởi đa số các bé đều nói tiếng Việt”.

Theo Hồng Hạnh – VnExpress

Xem chi tiết

NASA có nữ giám đốc tài chính gốc Việt

Bà Margaret Vo Schaus, người Mỹ gốc Việt, được bổ nhiệm làm tân giám đốc tài chính Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA). (Bài viết được tổng hợp từ báo VnExpress)

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 30/08/2021 | Thời gian đọc: 5'

Vo Schaus cho hay “rất vinh dự được tuyên thệ nhậm chức” dưới sự chủ trì của Tổng giám đốc NASA Bill Nelson hôm 4/8. Bà cũng bày tỏ lòng biết ơn tới Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã tạo cơ hội cho mình “giám sát ngân sách của NASA và giúp cơ quan thực hiện các sứ mệnh đột phá”. Vo Schaus nằm trong số nhiều ứng viên được Biden đề cử các vai trò quan trọng trong chính phủ.

“Ngân sách không chỉ là quản lý tài chính, mà điều quan trọng là hỗ trợ lực lượng lao động tài giỏi nhất thế giới và duy trì hỗ trợ các sứ mệnh”, bà nói.

Margaret Vo Schaus tuyên thệ nhậm chức dưới sự chủ trì của Tổng giám đốc NASA Bill Nelson tại trụ sở NASA ở thủ đô Washington hôm 4/8. Ảnh: NASA.
Margaret Vo Schaus tuyên thệ nhậm chức dưới sự chủ trì của Tổng giám đốc NASA Bill Nelson tại trụ sở NASA ở thủ đô Washington hôm 4/8. Ảnh: NASA.

Tân giám đốc tài chính NASA lên kế hoạch duy trì các giá trị của cơ quan trong nỗ lực “tạo ra cơ hội giáo dục, chống biến đổi khí hậu, xây dựng cơ quan tốt hơn và khám phá vũ trụ xa hơn”.

“Là thế hệ đầu tiên sinh ra ở Mỹ, tôi rất vinh dự được gia nhập chính quyền Biden – Harris và phục vụ đất nước đã đem lại nhiều thứ cho gia đình tôi”, Vo Schaus nói, bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, những người Việt vượt qua nhiều trở ngại để con cái có cơ hội theo đuổi giấc mơ Mỹ. “Tôi sẽ không ở đây ngày hôm nay nếu không có sự hy sinh của bố mẹ”.

Nelson cho hay ông biết đến Vo Schaus nhiều năm và cho rằng những kinh nghiệm của bà sẽ “giúp thực thi các mục tiêu và sứ mệnh của NASA từ khái niệm trở thành hiện thực”.

Trước khi nhậm chức giám đốc tài chính NASA, Vo Schaus giữ chức giám đốc hoạt động kinh doanh của Văn phòng Nghiên cứu và Kỹ thuật thuộc Bộ Quóc phòng, chịu trách nhiệm giám sát “ngân sách hàng tỷ đôla”. Bà cũng nằm trong ban điều hành cấp cao của Cục Năng lượng và Quốc phòng suốt nhiều thập kỷ.

Vo Schaus tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học, công nghệ, xã hội và Anh văn, đồng thời nhận bằng thạc sĩ quản lý khoa học và kỹ thuật Đại học Stanford.

Theo Hồng Hạnh – VnExpress

Xem chi tiết

Người phụ nữ gốc Việt "nắm trong tay sức khỏe thế giới"

Aurélia Nguyen, nhà khoa học gốc Việt, chịu trách nhiệm điều phối và cung cấp vaccine Covid-19 cho 190 nền kinh tế thông qua chương trình COVAX. (Bài viết được tổng hợp từ báo VnExpress)

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 30/08/2021 | Thời gian đọc: 10'

“Không quá lời khi nói rằng sức khỏe của cả thế giới đang nằm trong tay Aurélia Nguyen”, tạp chí Time giới thiệu trong bài viết hôm 17/2 về người phụ nữ gốc Việt được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành Covax hồi tháng 10/2020.

Trong vai trò giám đốc điều hành, bà Nguyen có nhiệm vụ đảm bảo vaccine, loại vũ khí cứu người và chấm dứt đại dịch Covid-19, đến được nhiều người nhất trên thế giới, đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng và bình đẳng cho khoảng 190 nền kinh tế toàn cầu.

Aurélia Nguyen, giám đốc điều hành chương trình Covax. Ảnh: GAVI
Aurélia Nguyen, giám đốc điều hành chương trình Covax. Ảnh: GAVI

Bà Nguyen giám sát việc sử dụng ngân sách 6 tỷ USD do 98 nước giàu đóng góp cho COVAX để phục vụ mục đích này. Từ tháng 11/2020, bà dẫn dắt sứ mệnh đảm bảo và phân phối vaccine miễn phí cho gần 92 quốc gia có nguồn lực thấp, ngân sách không đủ đặt mua vaccine. Covax cũng phải cạnh tranh với những nước giàu để có được nguồn cung vaccine cần thiết.

“Không phải mọi việc đều thuận buồm xuôi gió”, bà thừa nhận.

COVAX do Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh Sáng kiến Sẵn sàng Đối phó Đại dịch (CEPI) phối hợp thực hiện. Chương trình là sáng kiến hợp tác toàn cầu, tập hợp chính phủ các nước, giới khoa học, doanh nghiệp, xã hội, các nhà tài trợ và các tổ chức y tế toàn cầu nhằm đẩy nhanh quá trình chấm dứt đại dịch.

Trước khi tiếp nhận vị trí giám đốc điều hành COVAX, bà Nguyen là giám đốc điều hành về Vaccine và Bền vững của GAVI, chịu trách nhiệm điều phối nguồn lực của GAVI để hỗ trợ tài chính bền vững cho các chương trình vaccine và các thị trường, từ đó mở rộng việc tiêm vaccine.

“Tôi là người mang trong mình nửa dòng máu Pháp, nửa dòng máu Việt Nam và đã sống ở rất nhiều nước trên thế giới”, bà Nguyen cho biết trên website của GAVI năm 2013.

Trước khi gia nhập GAVI, bà đảm nhận nhiều vị trí khác nhau từ năm 1999 tới 2010 tại công ty dược GlaxoSmithKline, nơi bà đã phát triển nhiều chính sách về tiếp cận thuốc và vaccine ở các nước đang phát triển. Bà cũng thực hiện nhiều nghiên cứu cho WHO về chính sách thuốc gốc, có thành phần hoạt chất tương tự thuốc biệt dược nhưng giá thành sản xuất rẻ hơn.

Bà Nguyen có bằng thạc sĩ Chính sách y tế, kế hoạch và tài chính của Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Dịch tễ London và Trường Kinh tế London. Bà được tạp chí Time vinh danh trong danh sách “100 cá nhân đang định hình tương lai cho lĩnh vực của mình và xác định thế hệ lãnh đạo tiếp theo” năm 2021.

Bà Nguyen cho hay mục tiêu của COVAX là phân phối 1,8 tỷ liều vaccine cho thế giới tới đầu năm 2022. Tới nay, COVAX đã phân phối được 215 triệu liều vaccine Covid-19 tới 138 thành viên tham gia chương trình.

“Cuộc khủng hoảng Covid-19 giúp chúng ta nhận ra rằng mình đang sống trong một thế giới kết nối chặt chẽ. Điều quan trọng là ai cũng phải được tiếp cận công bằng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, bà Nguyen nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 1/7.

“Vì vậy, tôi hy vọng chính phủ các nước, các khu vực tư nhân, người dân, hãy đồng lòng hỗ trợ nỗ lực giải quyết các vấn đề y tế toàn cầu. Chúng ta phải tận dụng cơ hội này để xây dựng lại tốt hơn, để hệ thống y tế mạnh hơn, cho khả năng phục hồi tốt hơn”, bà nhấn mạnh.

Theo Hồng Hạnh – VnExpress

Xem chi tiết

Những câu chuyện định cư Mỹ truyền cảm hứng

Chia sẻ:

Những câu chuyện nhập cư Mỹ truyền cảm hứng nhất năm 2019

Mỹ là siêu cường quốc phát triển nhất thế giới với chế độ an sinh xã hội tiên tiến. Vì vậy, nơi đây luôn thu hút rất nhiều người nhập cư mong muốn có một cuộc sống tốt hơn. “Nhưng liệu cuộc sống của người nhập cư Mỹ và con cái có tốt hơn không?” là một câu hỏi thường gặp trong những cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư. Thông qua những khảo sát, các nhà nghiên cứu đã kết luận câu trả lời là CÓ.

“Nghiên cứu liên kết hàng triệu người cha và con trai từ những năm 1880 cho thấy, con của những người nhập cư nghèo ở Mỹ thành công hơn con của những người nghèo bản xứ”, Emily Badger viết trên tờ New York Times. “Xu hướng này duy trì ổn định trong hơn một thế kỷ, kể cả khi luật nhập cư thay đổi”.

Không chỉ thành công, người nhập cư còn mang đến những tác động tích cực và là nguồn cảm hứng cho người dân Mỹ.

Bài dịch bởi IMM Group. Bài gốc: Tác giả: Stuart Anderson, Báo Forbes

Chia sẻ:  |  Thời gian đọc: 27/08/2021 | Thời gian đọc: 5'

Chủ nhà hàng sẵn lòng tặng bữa ăn cho người nghèo

Kazi Mannan, người nhập cư Mỹ gốc Pakistan, là chủ nhà hàng Sakina Halal Grill ở Washington D.C. “Nếu có ai đó nói rằng tôi cần một bữa ăn miễn phí… Tôi sẽ không ngần ngại trả lời: Được thôi”, Mannan nói. Mỗi ngày, anh đều tặng bữa ăn miễn phí cho những người nghèo hoặc vô gia cư vào nhà hàng của mình xin giúp đỡ. Năm 2018, anh đã cho đi 16.000 bữa ăn miễn phí.

“Lúc trước, tôi từng ở trong tình cảnh không đủ ăn như họ… Có thể giúp đỡ người khác là một điều tuyệt vời”.

Hakki Akdeniz, người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư Mỹ đã cho đi 16.000 bữa ăn miễn phí vào năm 2018.

 

 

Nữ phi hành gia gốc Ấn đầu tiên vào không gian

16 năm sau khi qua đời, Kalpana Chawla, nữ phi hành gia Mỹ gốc Ấn Độ vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ. Chawla tốt nghiệp trường Cao đẳng Kỹ thuật Punjab và nhập cư Mỹ với tư cách là du học sinh. Cô đã lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Texas và Đại học Colorado Boulder. Sau khi nhập tịch Mỹ, cô được NASA chọn vào chương trình phi hành gia.

Năm 1997, cô trở thành người phụ nữ gốc Ấn đầu tiên được vào không gian. Ngày 1/2/2003, Chawla và 6 thành viên phi hành đoàn đã mất trong nhiệm vụ thứ hai, khi tàu con thoi Columbia gặp nạn. “Từ nhỏ, con bé đã khác thường và đặc biệt”, cha của Chawla chia sẻ. “Là một người cha, tất cả những gì tôi làm là chắp cánh cho ước muốn của con mình. Con bé muốn bay, tôi để con bé được bay”.

Kalpana Chawla, nữ phi hành gia nhập cư Mỹ là người phụ nữ gốc Ấn đầu tiên được vào không gian.

Giáo sư luật di trú ủng hộ cho tự do

Ilya Somin, một giáo sư luật tại Đại học George Mason, đã cùng cha mẹ di cư đến Mỹ từ Liên Xô khi còn nhỏ. Lớn lên, ông trở thành một luật sư di trú và quyết tâm ủng hộ cho sự tự do. Ông muốn giúp cho những người nhập cư khác có được cuộc sống tự do ở Mỹ.

Trong một bài viết trên tờ Reason vào tháng 6/2019 đánh dấu 40 năm gia đình ông nhập cư Mỹ, Somin chia sẻ: “Nhược điểm lớn nhất của nước Mỹ là dễ bị ảnh hưởng bởi các định kiến sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc và tự tôn dân tộc như bao nhiêu quốc gia khácNhưng ưu điểm lớn nhất lại là điều mà ai cũng mơ ước, nước Mỹ là nơi mà mọi người có được tự do và cơ hội bất kể cha mẹ họ là ai, hay họ sinh ra ở đâu. Ở đây, người nhập cư được đón nhận trọn vẹn hơn hầu hết các quốc gia khác”.

Ilya Somin, nhập cư Mỹ từ 1979 là một luật sự di trú quyết tâm ủng hộ cho sự tự do.
Xem chi tiết

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu các dịch vụ tư vấn từ IMM Group:

Yêu Cầu Tư Vấn

IMM Group hân hạnh được phục vụ Anh/Chị. Anh/Chị vui lòng để lại thông tin theo các câu hỏi bên dưới, chuyên viên tư vấn của IMM sẽ liên hệ để tư vấn chi tiết, và hỗ trợ đánh giá khả năng thành công của hồ sơ.

Chúng tôi cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân và chỉ sử dụng thông tin mà Anh/Chị cung cấp cho mục đích tư vấn hồ sơ gia đình.

1. THÔNG TIN LIÊN HỆ

2. NHU CẦU TƯ VẤN

3. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phục vụ bằng giá trị chân chính