Khối Schengen là gì? Lợi ích Visa Schengen

Ngày cập nhật: 11/12/2022
Khối Schengen là gì Lợi ích Visa Schengen
Khối Schengen được xem là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong sự hợp tác của các quốc gia châu Âu. Hiệp ước Schengen mang lợi ích to lớn, giúp mỗi nước thành viên phát huy tối đa điểm mạnh của mình, đồng thời tận dụng được điểm mạnh của các nước thành viên khác. Quyền tự do di chuyển cũng làm tăng giá trị passport, giá trị công dân các nước khối Schengen và các nước được miễn Visa Schengen. 

Khối Schengen là gì?

Khối Schengen là khu vực gồm 27 quốc gia châu Âu, cho phép người dân của các nước thành viên, người bên ngoài khối có quyền cư trú hợp pháp tại các nước thành viên, và du khách được cấp visa Schengen di chuyển, đi lại tự do trong toàn bộ vùng lãnh thổ của các nước thành viên mà không phải chịu sự kiểm soát biên giới giữa các nước trong khối Schengen.

Sự tự do di chuyển này nhằm tận dụng thế mạnh của các nước thành viên, tăng tính hiệu quả cho sự phát triển kinh tế chung của tất cả các nước thành viên nhờ sự thông lưu thuận tiện của lực lượng lao động, hàng hóa thương mại, và giảm đáng kể các chi phí thủ tục, thuế quan. Mỗi ngày có hàng triệu người đi làm và có hàng tỷ EUR giá trị hàng hóa vận chuyển xuyên qua biên giới các nước.

Để đảm bảo được tính hiệu quả và an ninh trong toàn khối, bên cạnh việc bãi bỏ các thủ tục kiểm soát xuất nhập cảnh tại các đường biên giới tiếp giáp giữa các nước thành viên bên trong khối, các nước thành viên cùng tuân thủ những nguyên tắc chung để tăng cường việc kiểm soát toàn bộ biên giới tiếp xúc với các nước bên ngoài khối Schengen:

  • Thống nhất cách thức, điều kiện nhập cảnh vào khu vực Schengen và việc di chuyển giữa các nước thành viên, bao gồm các loại visa, giấy tờ cần cung cấp.
  • Hợp tác lực lượng cảnh sát, an ninh giữa các nước.
  • Hợp tác tư pháp chặt chẽ hơn giữa các nước.
  • Sử dụng chung hệ thống thông tin Schengen (Schengen Information System – SIS).

Các nước thành viên khối Schengen

Danh sách 27 nước thành viên chính thức của khối Schengen:

Áo Ba Lan (Poland) Bỉ Bồ Đào Nha Cộng hòa Séc
Đan Mạch Đức Estonia Hà Lan Hungary
Hy Lạp Iceland Latvia Liechtenstein Lithuania
Luxembourg Malta Na Uy Pháp Phần Lan
Slovakia Slovenia Tây Ban Nha Thụy Điển (Sweeden) Thụy Sỹ (Switzerland)
Ý (Italy) Croatia

Phân biệt khối Schengen và Liên minh châu Âu (EU)

Dù có chung 1 số quốc gia thành viên, nhưng khối SchengenLiên minh châu Âu (EU) là hai mô hình hợp tác quốc tế khác nhau. Việc phân biệt rõ ràng để hiểu được quyền lợi tương ứng có được khi nắm giữ passport hoặc quyền cư trú hay visa của từng quốc gia cụ thể, tránh nhầm lẫn và vượt quá ranh giới của mỗi khu vực. Ví dụ như: một người có visa Schengen thì có thể di chuyển tự do giữa các nước châu Âu trong khối Schengen, bao gồm các nước Schengen là thành viên của EU, nhưng chưa chắc sẽ được bước sang biên giới của các nước châu Âu là thanh viên của EU nhưng không thuộc khối Schengen.

  • Liên minh châu Âu (European Union – viết tắt EU) là một liên minh gồm 27 nước châu Âu, hợp tác sâu sắc về kinh tế và chính trị, có bộ máy chính trị chung và hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm ngặt bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Trên trường quốc tế, trong hầu hết các hoạt động hợp tác về kinh tế, chính trị, EU được xem là một quốc gia thống nhất, một thị trường chung. Ủy ban châu Âu (European Commision) bao gồm các ủy viên từ 27 nước thành viên, đại diện cho toàn bộ liên minh châu Âu để làm việc với các nước bên ngoài.
  • Trong khi Schengen là hiệp ước đơn thuần tập trung duy nhất vào sự tự do di chuyển, đi lại giữa các nước thành viên. Mỗi nước sẽ tự chủ động về chính sách chính trị, kinh tế của mình để tận dụng được tốt nhất sự tự do biên giới trong khối Schengen.

Schengen chỉ nhắm đến mục đích di chuyển thường xuyên và ở lại ngắn hạn, tối đa 90 ngày (cho mỗi giai đoạn 180 ngày) tại một quốc gia trong khối. EU cũng cho phép công dân trong khối di chuyển, đi lại tự do giữa các nước trong khối, nhưng ngoài ra, nếu muốn, người dân của một nước còn có quyền ở lại lâu dài cho mục đích sinh sống, học tập, làm việc, và thậm chí là định cư tại một nước thành viên khác.

Xét về địa lý, châu Âu có 44 quốc gia, trong đó:

  • 22 quốc gia vừa là thành viên Schengen và là thành viên EU
Áo Ba Lan (Poland) Bỉ Bồ Đào Nha Cộng hòa Séc
Đan Mạch Đức Estonia Hà Lan Hungary
Hy Lạp Latvia Liechtenstein Lithuania Luxembourg
Malta Pháp Phần Lan Slovakia Slovenia
Tây Ban Nha Thụy Điển (Sweeden) Thụy Sỹ (Switzerland) Ý (Italy)
  • 4 quốc gia là thành viên Schengen nhưng không phải thành viên EU

– Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sỹ.

  • 5 quốc gia không phải là thành viên Schengen nhưng là thành viên EU

– Bulgaria, Croatia, Cyprus, Ireland, Romania.

  • 15 quốc gia / vùng lãnh thổ châu Âu không thuộc Schengen, không thuộc Liên minh châu Âu (EU)
Albania Andorra Belarus Bosnia and Herzegovina Kosovo
Moldova Monaco Montenegro North Macedonia Nga
San Marino Serbia  Ukraine  Anh quốc Vatican City (Holy See)

Lợi ích của visa Schengen

Việc triển khai visa Schengen biến 27 nước thành viên cùng trở thành một điểm đến thống nhất rộng lớn và hấp dẫn hơn rất nhiều so với cá nhân từng nước riêng lẻ, thu hút cả về vốn đầu tư, nguồn lực lao động, người dân nhập cư và du khách nước ngoài đến tham quan, sinh sống, học tập, làm việc, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội vượt bậc so với trước kia.

Đối với người nước ngoài (bên ngoài khối Schengen) thì visa Schengen là cơ hội tiếp cận một lúc 27 nước chỉ bằng 1 lần thực hiện thủ tục xin visa duy nhất, giúp mọi người tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí, và nhận được gấp nhiều lần giá trị trong cùng một chuyến đi thay vì phải lên kế hoạch và thực hiện từng chuyến đi riêng lẻ đến từng nước.

Du khách có thể xin visa Schengen từ lãnh sự của bất kỳ nước thành viên nào, chỉ cần được một nước cấp visa Schengen thì du khách có thể sử dụng visa này để tự do ra vào nước đã cấp visa, và tất cả những nước còn lại trong khối Schengen.

Khối Schengen mang đến trải nghiệm tuyệt vời, không giới hạn, giúp du khách tận hưởng một châu Âu trọn vẹn. Trên những chuyến tàu hay chuyến buýt đường dài, nếu không để ý, du khách sẽ khó có thể nhận ra mình đã vừa đi xuyên qua biên giới, chuyển sang địa phận của nước khác. Đó là một cảm giác tự do kỳ diệu khó tả, được tạo nên bởi sự đoàn kết quốc tế, xóa nhòa biên giới để tạo nên những lợi ích, giá trị tốt đẹp hơn cho thế giới.

Xin Visa Schengen có khó không?

Việc xin visa Schengen không quá phức tạp, những quy định hướng dẫn được trình bày khá rõ ràng trên website lãnh sự của các nước thành viên. Việc được chấp thuận cấp visa gần như chắc chắn nếu làm đúng theo các hướng dẫn, cung cấp được đầy đủ giấy tờ theo quy định.

Cơ bản, người muốn xin visa Schengen cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
  1. Mục đích, lịch trình: để du lịch, thăm người thân hay công tác, chữa bệnh… kèm thư mời và/hoặc các giấy tờ liên quan khác. Sẽ đi đến những nước nào,mỗi nước ở lại bao lâu… kèm theo vé máy bay, vé xe, vé tàu đặt trước…
  2. Chỗ ở: Giấy xác nhận đặt phòng với thông tin địa điểm cụ thể trong suốt thời gian sẽ ở trong khối Schengen, hoặc thư bảo lãnh nếu ở nhà người quen
  3. Tài chính: Chứng minh đủ khả năng tài chính bảo đảm cho các chi phí của chuyến đi trong khu vực Schengen. Các giấy tờ cần cung cấp có thể bao gồm : sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất, chứng nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm, phiếu lương 3 tháng gần nhất, xác nhận mức lương của người sử dụng lao động
  4. Bảo hiểm: Bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo đảm cho các chi phí nhập viện và vận chuyển về nước tại khu vực Schengen trong thời gian chuyến đi.

Trong trường hợp sẽ lưu trú tại nhiều quốc gia trong khối Schengen, đương đơn cần nộp hồ sơ xin visa Schengen tại cơ quan lãnh sự của quốc gia là điểm đến chính của chuyến đi.

  • Điểm đến chính là quốc gia mà ở đó đương đơn sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi.
  • Trong trường hợp mục đích của chuyến đi là giống nhau trong tất cả các quốc gia sẽ đến, điểm đến chính là quốc gia mà đương đơn sẽ lưu lại lâu nhất.
  • Trong trường hợp cả mục đích chuyến đi lẫn thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia đều giống nhau, điểm đến chính là quốc gia mà đương đơn sẽ đặt chân đến đầu tiên.

Hiện tại, Pháp và Đức là hai quốc gia được chọn để xin visa Schengen nhiều nhất do thủ tục tương đối nhanh chóng, dễ dàng hơn những nước khác, nhờ có chính sách khuyến khích phát triển du lịch của 2 nước này. Thời gian có thể nộp hồ sơ xin visa Schengen sớm nhất là 3 tháng và trễ nhất là 15 ngày trước ngày khởi hành. Thời gian xử lý trung bình khoảng 15 ngày.

Các phương án tự do đi lại khối Schengen không cần xin visa

Nếu anh chị nhà đầu tư và gia đình mình yêu thích và thường xuyên có những chuyến đi đến châu Âu để làm ăn, kinh doanh, hay du lịch nghỉ dưỡng tận hưởng cùng gia đình, thì có thể cân nhắc thực hiện một trong hai phương án sau để cho cả gia đình không cần phải visa nữa, mà có quyền thuận tiện đi lại châu Âu bất kỳ lúc nào mình muốn:

  • Chương trình đầu tư sở hữu bất động sản nhận quyền cư trú châu Âu của các nước thành viên Schengen như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Malta với mức đầu tư tối thiểu từ 250.000 EUR. Thời gian thực hiện đầu tư và xét duyệt hồ sơ nhanh chóng chỉ trong vòng khoảng 12 tháng, và hầu hết các thủ tục có thể được tiến hành ngay tại Việt Nam. Nhà đầu tư chỉ phải đến châu Âu hoàn tất thủ tục đăng ký thẻ cư trú khi đã có kết quả chấp thuận.
  • Chương trình đầu tư resort cao cấp nhận quốc tịch của những nước được miễn visa vào khối Schengen như Grenada, Dominica, St. Kitts and Nevis, hay Montenegro với mức đầu tư tối thiểu từ 200.000 USD, hoặc trao tặng chính phủ từ 150.000 USD. Thời gian thực hiện đầu tư và xét duyệt hồ sơ nhanh chóng chỉ trong vòng 3-6 tháng, toàn bộ quy trình thủ tục có thể được thực hiện ngay tại Việt Nam, nhà đầu tư không cần bay sang những nước này một lần nào.

Anh chị nhà đầu tư quan tâm muốn tự do đi lại khối Schengen, vui lòng liên hệ IMM Group để được tư vấn so sánh chi tiết chương trình của các quốc gia và các dự án đầu tư để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình mình.

IMM Group.

Bạn thấy bài viết có hữu ích không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chương trình đầu tư lấy quyền thường trú Hungary mới có thể bắt đầu từ cuối năm 2024

30/11/2023
Hiện nay có rất nhiều nguồn tin tức khác nhau xoay quanh chương trình đầu tư định cư Hungary mới được công bố. Thậm chí có những đơn vị đã bắt đầu quảng bá chương trình và dự án đầu tư lấy thường trú Hungary. Mặc dù có khả năng chương trình sẽ được triển khai, thế nhưng cho tới thời điểm này, vẫn chưa có các thông tin chính thức từ chính phủ Hungary

Đầu tư định cư Châu Âu ngày càng khó, chương trình nào phù hợp nhất hiện nay cho nhà đầu tư Việt?

22/11/2023
Sau nhiều thông báo đóng cửa và siết chặt quy định, cơ hội định cư thông qua các chương trình đầu tư định cư châu Âu ngày càng thu hẹp. Thời gian còn lại cho các nhà đầu tư lấy quyền thường trú EU hiện không còn nhiều.

Thị trường bất động sản Síp tăng trưởng tốt, được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư nước ngoài

13/11/2023
Trong lúc thị trường bất động sản BĐS của hầu hết các nước châu Âu tương đối ảm đạm, thị trường BĐS tại Síp vẫn rất có sức hút với nhà đầu tư quốc tế và có sự tăng trưởng tương đối ổn định.

Đầu tư lấy thêm thường trú và quốc tịch thứ hai: cánh cửa ngày càng thu hẹp

05/10/2023
Chính phủ các nước lại đang có xu hướng thu hẹp dần những chương trình đầu tư lấy quyền thường trú nước ngoài hoặc quốc tịch thứ hai

Đầu tư lấy thường trú nhân Bồ Đào Nha: Luật mới có hiệu lực trong vài ngày tới

05/10/2023
Dự luật “More Housing” liên quan đến chương trình đầu tư lấy thường trú nhân Bồ Đào Nha đã chính thức được thông qua. Dự kiến, luật mới sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới.

Đầu tư lấy thường trú nhân Hy Lạp: Nhu cầu sở hữu bất động sản căn hộ chiếm 46%

25/09/2023
Nhu cầu lấy quyền thường trú nhân Hy Lạp thông qua đầu tư bất động sản ngày càng phổ biến. Theo ghi nhận, số nhà đầu tư lựa chọn căn hộ chiếm đến 46%

Đầu tư 250.000 EUR, sở hữu BĐS tại Athens Riviera, lấy thường Trú Nhân Hy Lạp cho cả gia đình 3 thế hệ

15/09/2023
Athens Riviera có vị trí rất gần thủ đô Athens và thị trường bất động sản ven biển đầy tiềm năng. Hơn nữa, vùng này còn có một số khu vực hiếm hoi thỏa mức đầu tư tối thiểu 250.000 EUR để lấy thường trú nhân Hy Lạp (Golden Visa). 

Tổng thống Bồ Đào Nha phủ quyết dự luật liên quan đến đầu tư lấy thường trú, cơ hội nộp hồ sơ đến cuối 09/2023

23/08/2023
Tổng thống Bồ Đào Nha vừa chính thức phủ quyết dự luật về nhà ở liên quan đến chương trình đầu tư lấy quyền thường trú Bồ Đào Nha (Golden Visa Bồ Đào Nha).

Những dự án thỏa mức đầu tư 250.000 EUR lấy thường trú nhân Hy Lạp, tự do đi lại Schengen

18/08/2023
Từ đầu tháng 8, Hy Lạp đã tăng gấp đôi mức đầu tư lên 500.000 EUR đối với 36 khu đô thị trọng yếu. Mức 250.000 EUR vẫn được duy trì ở tất cả các vùng, miền còn lại.

Vì sao chương trình đầu tư lấy Thường trú nhân Bồ Đào Nha có sức hút lớn?

16/08/2023
Với những lợi ích vượt trội, chương trình Thường trú nhân Bồ Đào Nha (Golden Visa) được xem là lựa chọn tối ưu để định cư châu Âu. Năm 2023 đang ghi nhận những con số kỷ lục về Golden Visa Bồ Đào Nha do nhà đầu tư khắp thế giới tranh thủ nộp hồ sơ trước khi cánh cửa này dần khép lại.

Thường trú nhân Hy Lạp: bắt đầu áp dụng 2 mức đầu tư bất động sản khác nhau tùy vị trí

08/08/2023
Từ tháng 8/2023, chương trình đầu tư lấy thường trú nhân Hy Lạp yêu cầu mức đầu tư bất động sản 500.000 EUR (~13 tỷ VND) ở 36 khu đô thị. Đối với bất động sản ở những vị trí khác (chiếm hơn 90% lãnh thổ Hy Lạp), vẫn áp dụng mức tối thiểu 250.000 EUR (~6,5 tỷ VND).

Sở hữu bất động sản lấy thường trú Bồ Đào Nha, vẫn còn cơ hội nộp hồ sơ đến giữa tháng 09/2023

24/07/2023
Theo Dự luật, sẽ không còn hình thức đầu tư bất động sản để lấy thường trú nhân Bồ Đào Nha.  Nếu Tổng thống phê chuẩn thì luật mới được áp dụng sớm nhất khoảng giữa tháng 9 năm nay.

Hồ sơ đầu tư lấy thường trú nhân Hy Lạp tăng kỷ lục trước thềm thay đổi tăng mức đầu tư

14/07/2023
Còn chưa đầy 1 tháng trước khi chương trình đầu tư lấy Thường trú nhân Hy Lạp tăng gấp đôi mức đầu tư ở những vị trí đắc địa. Các nhà đầu tư thế giới hiện đang hướng về thị trường BĐS nước này để tận dụng mức 250.000 EUR.

Đầu tư lấy thường trú nhân Bồ Đào Nha có thể nhận hồ sơ đầu tư bất động sản đến đầu tháng 8

14/07/2023
Thường trú nhân Bồ Đào Nha là lựa chọn định cư châu Âu tối ưu với lộ trình lên quốc tịch châu Âu khả thi nhất. Sắp tới, chương trình có khả năng sẽ chấm dứt hoặc tiếp tục nhưng loại bỏ hình thức đầu tư bất động sản.

Đầu tư lấy quốc tịch Malta – chương trình duy nhất còn lại lấy thẳng quốc tịch châu Âu

04/07/2023
Nhà đầu tư có thể nhanh chóng trở thành công dân EU bằng cách đầu tư lấy quốc tịch. Hiện chỉ còn quốc tịch Malta là con đường duy nhất thuộc khối EU vẫn duy trì chương trình này.

Đầu tư lấy thường trú nhân Hy Lạp: Còn 1 tháng để sở hữu bất động sản tại Athens mức 250.000 EUR

30/06/2023
Thường trú nhân Hy Lạp hiện là lựa chọn định cư châu Âu phổ biến nhờ mang lại nhiều quyền lợi với mức đầu tư bất động sản thấp. Thế nhưng, kể từ 1/8/2023, mức tối thiểu ở những vị trí đắc địa như thủ đô Athens sẽ tăng gấp đôi lên 500.000 EUR!

Chính phủ Bồ Đào Nha đề xuất giữ chương trình đầu tư lấy thường trú nhưng loại bỏ hình thức đầu tư bất động sản

28/06/2023
Tuần qua, chính phủ Bồ Đào Nha bất ngờ đề xuất giữ lại chương trình Golden Visa. Tuy nhiên, hình thức đầu tư bất động sản vẫn bị xếp vào nhóm cần phải loại bỏ. Nếu được thông qua, luật mới sẽ có hiệu lực sớm nhất vào tháng 8/2023.

Những chương trình lấy quốc tịch nhanh và mức đầu tư thấp nhất 2023

16/06/2023
Lấy thêm quốc tịch nhanh nước ngoài để sở hữu passport quyền lực, cho gia đình điều kiện sống tốt hơn. Đây là những lựa chọn lấy quốc tịch thứ hai nhanh, thời gian thụ lý dưới 1 năm, với mức đầu tư thấp và nhiều quyền lợi nhất năm 2023.

Yêu Cầu Tư Vấn

IMM Group hân hạnh được phục vụ Anh/Chị. Anh/Chị vui lòng để lại thông tin theo các câu hỏi bên dưới, chuyên viên tư vấn của IMM sẽ liên hệ để tư vấn chi tiết, và hỗ trợ đánh giá khả năng thành công của hồ sơ.

Chúng tôi cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân và chỉ sử dụng thông tin mà Anh/Chị cung cấp cho mục đích tư vấn hồ sơ gia đình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Xác minh OTP
Hãy nhập ký tự gửi về số điện thoại
Thời gian còn lại:
Gửi lại OTP

NHU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phục vụ bằng giá trị chân chính