Mới đây, Tòa án Brisbane Magistrates đã tiến hành xét xử một đường dây chuyên tổ chức hôn nhân giả để lấy thị thực thường trú vĩnh viễn tại Úc. Bị cáo là ông Chetan Mohanlal Mashru và vợ là bà Divya Krishne Gowde. Hai người đã sắp xếp cho các cặp đôi kết hôn giả để lấy thị thực tổng cộng 17 lần. Một viên chức của Sở Di trú có mặt trong phiên tòa cho biết, có đến 50 hồ sơ xin thị thực được bà Gowda tổ chức kết hôn trong suốt 2 năm từ 2011 đến 2012. Riêng ông Mashru đã vi phạm 23 lần về tội hối lộ công chức và 19 lần cung cấp thông tin giả.
IMM Group: Theo Khoản B, Luật Di trú 1958 (Liên bang) có quy định về trường hợp người đứng đơn và người bảo lãnh tham gia vào những mối quan hệ gian lận vì mục đích lấy thị thực và hình phạt nghiêm khắc dành cho vợ chồng ông Mashru là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang cố gắng lấy thị thực Úc thông qua hình thức lừa đảo.
Phần 240 của Luật Di trú quy định rõ, việc tổ chức hôn nhân giả nhằm giúp một đối tượng lấy được thị thực vĩnh viễn của Úc sẽ bị phạt 10 năm tù giam hoặc 100.000 AUD. Quy định này được áp dụng trong mọi trường hợp, bất kể ý định tổ chức kết hôn có thành công hay không và việc kết hôn có thực sự diễn ra hay không.
Ngoài ra, theo phần 241 của Luật Di trú, khi sắp xếp một mối quan hệ mà trong đó những người liên quan đóng vai trò là bạn đời thật sự nhằm mục đích lấy được thị thực vĩnh viễn của Úc cũng phải chịu hình phạt tương tự như quy định trong Phần 240.
Cuối cùng, theo Phần 245 của Luật Di trú, khi một mối quan hệ vi phạm các nguyên tắc di trú chung hoặc không đưa ra được bằng chứng chứng minh tính hợp lệ (bất kể những người trong cuộc có quan hệ thật sự hay không) thì người liên quan sẽ phải chịu hình phạt 12 năm tù giam.
Chính vì tính nghiêm khắc của luật pháp Úc nên hãy bảo đảm rằng bạn cung cấp thông tin hợp pháp và chính xác khi làm việc với chuyên viên tư vấn di trú. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hồ sơ và còn giúp bạn tránh được những hệ lụy liên quan đến luật pháp sau này.
IMM GROUP (tổng hợp)