Theo dữ liệu từ Demographia, giá nhà ở tại những thành phố sau đây tăng cao chóng mặt, gây nên sức ép không nhỏ cho người có thu nhập trung bình muốn mua nhà.
Tóm tắt
- Hong Kong là thành phố có giá nhà ở cao nhất thế giới trong suốt 12 năm liền, theo bảng xếp hạng gồm 92 thành phố của Demographia.
- Sydney, Úc tăng 1 hạng so với năm ngoái, đứng top 2 trên bảng xếp hạng.
Trong những năm trở lại đây, người có thu nhập trung bình ngày càng khó có khả năng mua được nhà, đặc biệt là kể từ sau đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo về khả năng chi trả cho nhà ở 2022 của Demographia, số lượng thị trường nhà ở được liệt vào danh sách “có giá nhà vượt khả năng chi trả cực kỳ nghiêm trọng” đã tăng 60% so với năm 2019 (trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra).
Bảng xếp hạng so sánh chênh lệch giữa một số thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới và mức thu nhập bình quân của hộ gia đình. Bài báo cáo được thực hiện trên 92 thành phố tại 8 quốc gia: Úc, Canada, Trung Quốc, Ireland, New Zealand, Singapore, Anh và Mỹ.
Những thị trường mua nhà ở đắt đỏ nhất thế giới
Khả năng chi trả cho nhà ở được tính bằng giá bán nhà trung bình chia thu nhập trung bình của hộ gia đình. Từ đó, mỗi thành phố sẽ được chia thành 3 nhóm sau đây:
- Từ 5,1 điểm trở lên thuộc nhóm có giá nhà vượt khả năng chi trả cực kỳ nghiêm trọng.
- Từ 4,1 đến 5,0 điểm thuộc nhóm có giá nhà vượt khả năng chi trả nghiêm trọng.
- Từ 3,1 đến 4,0 điểm thuộc nhóm có giá nhà vượt khả năng chi trả trung bình.
Tất cả thành phố trong bảng dưới đây đều thuộc nhóm có giá nhà vượt khả năng chi trả cực kỳ nghiêm trọng. Đồng thời, trong suốt 12 năm liền, Hồng Kông luôn đứng đầu là thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới, với số điểm là 23,2.
Thị trường nhà ở |
Quốc gia |
Điểm số |
Hồng Kông | Hồng Kông | 23.2 |
Sydney, NSW | Úc | 15.3 |
Vancouver, BC | Canada | 13.3 |
San Jose, CA | Mỹ | 12.6 |
Melbourne, VIC | Úc | 12.1 |
Honolulu, HI | Mỹ | 12.0 |
San Francisco, CA | Mỹ | 11.8 |
Auckland, AUK | New Zealand | 11.2 |
Los Angeles, CA | Mỹ | 10.7 |
Toronto, ON | Canada | 10.5 |
Một trong những nguyên nhân đẩy giá nhà tại Hồng Kông lên cao là do thiếu nguồn cung, một phần bởi thành phố này có ít khu vực dân cư – chỉ chiếm 7% trên tổng diện tích đất quy hoạch. Trong khi đó, 75% diện tích đất của New York dành cho nhà ở dân cư.
Sydney tăng thêm 1 hạng trong năm nay, trở thành phố có giá nhà đắt thứ 2 thế giới, với số điểm là 15,3. Ngoài Hồng Kông, chưa có thành phố nào đạt được số điểm cao như Sydney trong suốt 18 năm kể từ khi bản báo cáo này được công bố.
Có nhiều giả thuyết giải thích nguyên do khiến giá nhà ở tại Sydney tăng cao, nhưng chuyên gia Tom Forrest, CEO của Urban Taskforce Australia đã tóm gọn lại thành 1 vấn đề trong một bài phỏng vấn với Australia Broker – cung không đủ cầu:
“Nguồn cung nhà ở luôn vô cùng khan hiếm, không thể đáp ứng được nhu cầu mua nhà cao tại Greater Sydney và khu vực vùng miền New South Wales,… Nếu nguồn cung cứ tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu thì sẽ dẫn đến giá cả tăng cao. Đó chính là tình trạng diễn ra hiện nay.” Theo Tom Forrest, CEO của Urban Taskforce Australia.
Những ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra
Dù người thuộc tầng lớp trung lưu vốn đã gặp nhiều khó khăn từ trước nhưng chính đại dịch Covid-19 đã tăng thêm gánh nặng cho người muốn mua nhà.
Trong thời điểm mọi người chuyển sang làm việc tại nhà, những người giàu có bắt đầu tìm kiếm những không gian sống rộng rãi hơn mà không nhất thiết phải nằm trong thành phố, dẫn đến thúc đẩy nhu cầu mua nhà ở vùng ngoại ô vốn đang bình ổn trước dịch.
Đồng thời, những vấn đề trong chuỗi cung ứng và chi phí nguyên vật liệu cũng tác động đến lĩnh vực xây dựng, cuối cùng thúc đẩy chi phí mua nhà tăng cao chóng mặt.
Tuy nhiên, với việc tăng mức lãi suất và nới lỏng hạn chế giãn cách Covid-19 trên toàn cầu, nhiều chuyên gia dự đoán rằng thị trường nhà ở sẽ giảm nhiệt trong năm nay, ít nhất là ở một số khu vực trên thế giới.
Tìm hiểu thêm chương trình Bất động sản Úc.
IMM Group