Luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo của Tổng thống Trump đang gây nên một làn sóng phản đối. Đã có gần 20 bang quyết định khởi kiện Chính quyền Trump.
IMM Group: Cuối tuần qua, Thống đốc bang California, Gavin Newsom, và Tổng chưởng lý California, Xavier Becerra, đã tuyên bố sẽ ngăn chặn luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo. Họ tiến hành các bước pháp lý để kiện Chính quyền Tổng thống Trump.
“Gánh nặng xã hội” không còn giới hạn ở trợ cấp tiền
Luật di trú Mỹ có quy định về “gánh nặng xã hội” (public charge). Người nước ngoài bị từ chối nhập cảnh hoặc thẻ xanh nếu có thể trở thành “gánh nặng xã hội”. Sở Di trú Mỹ sẽ xem xét các yếu tố: tuổi, sức khỏe, tài chính, trình độ, gia đình…
Nếu một cá nhân xếp vào diện nhận trợ cấp tiền thì được xác định là “gánh nặng xã hội”. Trong hơn 100 năm qua, quy định này chỉ xét đến các khoản trợ cấp tiền. Các chương trình hỗ trợ cộng đồng khác không được xem là “gánh nặng xã hội”.
Tuy nhiên, quy định mới về “gánh nặng xã hội” bao gồm mọi khoản hỗ trợ cộng đồng. Luật mới cho phép Chính phủ từ chối bất cứ người nước ngoài nào có khả năng phụ thuộc vào hỗ trợ y tế, nhà ở, tem phiếu thực phẩm… Những ai sử dụng các loại phúc lợi xã hội đó sẽ bị trục xuất hoặc từ chối thẻ xanh.
Dư luận trong và ngoài nước Mỹ đều nhận định luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo. Điều này đi ngược lại với Hiến pháp nước Mỹ rằng phải bảo đảm quyền sống cho mọi người.

California sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do luật mới
“Không phải ai cũng bắt đầu cuộc sống với triệu đô thừa hưởng từ bố”, Tổng chưởng lý Becerra nói. Ông ngụ ý nói đến Tổng thống Trump, có bố là nhà phát triển bất động sản giàu có. Theo ông, California phát triển chủ yếu dựa trên “những câu chuyện đi từ nghèo khó đến giàu sang”.
California là bang đông dân nhất nước Mỹ, khoảng 40 triệu người. Trao đổi với các phóng viên bằng cả tiếng Anh và Tây Ban Nha, ông Becerra cho biết bang này cũng có số dân nhập cư lớn nhất. Với gần 11 triệu cư dân gốc ngoại quốc, California sẽ mất nhiều nhất nếu luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo có hiệu lực.
“Chúng ta sẽ chống lại quy định này trước tòa. Đây không chỉ là việc đúng đắn phải làm mà còn là mệnh lệnh kinh tế”, ông Becerra tuyên bố. Ông khẳng định California sẵn sàng đi “từng bước trong hành trình” để bảo vệ các gia đình nhập cư. Họ được xem như xương sống và tương lai của bang. Khoảng phân nửa trẻ em ở California có cha hoặc mẹ là người nhập cư.
Lúc này, Tổng chưởng lý Becerra kêu gọi người dân “nắm bắt tình hình và biết quyền của mình”. Ông nhấn mạnh những ai lo ngại nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều cơ quan, tổ chức chuyên về nhập cư trước khi nhờ luật sư riêng. Ông cũng kêu gọi các vị lãnh đạo tôn giáo trấn an cộng đồng. “Chúng ta không nên để người dân hoảng sợ”, ông nói.
Luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo đã tỏ ra là một chiến thuật hạn chế việc nhận hỗ trợ cộng đồng. Đến 15/10, những thay đổi mới được áp dụng. Tuy nhiên, Thống đốc bang Newsom cho biết luật mới đã tác động đến dân nhập cư. Nhiều người thuộc diện được hỗ trợ không dám đến nhận vì sợ bị trục xuất.
Ngài thống đốc xếp quy định mới vào hàng những chính sách chia rẽ bố mẹ với con cái. Các gia đình sẽ phải chọn lựa giữa việc có đủ thức ăn cho con và mong muốn cùng nhau ở lại nước Mỹ. “Vào cuối ngày, người mẹ phải quyết định đi nhận phúc lợi cho con hoặc bị chia cắt khỏi đứa bé”, ông nói.

Phản đối luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo lan rộng
Việc phản đối luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo đánh dấu vụ kiện thứ 56 của bang California đối với Chính quyền Trump. Cùng đứng đơn kiện với California còn có các bang Maine, Pennsylvania, Oregon và quận Columbia. Đối tượng bị kiện là Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (DHS) và Sở Di trú Mỹ (USCIS). Nội dung đơn kiện khẳng định luật nhập cư mới kỳ thị “những người lo ăn từng bữa như học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người già và các gia đình lao động thu nhập thấp”.
Hồi đầu tuần, đã có 13 bang nộp đơn kiện luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo. Theo đơn kiện, quy định mới tạo thêm những rào cản phi lý đối với việc nhập cư hợp pháp. Điều này vi phạm những đảm bảo bình đẳng trong tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Mỹ.
Đi đầu phản đối luật nhập cư mới là thành phố San Francisco và quận Santa Clara. Chỉ vài ngày sau khi luật mới được công bố, hai nơi này đã cùng khởi kiện. Trung tâm Luật Di trú Quốc gia và liên minh các tổ chức bảo vệ quyền di trú cũng đã ra tòa để tìm kiếm sự công bằng.
Có thể những vụ kiện này sẽ thành công trong việc ngăn chặn triển khai luật nhập cư mới kỳ thị người nghèo. Ở Mỹ có Đạo luật Thủ tục Hành chính kiểm soát sự phát triển của các quy định. Theo đó, khi có thay đổi về quy định, mọi ý kiến công luận phải được xem xét nghiêm túc.
IMM Group