Síp là hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải, nằm giao nhau giữa phương Đông và phương Tây. Đảo Síp có vẻ đẹp pha trộn giữa các nền văn hóa khác nhau, điều này đã tạo nên nét quyến rũ riêng của hòn đảo này trong mắt khách du lịch.
IMM Group: Đảo Síp đã từng chịu sự kiểm soát của người Assyrians, Phoenicians, Persian, Hy Lạp, Ai Cập, Byzantines cổ đại, La Mã, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Những tác động sâu rộng từ các thế lực này đã tạo nên một đảo Síp sở hữu nền văn hóa đa sắc màu, từ ẩm thực độc đáo đến kiến trúc ấn tượng.
Dưới đây là đôi nét thú vị trong hành trình lịch sử của đảo Síp
1. Đồng là tài nguyên có giá trị xuất khẩu nhất ở Síp
Đảo Síp ban đầu lấy tên là Kypros ( nghĩa là đồng), vì đây là nguyên tố có rất nhiều trên đảo khi những người định cư đầu tiên bước vào đảo Síp. Nguồn tài nguyên dồi dào này cũng dẫn đến quan hệ thương mại và văn hóa của đảo Síp với Ai Cập và đế chế Syria ( Palestine).
2. Sự ảnh hưởng của Ai Cập trên Síp
Vào thời kỳ đồ đồng( 1650-1050 TCN), Ai Cập nổi lên như là cường quốc hàng đầu ở Đông Địa Trung Hải. Nhờ đó, tác động thương mại lên Síp, biến Síp trở thành trung tâm thương mại phát triển cả về phía Đông lẫn phía Tây.
3. Ảnh hưởng của Hy Lạp đến Síp
Sự xuất hiện của thương nhân Mycenaean đã dẫn đến cuộc xâm lược đầu tiên của Hy Lạp vào Síp trong Thời kỳ Tăm Tối (Dark Ages).
4. Sự phục hưng văn hóa của đảo Síp
Sau sự xuất hiện của Phoenicia từ phương Đông vào khoảng thế kỷ 9 TCN, và sau đó là Đế quốc Ba Tư vào năm 490 TCN, đảo Síp đã trải qua một cuộc phục hưng về văn hóa và phát triển về dân số. Đảo Síp ở giai đoạn này vẫn tiếp tục xuất khẩu đồng, và nhờ lợi thế về vị trí của mình để xuất khẩu gỗ.
5. Cuộc nổi dậy của Ba Tư
Vào năm 499 TCN, một cuộc nổi dậy của người Ba Tư ở bờ biển Tiểu Á đã mở ra ảnh hưởng của Hy Lạp. Vào đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Liên đoàn Delian, một hiệp hội từ Athens, giải phóng một phần của Síp từ Ba Tư và Evagoras cai trị sau khi Síp hỗ trợ Alexander Đại đế trong sự thất bại của người Ba Tư. Giai đoạn này ảnh hưởng Hy Lạp tiếp theo là Síp gia nhập Đế chế La Mã vào năm 58 TCN khi Christianity được đưa lên đảo.
6. Hiệp ước Ả Rập- Đông La Mã
Từ năm 648 đến năm 963, Síp đã chấp nhận người Hồi giáo theo Hiệp ước Ả Rập- Đông La Mã. Hòn đảo này bị người Ả Rập cướp bóc và tàn phá. Nhiều biểu tượng của tôn giáo Kitô giáo phải giấu trong các hang động để tránh bị phá hủy.
7. Người Ả Rập li khai khỏi Síp
Trong thời kỳ Đông La Mã ( 963-1184), hoàng đế Nikiphorous II Phokas đã trục xuất người Hồi giáo ra khỏi Síp. Sau đó là hơn hai thế kỷ hòa bình và thịnh vượng của đảo Síp cho đến khi Thập Tự Chinh (các cuộc chiến tranh tôn giáo khởi xướng bởi Giáo hoàng và giới quý tộc châu Âu) diễn ra ác liệt vào năm 1184. Trong thời gian này, vua nước Anh là Richard I ( biệt danh Richard Sư Tử Tâm) nắm quyền kiểm soát Síp. Thời gian tiếp theo Síp được chuyển giao cho Hiệp sĩ dòng Đền và sau đó là một quý tộc người Pháp Guy de Lusignan cai trị hòn đảo này cho đến năm 1489.
8. Thổ Nhĩ Kỳ chịu sự cai trị của Anh
Năm 1571, Síp lại một lần nữa chịu sự cai trị của đế chế Ottoman. Thật không may là sau đó Thổ Nhĩ Kỳ ký kết nhường lại Síp cho Anh để đổi lại sự hỗ trợ của Anh trong cuộc chiến chống lại sự tấn công của Nga vào Istanbul. Hòn đảo này tiếp tục trở lại làm thuộc địa của Anh từ năm 1878 đến năm 1960. Trong suốt Thế chiến II, sự nổi dậy của TMT (Tổ chức chống khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ), các vụ đánh bom và các cuộc bạo động liên quốc gia liên tiếp diễn ra. Cuối cùng, vào năm 1960, Anh đã bàn giao độc lập với Thổ Nhĩ Kỳ. Hy Lạp được bổ nhiệm là nước đảm bảo hòa bình trong cuộc bàn giao này.
9. Sự li khai tự trị của đảo Síp
Từ năm 1964 đến năm 1974, Síp được hưởng một giai đoạn khá yên bình nhờ sự ảnh hưởng quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Trong giai đoạn này, sự ảnh hưởng lớn hơn nghiêng về phía Hy Lạp. Vào tháng 1 năm 1974, Tổng thống Makarios bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ. Chiến thắng trong cuộc chiến với Hy Lạp đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ quyền lực của Hy Lạp ảnh hưởng lên Síp. Vào tháng 8 năm 1974, Liên Hiệp Quốc ra lệnh ngừng bắn và khôi phục Makarios làm Tổng thống.
10. Từ 1974 đến nay
Sau lệnh ngừng bắn năm 1974 của Liên Hiệp quốc, Síp hôm nay vẫn bị phân tách thành hai miền. Miền Nam là Cộng hòa Síp, rất phát triển về du lịch. Phần còn lại là Bắc Síp, khu vực này không mấy phát triển về du lịch.
IMM Group