Nhu cầu về thị thực đầu tư trọng yếu tại Úc giảm

27/11/2015

Số lượng nhà đầu tư muốn nhập cư Úc thông qua chương trình Đầu tư trọng yếu đang có chiều hướng giảm sút do những thay đổi về luật, ảnh hưởng đến nhiều ứng viên mà đặc biệt là các công dân Trung Quốc.

IMM Group: Nhìn chung, những lo ngại về việc các đại gia Trung Quốc sẽ dồn tiền đầu tư vào bất động sản của Úc, qua đó vừa có được thẻ thường trú, vừa chi phối thị trường bất động sản nước này đã dẫn đến những cải cách trong luật đầu tư trọng yếu.

Về cơ bản, chương trình Đầu tư trọng yếu đòi hỏi ứng viên nước ngoài phải đầu tư 5 triệu AUD trong vòng 4 năm trước thời điểm xin cấp thẻ thường trú nhân. Trong bộ luật sửa đổi, số tiền 5 triệu AUD được chỉ định phải đầu tư vào những hạng mục cụ thể. Theo đó, ứng viên phải đầu tư ít nhất 500.000 AUD vào các quỹ liên doanh và 1,5 triệu AUD vào những công ty mới nổi qua một quỹ quản lý hoặc các công ty đầu tư được liệt kê. Những thay đổi này nhằm hạn chế lượng tiền mà ứng viên có thể dồn vào bất động sản, khiến giá bất động sản bị đẩy cao quá mức chi trả của những người dân bình thường tại Sydney và Melbourne.

Kể từ khi được triển khai vào cuối năm 2012, 91% số hồ sơ đầu tư trọng yếu đều là của các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên theo Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới Úc (DIBP), kể từ khi chương trình được sửa đổi vào tháng 7 năm 2015, số hồ sơ đã giảm sút đáng kể.

Nhu cầu về thị thực đầu tư trọng yếu tại Úc giảm

Tuy nhiên, những thay đổi này lại được Quỹ đầu tư Australian Private Equity and Venture Capital Association (AVCAL) rất hoan nghênh. Quỹ này tin rằng nguồn vốn chuyển đổi từ bất động sản sẽ hỗ trợ hiệu quả cho hàng trăm doanh nghiệp mới mở cũng như hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giám đốc điều hành AVCAL, Yasser El-Ansary cho biết: “Việc chỉ định đầu tư vào các quỹ liên doanh và quỹ phát triển vốn tư nhân sẽ hướng ứng viên đầu tư trọng yếu đến các lĩnh vực rủi ro hơn nhưng cũng mang lại cơ hội có được nguồn vốn cho những doanh nghiệp mới thành lập trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Khởi đầu với việc đầu tư tối thiểu 500.000 AUD và lập kế hoạch triển khai cho tới ngưỡng 1 triệu AUD trong vòng 2 năm là bước chuyển hợp lý của chính sách mới, nhằm phát triển lĩnh vực liên doanh vốn.

Dưới sự điều hành của các nhà quản lý quỹ có kinh nghiệm, dòng vốn trên sẽ mang lại tiềm năng kinh tế lớn hơn cho Úc. Qua thời gian, điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám từ những doanh nghiệp của chúng ta ra nước ngoài chỉ để tìm kiếm nguồn vốn, một thực trạng đang diễn ra chậm nhưng đều đặn hiện nay.”

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng hồ sơ đầu tư trọng yếu giảm sút còn có thể do việc thắt chặt kiểm soát nguồn tiền của Trung Quốc. Đất nước này hiện đang trải qua thời kỳ chảy máu nguồn tiền, được gọi là “kênh xám”. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế chậm cũng là lý do khiến Trung Quốc thắt chặt chính sách vì không muốn tăng thêm áp lực cho đồng nhân dân tệ. Đã có một số báo cáo cho thấy các ngân hàng Trung Quốc đang lập danh sách theo dõi những giao dịch bất thường, càng dấy nên tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư nước này.

Mặc dù sức hút đang có phần giảm sút nhưng chương trình đầu tư trọng yếu của Úc vẫn được đánh giá là hấp dẫn so với nhiều chương trình nhập cư của các quốc gia khác. Chẳng hạn trường hợp Anh tăng gấp đôi yêu cầu đầu tư tối thiểu lên tới 2 triệu bảng và Canada cũng có chương trình yêu cầu 2 triệu CAD đầu tư vào các quỹ liên doanh.

 

IMM GROUP

 

Bạn thấy bài viết có hữu ích không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5 điều cần lưu ý khi chọn chương trình đầu tư định cư

27/02/2023
Đem lại nhiều quyền lợi và phúc lợi vượt trội, đầu tư định cư nước ngoài đã trở thành một xu hướng. Vậy cần xem xét những yếu tố nào khi chọn một chương trình đầu tư định cư?

Vì sao đầu tư định cư Úc thu hút doanh nhân khắp thế giới?

16/02/2023
Úc nổi tiếng có nền y tế, giáo dục phát triển cùng chính sách phúc lợi xã hội tốt. Qua các chương trình đầu tư định cư Úc, nhiều doanh nhân đã đưa gia đình đến Úc sinh sống. 

Định cư Úc diện đầu tư:
Hạn ngạch visa cho năm tài chính 2022-2023 giảm mạnh

11/11/2022
Hạn ngạch visa cho các chương trình định cư Úc diện đầu tư giảm mạnh gần 50% so với kế hoạch ban đầu. Chỉ tiêu tiếp nhận hồ sơ mới đợt tiếp theo vẫn chưa được quyết định.

Chương trình miễn thị thực của Mỹ (Visa Waiver Program) là gì?

22/10/2022
Chương trình miễn thị thực của Mỹ cho phép công dân của 39 quốc gia trong danh sách đến Mỹ du lịch ngắn ngày mà không cần xin thị thực. Croatia là quốc gia thứ 40 sẽ được thêm vào danh sách từ đầu tháng 12/2021. 

Xu hướng đầu tư định cư – Sở hữu thêm quốc tịch hoặc lấy quyền thường trú nước ngoài

10/10/2022
Đầu tư định cư nước ngoài là hình thức nhập cư được ban hành bởi Chính phủ các nước trên thế giới. Các chương trình này kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Chính phủ Úc có ý định đóng cửa chương trình định cư Úc diện đầu tư trọng yếu 188C

29/09/2022
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc đã bày tỏ ý định đóng cửa chương trình đầu tư định cư Úc diện đầu tư trọng yếu (Visa 188C). Các khả năng thay đổi đối với loại visa này sẽ được quyết định trong năm 2023.

Chương trình tỉnh bang Victoria nới lỏng quy định để thu hút đầu tư định cư Úc diện doanh nhân

12/09/2022
Bang Victoria tiếp nhận hồ sơ đầu tư định cư Úc từ ngày 30/8/2022 cho năm tài chính mới. Một số điều kiện đơn giản hơn nhưng chỉ tiêu được phân bổ cho hồ sơ mới có thể không nhiều.

Định cư Úc diện đầu tư: Những thay đổi quan trọng của chính phủ Úc cho năm tài chính 2022-2023

05/09/2022
Trong năm tài chính 2022-2023, Chính phủ Úc giảm 30% hạn ngạch visa định cư Úc diện đầu tư. Ở đợt phân bổ đầu tiên cho các tỉnh bang, chỉ tiêu tiếp nhận hồ sơ mới rất thấp.

Vì sao đầu tư định cư Úc thu hút nhiều doanh nhân Việt?

05/08/2022
Các doanh nhân nhiều kinh nghiệm có thể dễ dàng lấy Visa đầu tư định cư Úc 188A thông qua đầu tư vận hành doanh nghiệp ở Úc.

VnExpress – Tiếng Việt là ngoại ngữ phổ biến thứ ba ở Australia

26/07/2022
Kết quả điều tra dân số cho thấy hơn 320.000 người Australia nói tiếng Việt, khiến tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ ba ở nước này, không kể tiếng Anh.

Định nghĩa và so sánh: Visa đi lại, quyền tạm trú, quyền thường trú, quốc tịch nước ngoài

20/07/2022
IMM Group giải thích chi tiết các khái niệm visa đi lại, tạm trú, thường trú và quốc tịch nước ngoài để nhà đầu tư Việt Nam hiểu rõ hơn.

Úc gỡ bỏ hoàn toàn các quy định kiểm soát xuất nhập cảnh

15/07/2022
Kể từ ngày 6/7/2022, hành khách không cần phải điền tờ khai hành khách điện tử và đơn xin miễn trừ khi nhập cảnh Úc.

Thị trường bất động sản Melbourne, Úc: Góc nhìn của chuyên gia

13/07/2022
“Có nên mua nhà Melbourne vào lúc này?” IMM Group chia sẻ những phân tích về thị trường nhà đất ở Melbourne của chuyên gia bất động sản Úc Michael Yardney. 

Đầu tư thành lập doanh nghiệp từ 200.000 AUD
lấy Visa Úc cho cả gia đình

30/06/2022
Đầu tư định cư Úc diện doanh nhân 188A, dành cho doanh nhân có nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng sang Úc điều hành công ty. Mức đầu tư chỉ từ 200.000 AUD, lộ trình lên thường trú sau 2 năm.

Đầu tư 41 tỷ, lấy Visa định cư Úc cho cả gia đình
không cần kinh doanh ở Úc

30/06/2022
Không cần kinh doanh, vận hành doanh nghiệp sau khi sang Úc. Không cần đầu tư ngay, chỉ chuyển tiền đầu tư sau khi hồ sơ giải trình nguồn tiền được chấp thuận. Hình thức đầu tư vào Quỹ giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, dự trữ tài sản dưới dạng ngoại tệ. 

Các triệu phú USD chọn quốc gia nào để đầu tư định cư trong năm vừa qua?

27/06/2022
Số lượng triệu phú đầu tư định cư ở quốc gia khác đã tăng bùng nổ trong năm 2022. Top 3 các quốc gia nổi bật nhất là UAE, Úc và Singapore

Sinh viên Việt Nam đạt giải thưởng Australian Student Award bang New South Wales

23/05/2022
Nguyễn Lý Tâm Như đã xuất sắc giành được Giải thưởng về Thành tích học tập xuất sắc dành cho sinh viên quốc tế của bang New South Wales.

Úc mở cửa chào đón nhà đầu tư quốc tế
đâu là chương trình định cư phù hợp nhất?

01/05/2022
Chương trình đầu tư định cư Úc diện 188B và 188C, dành cho các cá nhân có tài chính cao. Cả gia đình sang Úc định cư, không cần vận hành doanh nghiệp ở Úc. 

Yêu cầu chuyên viên tư vấn gọi lại

Hoặc liên hệ tổng đài

(028) 730 72 777
Phục vụ bằng giá trị chân chính